Jun 30, 2009

Romain n'est pas Romain

Chơi chữ ác chiến chưa: Romain không phải là người La Mã, bởi vì Romain ban đầu là Roman, người Lituanie (tôi thú thật là không sao phân biệt cho nổi: Lituanie thật ra là Litva hay Latvia nhỉ?). Romain Gary tên ban đầu (tôi tránh dùng từ "tên thật" vì không thể biết được tên nào là tên thật của Romain) là Roman Kacew. Mariam Annissimov khi viết tiểu sử Gary (dày cộp, gần bằng quyển Valéry) đã đặt tên sách là Romain Gary le caméléon, tức là so sánh Gary với con kỳ nhông. Quyển tiểu sử đọc cứng quèo rất chán nhưng được cái là vô số chi tiết và tư liệu.

Sau đằng đẵng rất nhiều ngày cái bác Pierre Assouline không viết được cái gì nên hồn thì bác đã viết được cái này. Ít nhất thì nó cũng dài chứ không tin hin như mấy cái trước, dù nó cũng chán phèo, được mỗi câu hay là nếu không khéo léo bọn nhãi con Pháp sẽ tưởng Michel Houellebecq là người khởi đầu cho văn học Pháp hehe. Như bác PA này là rất đặc trưng cho dân phương Tây: cứ nắng lên vào hè là xuội lơ yếu đuối bạc nhược. Địa lý nó quyết định tâm tính con người ta, màu da xui khiến bản năng, và măng miền núi ngon hơn măng đồng bằng :) Xét về độ dẻo dai trong cái nóng thì chắc chắn là tôi hơn đứt bác PA kia. Tôi là người nhiệt đới, dù nhiệt đới của tôi là nhiệt đới buồn (thật là đau khổ vì không được làm quyển Nhiệt đới buồn của Claude Lévi-Strauss; CLS già hơn cả Tướng Giáp: không phải chuyện đùa đâu, trên thế giới rất ít người già hơn Tướng Giáp; thú thật thì nhiệt đới của tôi không buồn lắm, nhưng buồn cười lắm). Tóm lại là trong bầu không khí theo thuật ngữ khoa học thì là canicule, các bác Tây viết lách rất là chán.

Còn Romain Gary thì sắp đến Việt Nam. Động từ "đến" tất nhiên là ẩn dụ. Sau khi Jean Seberg tự tử thì Gary cũng tự tử theo không lâu sau đó. Mới gần đây (nghĩa là vừa ngay xong, con trai của hai người là Alexandre Diego Gary đã cho in tiểu thuyết đầu tay, một dạng hồi ký kể về bà mẹ nổi tiếng và ông bố còn nổi tiếng hơn, đọc cũng được) nhiều người vẫn nói bây giờ nếu bỗng nhiên có một quyển tiểu thuyết nào bỗng từ trên trời rơi xuống xuất sắc đến giật đùng đùng và gây choáng váng tận cùng thì họ vẫn tin là Gary đang ở nơi nào đó viết sách gửi về in, và danh tiếng ì xèo etc., he doesn't give it a damn.

Cũng như một số nhà văn di cư khác, Gary được coi là Pháp còn hơn cả Pháp. Cùng với Georges Perec thì đây là nhà văn độc đáo nhất, khác thường nhất, đa dạng nhất của tiếng Pháp trong thế kỷ XX. Hai quyển sắp có ở đây thuộc giai đoạn Émile Ajar (Gary ký tên giả để viết theo một kiểu khác, một vụ rùm beng khủng khiếp hồi ấy, vì Ajar cũng được giải Goncourt, trong khi Gary đã được giải Goncourt trước đó). Thứ nhất là La Promesse de l'aube, đại khái là "lời hứa khi giời vừa sáng" (trước đây tờ Le Nouvel Observateur có lần làm chuyên đề đại loại tìm cách lý giải tại sao học sinh châu Á tại Pháp lại học giỏi thế, thì có chú thú nhận là lấy quyển này làm sách gối đầu giường), thứ hai là La Vie devant soi (Phía trước là bầu trời lol). Tất nhiên là phải làm không ít việc để tránh gây tổn thất cho Ngài Kỳ Nhông, trong một chuyển hóa mới nữa.

+ Còn bây giờ là ba phút dành cho quảng cáo :) đã có Những mối tình nực cười rồi đấy ạ.

Các bác bỏ quá cho một cái lỗi rất bực mình: trong sách ghi là "Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp", tức là bị thừa từ "nguyên". Đây là một sơ suất không phải do tôi.

Liếc qua một chút bỗng thấy hơi hoang mang: lúc trước đã khá chắc chắn là người ta nói "sưu tầm" khi muốn chỉ hành động tìm kiếm, tập hợp, nhưng "bộ sưu tập" và "nhà sưu tập", nhưng bây giờ tôi bỗng chột dạ: "nhà sưu tập" hay "nhà sưu tầm" nhỉ? (Havel Nhà Sưu Tập, don Juan của thời hiện đại).

Bonus đoạn nói về trò chơi (hình như chưa phải là last version):

"Trong trò chơi người ta không được tự do, với người tham gia chơi trò chơi là một cái bẫy; nếu đây không phải là một trò chơi và nếu hai người là xa lạ với nhau, thì cô gái xin đi nhờ xe hẳn đã cảm thấy bị xúc phạm và bỏ đi từ lâu rồi; nhưng không có cách nào thoát được ra khỏi một trò chơi; đội chơi không thể chạy trốn khỏi sân trước khi trận đấu kết thúc, những quân cờ trên bàn cờ vua không thể bước ra khỏi các ô vuông, những giới hạn của địa điểm trò chơi là không được phép vượt qua. Cô gái biết là mình buộc phải chấp nhận tất cả, chính bởi vì đây là một trò chơi. Cô biết rằng trò chơi càng bị đẩy đi xa thì đó lại càng là một trò chơi và cô lại càng bị buộc phải chơi nó một cách ngoan ngoãn. Và sẽ không ích gì cái việc cầu cứu đến lý trí và cảnh báo tâm hồn nhẹ dạ là phải biết cách giữ khoảng cách và không coi trò chơi là nghiêm túc. Chính bởi vì đây là một trò chơi, thành thử tâm hồn không cảm thấy sợ, không tự vệ và thả mình hoàn toàn vào trò chơi như vào một thứ thuốc phiện."

Trong Những mối tình nực cười có một số thay đổi: "Symposium" được dịch thành "Tranh biện", truyện "Le Jeu de l'auto-stop" trước đây bạn Hải Ngọc dịch là "Trò chơi xin quá giang" nay thành "Chơi trò xin đi nhờ xe" (không phải toàn bộ, nhưng cũng có một phần vì bạn đã dịch như vậy nên phải tránh đi :p; đoạn trích ở trên là từ truyện này); truyện "Edouard et Dieu" trước đây Miêng hay Mai Ninh (thú thật là tôi không phân biệt được hai bác này) dịch thành "Edouard và Thượng đế" nay thành "Edouard và Chúa". Còn lại vẫn giữ nguyên.

16 comments:

  1. Tặng tớ "Những mối tình nực cười" đi!

    ReplyDelete
  2. Đùa chứ em thích đọc blog của NL xinh đẹp hơn là của PA già cõm hom hem. Em ko thích giọng văn của PA lắm, bác này được cái nhiều thông tin nhưng để làm gì khi bây giờ đã có google rồi. Taste của bác này cũng tương đối chán mà sao lắm groupies thế không biết.

    "Cùng với Georges Perec thì đây là nhà văn độc đáo nhất, khác thường nhất, đa dạng nhất của tiếng Pháp trong thế kỷ XX" - REALLY?

    ReplyDelete
  3. Ừ, Gary có một, biết nói thế nào nhỉ, "une littérature généreuse". Perec giỏi về "mot", còn Gary lại giỏi về "rythme". Văn của Gary là một thứ có khả năng enchanter và susciter les rêves, nhưng hoàn toàn không giống kiểu prétentieusement orinique hay bêtement nombriliste. Try some then :)

    Các bạn khác vừa phải thôi nhá hehe.

    ReplyDelete
  4. Anh dịch ra Tiếng Việt cái đoạn anh trả lời anh/chị Cill cho em hiểu với được không? Vì em cũng muốn biết tại sao độc đáo nhất, khác thường nhất và đa dạng nhất.

    Chứ trong một câu mà anh trộn cả Anh Pháp Việt rứa thì thiệt là ... Nhị Linh. :D

    (BA)

    ReplyDelete
  5. "Miêng hay Mai Ninh (thú thật là tôi không phân biệt được hai bác này)" ->> Ặc, (các) bạn NL vừa phải thôi nhá hehe.

    ReplyDelete
  6. Cũng không có gì đâu, chỉ ý nói văn của Gary có một nhịp điệu rất hay, đọc thấy enchanted. Đa dạng thì chỉ cần đọc một cái tiểu sử vắn tắt về RG (wiki chẳng hạn) là sẽ thấy, còn khác thường và độc đáo thì chỉ cần đọc một quyển của Gary (nhất là giai đoạn Ajar) là thấy :)

    ReplyDelete
  7. Nghe cách dịch tên truyện của bác thì có vẻ bác đang cố gắng thuần Việt đến mức tối đa nhỉ.

    Chúc mừng bác, cứ sòn sòn sòn đô sòn thế này chẳng mấy chốc mà thành dịch giả có số đầu sách nhiều nhất, được ghi tên vào kỷ lục Ghi Nét. Giá như bác cũng thực hiện như thế với kế hoạch hóa gia đình thì nước nhà chẳng mấy chốc có được số dịch giả tăng theo cấp nhị phân.

    ReplyDelete
  8. em đang suy nghĩ xem 'số dịch giả tăng theo cấp nhị phân' là tăng nhanh cỡ nào.

    ReplyDelete
  9. lâu rồi không sử dụng các ngôn từ toán học nên có thể nhầm lẫn, bác Rem có cao kiến gì chỉ đạo với ạ. Ý nói là tăng theo lũy thừa của 2 đó, mà lại muốn dùng chữ nhị.

    ReplyDelete
  10. ý bác Marcus là dùng "phân" đối với "linh" đấy ạ. Bác nào tên Linh có thấy vấn đề gì không ạ? Tôi thì thấy rất vinh hạnh hehe.

    ReplyDelete
  11. Thế theo ngôn ngữ của bác Triệu thì bạn NL có được gọi là "mắn dịch" không ạ? ;P

    ReplyDelete
  12. Thì chữ "Linh" "phân" ra thì mới thành "Nhị Linh" còn gì, hehe.

    ReplyDelete