Oct 27, 2009

Mùa thu lá bay

Mùa thu, chắc chắc như vậy, là mùa của văn chương. Không phải vì rất nhiều lá vàng rơi tạo hậu phương vững chắc củng cố hình ảnh đầy nguy hại về thi nhân văn sĩ: “mắt đếm lá chân đá ống bơ”, cũng không chỉ vì thời tiết mang màu sắc đồng đội ủng hộ cho việc hưởng thụ một tách trà ấm bên trang sách. Mùa thu còn là thời điểm tập trung chú ý, nảy nở hy vọng và tràn lan tham vọng với các giải thưởng văn chương được trao đồng loạt khắp thế giới, kể cả ở Việt Nam. Đây không chỉ là chuyện thị trường, đây còn là chuyện ứng xử và, một phần không nhỏ, chuyện vinh dự và danh dự.

Khi sắp qua đời, người còn lại trong hai anh em Goncourt (tức Edmond; Jules de Goncourt, người em trai thân thiết của Edmond, cũng là người đầu tiên có ý tưởng về một giải thưởng văn chương không sa vào tật phiến diện như giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp, đã yểu mệnh qua đời vào năm 1870) đã di chúc để lại tài sản của mình cho một Viện Hàn lâm Goncourt với chức năng chính là mỗi năm trao giải thưởng cho một nhà văn có triển vọng. Di chúc này vừa được thực hiện đầy trách nhiệm (vì kể từ đầu thế kỷ XX năm nào cũng có giải thưởng, đều đặn như Rolland Garros) nhưng cũng vẫn là một “di chúc bị phản bội” phần nào (vì đã nhiều lần trao giải cho những người rất già, hoặc trao kiểu vuốt đuôi: khi Marguerite Duras còn trẻ thì không trao, đến khi tóc bà bạc phơ tuy vẫn có người tình, thì mới trao).

Giải Goncourt cho thấy hai ý nghĩa chính của một giải thưởng văn chương: phát hiện và công nhận, trong đó tiêu chí căn bản nằm ở phát hiện tài năng. Khi lỡ quên mất Duras để rồi mãi sau này (chính xác là năm 1984, tiểu thuyết “Người tình”) mới trao, thì yếu tố phát hiện đã không còn nữa. May mà vẫn còn tính chất công nhận.

Năm 2009 đã xong xuôi hai giải thưởng văn chương quan trọng: giải Booker, rồi giải Nobel. Booker năm nay tạm ngưng làn sóng mãnh liệt của các nhà văn trẻ gốc Ấn Độ mà quay trở lại với “chính quốc”: Hilary Mantel nhận giải cho một cuốn tiểu thuyết đồ sộ về một đề tài không thể “Anh quốc” hơn: Thomas Cromwell. Cuốn sách (mang tên “Wolf Hall”) mở ra bằng một danh sách dài dặc nhân vật lịch sử, kèm với bảng phả hệ nhà Tudor và nhà York, hứa hẹn cả một câu chuyện lịch sử kỳ thú, chiến tranh và chính trị, âm mưu và tình yêu.

Mantel đã có sau lưng hơn chục tác phẩm, nhưng đó vẫn là một phát hiện lớn của giới thưởng ngoạn văn chương quốc tế, bởi nếu Booker nghiêng về phía “công nhận” nhiều hơn, hẳn giải thưởng đã không thoát khỏi tay hai nhân vật nặng ký: A.S. Byatt và J.M. Coetzee.

Giải Nobel trao cho Herta Müller lại tiếp tục làm người Mỹ hét lên những câu kiểu như không biết bà nhà văn này là ai, chưa từng nghe nói tới, châu Âu thiên vị châu Âu vân vân và vân vân. Nước Mỹ đã nói thì chắc là đúng, nhưng ta cũng nhớ rằng năm ngoái khi một người như Le Clézio nhận Nobel người Mỹ cũng phát ngôn kiểu như vậy. Có thể thông cảm được với những phàn nàn này, tuy nhiên có lẽ nước Mỹ nên dịch nhiều tác phẩm nước ngoài hơn nữa thay vì tự đặt mình vào tình trạng thiếu hiểu biết như vậy, và cần hiểu rằng sự phát hiện có thể còn quan trọng hơn sự công nhận.

Còn lại chưa trao là các giải thưởng văn chương Pháp, trong đó mấy giải quan trọng đều được công bố vào đầu tháng Mười một tới. Người duy nhất được hưởng hơi ấm từ xa của anh em nhà Goncourt lừng danh sẽ được rút ra từ danh sách tám người của vòng bầu chọn thứ hai, trong đó chỉ có hai nhà văn nổi tiếng là Jean-Philippe Toussaint và Marie Ndiaye. Ở giải Medicis và Renaudot, rất hy vọng năm nay nhà văn trẻ như David Foenkinos (tiểu thuyết “La Délicatesse”, tạm dịch là “Sự tế nhị”, một cuốn sách vô cùng duyên dáng) hay Vincent Message với tác phẩm đầu tay sẽ được “trở thành” các phát hiện. Những điều mới mẻ làm ta tin vào tính chất rộng lớn của thế giới, và thông qua phát hiện, thông qua việc làm mọi người phải bất ngờ, giám khảo của các giải thưởng cũng chứng tỏ mình là độc giả xịn đến thế nào.

Giải thưởng năm nay của Hội Nhà văn Hà Nội với ba “khôi nguyên” Ma Văn Kháng, Đỗ Lai Thúy và Nguyên Ngọc, cho thấy rằng sau vài lần dũng cảm phát hiện, lần này Hội đã chắc chắn, thậm chí rất chắc chắn, đứng về “phe” công nhận.

Nhị Linh

+ Mấy ngày nữa là công bố mấy giải thưởng của Pháp (rất rất nhiều, nhưng quan trọng nhất là Goncourt, Renaudot, Medicis và Fémina). Đoán mò cái cho vui nhỉ: năm ngoái tôi chỉ đoán một lần thế mà đúng luôn, đoán quyển Où on va, papa? của Jean-Louis Fournier được giải, sau đó được Fémina thật (bản quyền quyển này được mua trước khi có giải hehe, sau này như các bác đều biết đã thành Ba ơi mình đi đâu); năm nay hai nhân vật sẽ có giải thưởng là Marie Ndiaye và Vincent Message. Rất tiếc David Foenkinos không còn trên nhiều danh sách nữa, quyển sách năm nay của Foenkinos rất hay.

15 comments:

  1. Không hiểu tại sao Nhị Linh lại viết: "Nước Mỹ đã nói thì chắc là đúng".

    ReplyDelete
  2. Nuoc My cung lam chuyen that da lay het sach ca Nobel khoa hoc roi thi cung de cho dan chau Au vot vat lai ti chu, du gi thi day cung la linh vuc hiem hoi con lai ma thinh thoang cac chu chau Au moi venh vao duoc ti :))
    Day la em con chua ke cai giai Nobel hoa binh nho nhang thi My cung duoc not.

    ReplyDelete
  3. Đọc tít cứ tưởng hôm nay NL viết về Quỳnh Dao!

    ReplyDelete
  4. đó chỉ là một câu nói đùa thôi; nước Mỹ xuất bản rất ít sách dịch, tỉ lệ sách dịch trên tổng số xuất bản phẩm hàng năm cực nhỏ (dưới 5%), nhưng khi có tác giả nào đó được Nobel là họ lại kêu rên lên là chẳng ai biết thằng chả cả

    "Mùa thu lá bay" và "Hải âu phi xứ", rất tiếc em chỉ biết hai quyển đó, không thì cũng sẵn sàng viết về QD và Liêu Quốc Nhĩ lắm :)

    ReplyDelete
  5. Em vẫn thích anh Nham Hoa đoạt giải văn học dịch hơn. Còn trao giải cho một người gạo cội như Nguyên Ngọc thì thiên về "ghi nhận" hơn là "công nhận". Bác Ngọc trước đây còn dịch cả Barthes, Kundera, rồi Sartre còn gì ;))

    ReplyDelete
  6. Nham Hoa dịch Di sản của mất mát rất hay nhưng có điều phần Lời giới thiệu bác ấy viết thì hơi có chút vấn đề ;). Cuốn bác Nguyên Ngọc dịch thì mình thấy không có gì đặc biệt, sách thì mỏng.
    Một câu hỏi: nếu Nhị Linh làm giám khảo cho giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội thì sẽ trao cho các cuốn nào năm nay?

    ReplyDelete
  7. chuyện đó hoàn toàn không nằm trong phạm vi quan tâm của em

    ừ, có thể "ghi nhận" thì chính xác hơn "công nhận"

    ReplyDelete
  8. Nham Hoa là anh à? Tưởng chị chứ?

    ReplyDelete
  9. Các bạn Mỹ ko dịch sách nước ngoài và sách các bạn ấy xuất vào các nước châu Âu thì giá cũng trên trời, thông thường gấp 1,5-2,5 giá in trên bìa ở Mỹ quốc.
    Em vừa mua một cuốn của Anita Desai, mẹ của bạn Kiran Desai, đầu quyển sách xuất bản năm 95 tại Anh này có đề tặng cho Kiran, đương nhiên, và có lời cảm ơn, trong đó có gửi tới Milan Kundera vì một phần trích từ Immortality của bác này :P
    Bạn Đua diều hình như lại vừa ra sách mới, đều đặn năm một y như bạn Trang81, nhìn các bạn ấy ra sách mới liên tục mà ghen tị ghê gớm :P
    Z

    ReplyDelete
  10. Anh NL,(lại là chuyện ngoài lề). sorry vì em đã hỏi ở đây.
    Là em có một người bạn, chị ấy vừa xuất bản một tập thơ, chị ấy muốn có 1 buổi " giới thiệu,ra mắt" tập thơ đó, nhưng trong đám tụi em hổng ai biết cái " quy trình ra mắt" nó như thế nào hết. Anh có thể " vẽ " sơ sơ cho tụi em biết làm thế nào được ko ạ. Cảm ơn anh nhiều (sẽ tìm một bài thơ hay nhất trong tập thơ đó tặng anh :)

    ReplyDelete
  11. I think this is one of the most vital information for me. And i'm glad reading your article.
    But want to remark on few general things, The website style
    is wonderful, the articles is really excellent : D. Good job, cheers

    ReplyDelete
  12. Wonderful goods from you, man. I've consider your stuff prior to and you are simply extremely
    fantastic. I actually like what you've bought right here, really like what you're saying and the way in which in which you
    assert it. You make it enjoyable and you continue to
    care for to keep it smart. I can't wait to learn far more from you.
    This is really a terrific website.

    ReplyDelete
  13. I think this is one of the most significant info
    for me. And i'm glad reading your article. But should remark on few general things,
    The site style is perfect, the articles is
    really nice : D. Good job, cheers

    ReplyDelete
  14. I couldn't refrain from commenting. Very well written!

    ReplyDelete
  15. À la fake quỳnh dao :v

    ReplyDelete