Dec 10, 2009

Phát biểu và trao đổi

Paul Auster:

"Theo tôi nhà văn thế nào cũng phải có một lần quyết định, mình sẽ trở thành nhà văn. Gần như khi người ta phong tước cha cố cho một người, hay khi ta nhập ngũ và phục vụ trong quân đội nhiều năm ròng. Đó là một quyết định rất đặc biệt, cho cả một đời người."

[về The Invention of Solitude] "... tôi viết cuốn sách ấy không phải dành cho những người khác. Một cuốn sách như vậy người ta không viết cho người khác. Tôi viết để giải tỏa sự tang tóc và mất mát riêng. Chính vì thế mà mọi thứ trong cuốn sách này đều rất độc đáo và riêng tư. Trong khi viết cuốn sách, tôi ngộ ra rằng một tác phẩm chỉ trở nên phổ quát nếu nó hoàn toàn độc đáo."

"Với tôi, tên sách bao giờ cũng sinh ra cùng câu chuyện. Tôi chưa bao giờ phải tìm tên gọi cho những cuốn sách của mình."

Orhan Pamuk:

"Cho tới năm hai mươi hai tuổi tôi vẫn nghĩ mình sinh ra để trở thành họa sĩ." [trong Istanbul Pamuk đã kể lại câu chuyện vẽ tranh này]

"Có lẽ vì sinh ra từ một vùng ven lề châu Âu, nên tôi dễ bị cuốn hút bởi sự giản đơn mang tính địa phương hơn."

"Nếu một nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ muốn viết bằng tiếng Thổ, và xây dựng văn nghiệp dựa vào văn hóa Thổ, thì ông ta phải biết rằng gần như không có chút cơ hội nào để được quốc tế công nhận. Điều này làm chúng ta ngậm ngùi cay đắng, từ đó mà mối quan hệ của chúng ta với tiếng mẹ đẻ mang màu sắc dân tộc kỳ lạ nào đó. Chúng ta tự khép mình lại, tự nhìn bản thân một cách bi quan: "Ta đâu cần cho độc giả châu Âu, họ chẳng hiểu nổi tác phẩm của ta", và ngay từ đầu chúng ta không tin các tác phẩm của chúng ta sẽ gặt hái thành công trên thế giới. Sẽ luôn luôn tồn tại một ý nghĩ bực bội, từ đó mà các nhà văn Thổ luôn phàn nàn: chẳng ai thèm biết đến Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà văn Thổ".

Umberto Eco:

"Lúc mới khoảng tám, chín tuổi tôi đã bắt đầu viết tiểu thuyết. Đầu tiên bao giờ tôi cũng bắt tay vào sáng tác trang bìa, với những chữ cái in khổ lớn, rồi tôi nguệch ngoạc vẽ các minh họa. Chỉ sau đó tôi mới bắt đầu viết chương đầu tiên. Nhưng vì sách của tôi phải giống như sách in, nên tôi mất rất nhiều thời gian công sức cho việc vẽ những con chữ in. Vì vậy bao giờ kết cục cũng là tôi chỉ viết được vài dòng của chương đầu rồi bỏ dở."

"... chỉ sau khi viết xong tiểu thuyết đầu tay khá lâu tôi mới nhận ra rằng tất cả những tác phẩm phê bình của tôi tự thân chúng đã mang tính tự sự. Sau đó tôi hay nói đùa rằng tôi đã bắt đầu viết tiểu luận với Tên của đóa hồng, trước đó tôi chỉ viết tiểu thuyết như Tác phẩm mở hoặc Cấu trúc thiếu."

Trên đây là các trích đoạn từ Thế giới là một cuốn sách mở của nhà báo người Hungary, Lévai Balázs, có thủ bút của các nhà văn, trong đó không ít người vẽ ký họa vào. Cám ơn anh Giáp Văn Chung đã tự khởi động dự án, tự liên hệ với tác giả và thuyết phục được tác giả cho in ở Việt Nam một phiên bản không đầy đủ như bản gốc, mà chỉ gồm 11 nhà văn: John Updike, Paul Auster, Orhan Pamuk, Alessandro Baricco, V. S. Naipaul, Umberto Eco, John Le Carré, Philip Roth, Salman Rushdie, Margaret Atwood và Kazuo Ishiguro.

Người ta trông chờ gì từ những cuốn sách "bộc lộ" như thế này, khi mà lý thuyết văn học từ lâu đã phán xét rằng thật là vớ vẩn cái chuyện quan tâm đến tiểu sử, phát ngôn của nhà văn, rằng tác giả đã chết, và độc giả lên ngôi.

Nhưng các nhà văn theo xu hướng "phải tuyệt đối tập trung vào tác phẩm của tôi" vẫn trả lời phỏng vấn đều đều, dù chỉ để nói "đừng có để ý đến tôi".

+ Tập phỏng vấn Thơ đến từ đâu của Nguyễn Đức Tùng mới in ở Việt Nam (NXB Lao động) đang gây nhiều sóng gió. Như đã từng nói, tôi xếp quyển Thơ đến từ đâu vào một thể loại rất phổ biến ở các nước nhưng rất hiếm ở Việt Nam: phỏng vấn nhà văn theo một chương trình và sơ đồ định sẵn, trong quá trình thực hiện phỏng vấn từng người sẽ thay đổi tùy hoàn cảnh. Trước đây mới có quyển của Lê Thanh, Cuộc phỏng vấn các nhà văn, quyển của Nguiễn Ngu Í, Sống và viết với..., một vài loạt phỏng vấn không in thành sách trên nhiều tạp chí, sau này còn có một quyển in ở hải ngoại mà tôi đã đọc nhưng quên mất tên tác giả, Quỳnh Thy hay Quỳnh Mai nhỉ? Trong loạt bài phỏng vấn này, phần lớn Nguyễn Đức Tùng thực hiện qua e-mail, nhưng cũng có những cuộc trực tiếp, như với Hoàng Cầm hay Dương Tường.

Điều tôi phê phán Thơ đến từ đâu là nó không có một bài viết nêu lên chủ đích và cách thức làm việc của tác giả, có được như vậy thì ý nghĩa nghiên cứu sẽ lớn hơn rất nhiều.

17 comments:

  1. Nhân trường hợp Bà ngoại, em đã đọc xong What I talk about when I talk about runnning.

    Đọc thú vị, nhưng em có cảm giác hoặc 1/Murakami try to hold back something hoặc 2/đúng như ổng nói là It's too early to explain it well. Em mong chờ một cái gì đó sâu hơn và đẩy đến tận cùng hơn, đặc biệt là về ý runner's blue và toxin in writing (Writing novels is an unhealthy type of work)

    Một điều ấn tượng đối với em là ổng không có passion in running lắm, tất nhiên ổng cũng không ghét nhưng vẫn có thể keep running in nearly twenty-three years. Giữ được thói quen đó thậm chí là rất khó với một người vốn yêu thích chạy nhảy. Điều đó chứng tỏ ông yêu thích việc viết văn như thế nào.

    Và thật là kỳ lạ, cái cảm giác khi đọc về một điều mình yêu thích nhưng người khác đã lựa chọn nó để đạt được một điều yêu thích khác, thật khó diễn tả. :D

    Một câu hỏi: Tại sao lý thuyết văn học lại phán xét "vớ vẩn" ạ? Dù càng ngày em càng tin rằng đúng là dùng "để ứng phó với báo chí", hay rộng hơn là với thế giới xung quanh. :)

    Em không search được The invention of Solitude, có vẻ như sách của PA không bị tung lên mạng nhiều lắm nhỉ?

    ReplyDelete
  2. Danh sách 11 nhà hấp dẫn phết. John Le Carré có cuốn nào in ở Việt Nam chưa?

    ReplyDelete
  3. Le Carré à? Có đấy, nhiều là khác.

    ReplyDelete
  4. @ Quỳnh Thi
    Em này, tên là Lê Quỳnh Mai, giữ một chương trình văn học cho một đài phát thanh ở Montreal. Em xb một cuốn phỏng vấn, phỏng viếc, nhờ anh KT đỡ đầu
    & Le Carré
    Trên VN thư quán có cuốn Người về từ miền đất lạnh. Có cả cuốn của Gấu, mới dịch đươợc hai chương, Call For The Dead, nhưng chẳng hề xin phép Gấu

    ReplyDelete
  5. Bác nào ở Sài Gòn có thể ghé Xuân Thu mua quyển "The invention of Solitude", sách rất đẹp và nhẹ, giá cũng không quá cao cho một quyển sách original :) Dĩ nhiên cần chịu khó lục lạo một chút.

    Bác Nhị Linh có làm cuốn này không thế bác Nhị Linh ơi? :D

    ReplyDelete
  6. John Updike và Philip Roth hình như chưa có quyển nào dịch ra tiếng Việt anh nhỉ?

    ReplyDelete
  7. Cả hai đều sắp sắp có. Quyển Solitude em mua hộ anh được không? Mua luôn sợ hết, anh sẽ lấy sau.

    ReplyDelete
  8. Ok, để em ra tìm. Hôm nọ em cũng lấy được một quyển :)

    ReplyDelete
  9. Hừm, sao mình lại miss The Invention of Solitude nhỉ? Chắc bị người khác mua hết rồi!:)

    ReplyDelete
  10. Nhị Linh có cuốn Revolutionary Road bằng tiếng Anh không cho tớ mượn đi!

    ReplyDelete
  11. Bác Linh nên đọc bản dịch để rèn luyện tiếng Việt chứ sao lại cứ chọn cách dễ thế nhỉ hehe.

    ReplyDelete
  12. Tức là có bản tiếng Anh chứ gì? Cho mượn đi, chứ tiếng Việt của cuốn đó chắc không thể nuốt được.

    ReplyDelete
  13. nhà thơ hải ngoaịDec 13, 2009, 11:17:00 PM

    Vụ "Thơ Đến Từ Đâu" đang bị mang ra đấu tố trên talawas thấy bịnh quá sức. Talawas là một chiến trường để thiên hạ lên đấy đâm nhau và yêu cho thỏa mãn thú tính thấp hèn. Không thấy được chút xây dựng nào ở Talawas
    Nhớ ngày nào Nguyễn Đức Tùng và Thận Nhiên ôm ấp nhau làm quyển thơ "26 Nhà Thơ Đương Đại". Còn âu yếm kẻ trong người ngòai, kẻ liên lạc, người thu thơ, kẻ in người gửi sách. Nhịp nhàng khoan hò tưởng như là một loại "team work" của những người trẻ có tinh thần khai phá hay ho. Nào ngờ chưa qua được truông nào, các đồng chí ấy đã lôi nhau ra đâm chém lẫn nhau tồi tệ trên chiến trường Talawas. Ôi miếng danh vọng. Khi cần người ta gọi nhau là chiến hữu đồng chí đồng hội, khi cần người ta cũng có thể giết nhau không nương tay. Thơ Đến Từ Khát Vọng Tiếng Tăm, tập sách nên đổi tựa đề

    ReplyDelete
  14. anh cho em hỏi: thứ tự sắp xếp các nhà văn được phỏng vấn trong sách là của tác giả hay dịch giả vậy?

    ReplyDelete
  15. Theo anh nhớ không nhầm thì theo đúng thứ tự đấy, chỉ có giảm đi còn 11 thay vì 25 tác giả như nguyên bản, nhưng bài nào đã giữ thì dịch nguyên xi.

    ReplyDelete