Dec 8, 2009

Phiên âm (I)

Phiên âm là hiện tượng hết sức phổ biến, tôi tạm xếp vào cùng nhóm với vay mượn.

Trong tiếng Việt, tỉ lệ từ vựng là phiên âm chắc chắn không nhỏ một chút nào. Nếu xét chi li, Hán-Việt có phải là phiên âm không? Theo tôi là có, nhưng sự phân biệt này chắc là không có mấy ý nghĩa. Ở giai đoạn hiện đại, rõ rệt nhất là phiên âm từ tiếng Pháp.

Để viết đúng được chính tả các từ phiên âm này, chỉ cần để ý đến nguyên tắc mô phỏng âm. Nguyên tắc này (tôi) chưa thấy ai phát biểu một cách tường minh, nhưng rất đơn giản: trong tiếng Pháp có âm tương tự "s" (sờ nặng) và âm tương tự "x" (xờ nhẹ) trong tiếng Việt, và cứ từ đó mà suy ra, rất dễ. Âm "s" tương ứng với "ch", "ts" và thậm chí có thể mở rộng đến "s" nằm giữa hai nguyên âm, còn âm "x" tương đương" với "s" và "ss".

Từ đây, chúng ta nói "săm" (xe đạp) bởi vì gốc của từ này là "chambre" trong tiếng Pháp, nói "xà phòng" vì gốc của từ này là "savon". Vân vân và vân vân.

Nguyên tắc này giúp viết đúng chính tả một số từ hay bị viết sai: cần viết là "xi rô", "xúp" và "xốt" (nước xốt) (các gốc tương ứng là sirop, soupe và sauce). Nhiều người cũng hay viết "lò so": nếu biết gốc từ là "ressort" thì sẽ không viết sai.

Trong phiên âm dạng này có nhiều biến âm, hình như đều theo các nguyên tắc phổ biến. Cùng với dạng "r" thành "l" như "lò xo" là một từ không quen thuộc mấy như "lập-gioòng" xuất phát từ "prison", nghĩa là bị bỏ tù (từ này nhiều nhà văn thời tiền chiến hay dùng).

Theo đúng nguyên tắc này, "sadique" phải viết là "xa-đích" :)

40 comments:

  1. hehehe chứ không phải là sa đì à :p

    ReplyDelete
  2. Hì, thấy Mr.Tinvan toàn viết sa...;)

    ReplyDelete
  3. Một ví dụ cụ thể nhất r thành l là Paris-Balê
    Tớ nghĩ chuyện phiên âm r thành l này nó có quan hệ với âm Hán Việt. Trong âm Hán Việt không có phụ âm r.Vì thế khi phiên âm tiếng Pháp, hầu như phụ âm r đều được chuyển thành l hết.

    ReplyDelete
  4. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  5. @Nhị Linh: chắc từ "bồi xăm" cũng có gốc từ "chambre" đấy nhỉ sao mọi người lại không viết là "bồi săm"?

    ReplyDelete
  6. cũng nhiều người viết là "bồi săm" đấy chứ chị

    ReplyDelete
  7. Entry này lấy cảm hứng từ vự xếp và sếp bên mình đây!

    Trong miền Nam, tôi thấy mọi người toàn viết "súp" và "xếp".

    ReplyDelete
  8. vậy còn "de" xe, tăng-fô gốc là gì?

    ReplyDelete
  9. Minh cung toan viet la an "súp" :P

    FR

    ReplyDelete
  10. nhiều từ tôi cũng không rõ nguồn gốc là gì, có những từ hiểm lắm, như "loong-toong" mãi mới biết là từ "planton" hehe, nhiều từ các cụ phiên âm thời Pháp thuộc cũng không còn mấy thông dụng trong tiếng Pháp ngày nay nữa

    ReplyDelete
  11. Nhị Linh nghe từ này chưa? Xe ba-lua, từ này rất phổ biến ở Đà Lạt trước đây nhưng bây giờ hầu như biến mất.

    ReplyDelete
  12. chưa nghe bao giờ, nhưng đoán cũng dễ: là xe "poids lourd", tức là xe tải, nghĩa đen là trọng tải lớn

    ReplyDelete
  13. Mình đang đọc cuốn "Lời hứa lúc bình minh", ở trang 264 có đoạn mô tả mẹ nhân vật cầm xi lanh (để tiêm insulin).

    Ở đây có một lỗi mà rất nhiều người mắc phải. Đó là từ "seringue" đúng ra phải được Việt hoá là "bơm tiêm" hoặc "xơ ranh".

    Tuy nhiên, trong tiếng Việt, bơm tiêm" hoặc "xơ ranh" rất hay bị nhầm thành "xi lanh". Thành ra mới có nhầm nhọt kể trên. Đây cũng có thể coi là một lỗi phiên âm nhỉ?

    ReplyDelete
  14. có thể coi đó là một lỗi :) hoặc là hiện tượng đồng hóa nghĩa của hai từ khác nhau, hoặc là hiện tượng biến âm xơ->xi và ranh->lanh

    ReplyDelete
  15. thay đổi nghĩa trong quá trình phiên âm cũng là một điều hay thấy: "poids lourd" là một từ dùng để chỉ chung các loại xe trên 3,5 tấn (http://fr.wikipedia.org/wiki/Poids_lourd) nhưng chắc cái xe ở Đà Lạt mà bác Goldmund nói là một loại xe đặc chủng, hoặc cái thùng tô nô (tonneau) ở Việt Nam cũng có hình dung không hẳn là trùng khớp với từ nguyên nghĩa

    ReplyDelete
  16. Đúng là cũng nhiều người viết "bồi săm".

    Mình nhớ hồi xưa gọi cái bát múc canh là bát ô tô không biết nguồn gốc từ đâu.

    ReplyDelete
  17. HY: nhẽ ra phải nói là bát (đựng) canh, chỉ có muôi mới múc canh chứ :)
    Vụ xơ ranh bị gọi thành xi lanh có nguyên do gì liên quan đến cái xi lanh nồi hơi không nhỉ, chắc nó có cùng một cơ chế làm việc, cùng dùng pit tông đẩy.
    Nhân vụ thay đổi nghĩa trong quá trình phiên âm/sử dụng từ mình thấy vụ "kiêu dân" bên nhà bác Đông A chắc cũng giông giống thế. Thành ra nhiều trường hợp cứ tra ngược về nghĩa gốc có khi đâm hoài hơi.

    ReplyDelete
  18. chết, vẫn phải tra ngược chứ chị :)

    ReplyDelete
  19. Thực ra cũng cần tính đến cả ngữ âm tiếng Việt ở thời điểm mà tiếng Pháp đó được phiên âm.

    Trong ngữ âm tiếng Việt, đến tận đầu thế kỷ XX "s" và "x" vẫn được dùng là một, bởi vì chúng cùng là âm đầu lưỡi, có thể dùng để ghi âm cho nhau. Trong "Quảng tập viêm văn" của Edmond Nordemann,xuất bản cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phản ánh rất rõ sự dùng chung lẫn này trong ngữ âm tiếng Việt. Chúng ta sẽ thấy những từ kiểu như "Kinh Suân thu", "Xang đến nước Tần", mấy thầy đạo xĩ"...

    Tương tự "k" và "c" là một (cùng là âm gốc lưỡi), chúng có thể dùng để ghi âm cho nhau. Vì thế cụ Hồ viết "Kách mệnh", không phải sai lỗi chính tả, mà là tiếng Việt thời cụ nó thế.

    Trường hợp r-l còn có thể nhìn nhận thêm ở những trường hợp âm đôi mà "r" thì đều biến thành "l" hết như trường hợp tiếng Việt trước thế kỷ XVII gọi trời =bloi, trăng=blang... Vì "r" trong ngữ âm tiếng Việt nó là âm lỏng...

    Ngay cả tại sao "xi" lại biến thành "xơ" cũng theo quy luật ghi âm của ngữ âm tiếng Việt thôi mà.

    Mà những trường hợp phiên âm tiếng Pháp nói trên thì gọi là phiên âm hay kí âm nhỉ?

    ReplyDelete
  20. Chị So nói đúng, phải là bát đựng canh :)
    Em không biết tại sao bát sứ to thì không được gọi là bát ô tô mà chỉ có bát sắt tráng men to mới được gọi thế.

    Chắc vẫn phải tra ngược vấn đề là tra có đúng nguồn gốc thực của nó hay không. Vụ "kiêu dân" thì em chỉ mới nghe "yêu binh, kiêu binh" thôi chưa nghe "kiêu dân" bao giờ nhưng các bác có nguồn mang ra bàn thì mình ngồi xem cho nó mở mang. :)

    ReplyDelete
  21. Phiên âm chứ, ký âm làm sao được: ký âm là hiện tượng giống như cố đạo Bồ dùng Latinh ghi lại tiếng nói của người Việt vùng Đà Nẵng.

    "x" và "s" liệu có xem là một sáng tạo tương đối mới không nhỉ? Và chỉ có khi có va chạm với tiếng Pháp? Việc không quan tâm tới sự phân biệt này vẫn thấy cả ở giai đoạn rất muộn, như Vũ Bằng ngay trước 1945, chứ không chỉ "Quảng tập viêm văn" (à bạn Quách mua quyển này hay được người quen tặng thế? :)

    ReplyDelete
  22. Pamuk cũng từng đưa ra một ví dụ: "vapeur" được người Thổ vay từ tiếng Pháp, biến thành "vapur", nhưng trong tiếng Thổ thì "vapur" không đơn thuần là tàu hơi nước nữa mà chỉ mọi loại tàu. Tương tự, tiếng Việt mượn "đi văng" (divan) để chỉ nhiều cái không phải là divan, "măng tô" (manteau) để chỉ nhiều cái không phải manteau, khăn phu la (foulard) để chỉ nhiều cái không phải là foulard...

    Có những biến âm bất ngờ lắm, như "vỉa ba toa" là từ "trottoir", và một từ ngày nay rất ít dùng là "ta luy" (talus) tức là cái dốc đường ray xe lửa.

    ReplyDelete
  23. "x" và "s", theo tớ nó thuộc về lịch sử ngữ âm tiếng Việt, không phải là một sáng tạo mới mẻ. Hình như hôm trước cậu có nhặt một cuốn của Đào Duy Anh mà,trong cuốn đầy đầu đủ hết.

    Mà cậu có để ý không, những từ tiếng Pháp khi phiên âm sang tiếng Việt thì các tiền tố đều bay hết. Thí dụ như: prison sang lập-gioong, planton-loong toong thì tiền tố "p" không còn.

    "Quảng tập viêm văn"là bỏ tiền túi ra mua, làm gì có ai quen mà tặng chứ...:)) :))

    ReplyDelete
  24. Trường hợp "via ba toa" thì đúng là phải tra lại đã.

    Nói chung không hiểu vì sao bạn Nhị Linh lại quan tâm đến vấn đề "phiên âm" này, nhưng tớ vẫn cho rằng, "tại sao lại phiên như thế" thì phải xem xét lại ngữ âm tiếng Việt ở thời điểm đó.

    (Cậu đặt chế độ khỉ gió gì mà mỗi lần comment tớ phải điền đi điền lại mấy cái mã ngớ ngẩn thế nhỉ?). Hừ!

    ReplyDelete
  25. Đào Duy Anh nào, có vớ được quyển nào đâu :( Hóa ra bác con trai người dịch quyển đó không tặng à?

    ReplyDelete
  26. Tại vì khi tớ biết đó là con trai của người dịch thì tớ đã có cuốn đó rồi, mà lại có hẳn những 2 cuốn cơ nên tớ không còn tham lam mà hỏi xin nữa đấy chứ! :)) :)) :))

    ReplyDelete
  27. sadique
    Nếu viết "xa đích", thì "xa" cái gốc tiếng Pháp
    Trong Nam vẫn viết là "sa đích".
    Cái luật phiên âm thực ra là không đúng hoàn toàn 100% như NL phán được.
    Xà phòng, savon, sà phòng, cũng vậy.
    Sếp, Chef, OK

    ReplyDelete
  28. nqt: "xa" cái gốc tiếng Pháp là xa thế nào hả bác?
    Tôi thì thấy nhất trí với nguyên tắc viết theo mô phỏng âm của nguyên ngữ, chẳng hạn Muyn-chèn chứ không phải Mu-nic khi phiên âm chữ Munchen (chữ u có hai chấm trên đầu!)

    ReplyDelete
  29. Xe ba -lua chính là xe tải, không phải tải nặng với container, mà dạng tải hạng trung chuyên chở rau quả ở Đà Lạt vào Sài Gòn và các tỉnh. Bây giờ không thấy ai kêu là xe ba-lua nữa.

    ReplyDelete
  30. @ sonata
    Viết "sa đích", thì người đọc sẽ biết gốc của nó là sadique, nếu người đó biết chút ít tiếng Pháp. Luật nào thì luật, cũng có những du di, uyển chuyển, không thể cứng nhắc được. Hơn nữa, người Việt, đọc "xa đích" như "sa đích", ít người mất công uốn lưỡi khi gặp chữ "s", cho nên, theo tôi, nên viết là sa đích, tiếng Việt chưa có hàn lâm, chưa có thống nhất mấy chuyện linh tinh này. Miền Nam viết khác Miền Bắc nhiều từ, là vậy.

    ReplyDelete
  31. sadique
    Từ này, là từ tên riêng Sade, mà ra. Thành thử, phiên âm là sa đích, là còn giữ được tên riêng của một người, từ đó mà ra cái nghĩa nữa. Bây giờ trong nước cũng không còn phiên âm tên riêng, mà để nguyên gốc, như vậy đúng hơn, dễ hiểu hơn, dễ tra cứu hơn, trong thờ đại Google. Tôi nhớ một tác giả, hình như là Lãng Nhân, trong một bài viết, kể chuyện phiên âm ở nước Thiên Triều:
    Thạch Sĩ Bia, làm sao mà lần ra tên Shakespeare? Công môn tả lão phù: Comment allez-vous?

    ReplyDelete
  32. Theo tôi thì thực ra Thạch Sĩ Bia, hay Hăm liệt, hay Mạc Tư Khoa, hay Nã Phá Luân, những tên riêng này mình phiên theo bọn Tầu. Khác ở chỗ mình đọc Thạch Sĩ Bia (âm Hán Việt), nhưng bên Tầu thì họ đọc Thạch - Shi, Sĩ-Shi, Bia-Pei.Cái chữ Thạch Sĩ Bia theo phát âm của người Trung Quốc thì đúng là kí âm của Shakespeare

    ReplyDelete
  33. Các bác vội vã quá :) cái phiên âm số II sẽ là về loại Thạch Sĩ Bia này.

    Bác NQT nói có lý đấy, tôi nêu ví dụ "sadique" chỉ để đùa thôi.

    ReplyDelete
  34. @ quachhiennb: Khi nói chuyện với một anh bạn Tầu, tôi phát âm tên Shakespeare theo tiếng Anh nhưng cậu này không thể đoán được đấy là ai. Mãi sau giải thích vòng vo, cậu ta mới thốt ra cái từ gì đấy mà tôi không nhớ nữa. Vậy Shi Shi Bei (?) với bọn Tầu cũng giống Thạch Sĩ Bia với ta thôi. Tôi có nhầm không nhỉ?

    Tôi có một quyển sách tên Hâm Liệt, không phải Hăm Liệt.

    ReplyDelete
  35. sao em đặt vấn đề đầu tiên mà không bác nào giải thích giúp với, em trước nay không nghe thấy người ta nói xa đích hay sa đích, chỉ nghe mấy chị em hay thì thầm là có thằng bị sa đì nó (...) chị em.

    ReplyDelete
  36. từ của bác Marcus khéo mà là có gốc Phạn chứ không phải Phớp :)

    ReplyDelete
  37. Nhị Linh viết tiếp "phiên âm II" đi :)

    ReplyDelete
  38. Cái vấn đề này rất thú vị.

    Ví dụ xi líp hay si líp, xu chiêng hay su chiêng, bà xơ hay bà sơ...

    Mà mấy thứ phiên âm này ngày càng rối rắm, cũng là do lịch sử để lại một mớ bòng bong.

    Ông Kim Jong-il thì lại là con của ông Kim Nhật Thành. Còn Bình Nhưỡng với lại Seoul. Thủ tướng Lý Hiển Long thì lại tiếp giáo sư Lee Lai To.

    ReplyDelete
  39. Bác cứ áp dụng nguyên tắc như tôi đã nói ở trên thì sẽ gần như không bao giờ lo viết sai xi líp hay bà xơ hay sà lan sà lúp, mấy vụ sau mà bác nói tôi cũng định quy tắc hóa một chút, bác nhớ đón đọc :)

    ReplyDelete