Feb 7, 2010

Ông Tường

Viet-Studies đăng lại bài báo liên quan tới Nguyễn Mạnh Tường trên The Christian Science Monitor năm 1995, rồi ngay sau đó đăng một bản dịch nhiều khả năng là của chính Trần Hữu Dũng.

Tôi không hiểu sao ông Trần Hữu Dũng lại có thể gọi đây là một bài phỏng vấn. Có lẽ quan niệm của ông khác người.

Nhưng điều tôi không hiểu nhất là tại sao ông đánh giá bài báo "cực kỳ quý hiếm". Nghe nói như vậy, bài báo hẳn là phải rất có giá trị. Đọc xong thì tôi thấy bài báo này có giá trị rất thấp, vì nó viết sai.

Chỉ một chi tiết "Năm 1946, ông Tường trở về Hà Nội hành nghề luật và dạy học" đã cho thấy nhà báo của tờ CSM có hiểu biết hết sức hạn chế về tiểu sử Nguyễn Mạnh Tường, mặc dù trong bài khẳng định là đã gặp ông. Những bài báo kiểu này thường do mấy người muốn tìm đề tài "độc đáo" bằng mọi giá viết ra.

Chi tiết này có thể là sai về lỗi typo, nhưng đọc đến câu ngay tiếp sau thì có thể khẳng định người viết bài thực sự tin vào mốc thời gian ấy: "Đó là lúc ông được gọi vào văn phòng của ông Hồ". Chi tiết thứ hai, tức là NMT gặp Hồ Chí Minh vào năm 1946, có thể kiểm chứng trong các tài liệu, nhưng chi tiết NMT về Hà Nội vào năm 1946 thì hoàn toàn sai. Việc người viết liên kết hai sự kiện vào nhau làm lộ cái sai một cách không thể chối cãi.

Thực tế Nguyễn Mạnh Tường đã trở về Hà Nội sau khi học bên Pháp vào năm nào? Ít nhất là trên dưới mười năm trước đó. Học trò cũ của NMT ở trường Bưởi giờ vẫn còn sống.

Thật là kỳ cục, chẳng lẽ ông Trần Hữu Dũng không hề kiểm tra chi tiết? Mà chính ông là người lập "hồ sơ Nguyễn Mạnh Tường" trên trang của mình. Chắc là ông Trần Hữu Dũng cũng chẳng hề đọc.

16 comments:

  1. Hehehe! Tôi nhớ hồi trước bác đã bình luận về tuyên ngôn bất hủ của THD rằng: "có mục văn nghệ khá".

    ReplyDelete
  2. Tớ đọc mấy bài tiếng Việt của giáo sư Trần Hữu Dũng thấy viết có ra gì đâu. Được cái bác đấy chăm dẫn link.

    Thấy bài phỏng vấn trên được nói là quý hiếm gì đó nên mình nhảy vào đọc, thấy cũng thường. Có lẽ là thấy chữ tây, tây phỏng vấn nên hoắng lên bảo hay.

    ReplyDelete
  3. Bài viết "Ông Nguyễn Mạnh Tường nào được tuyên dương nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh?" của Nguyễn Trung Lương trên Talawas mới đây, có lẽ tác giả chỉ đọc một vài bài được đăng tải lại trên mạng chứ không tiếp cận được tập kỷ yếu hội thảo này, khẳng định: "...những vị xưng là học trò, là đồng nghiệp của Nguyễn tiên sinh, đã không dành ra nổi một lời một chữ để nhắc đến khí phách của một người thầy...". Bài viết của Phong Lê "NGUYỄN MẠNH TƯỜNG – MỘT CHÂN DUNG VÀ MỘT HÀNH TRÌNH NHƯ TÔI HIỂU" (tạp chí Xưa & Nay và một số trang mạng)là một phản ví dụ cho khẳng định hùng hồn trên đây.
    T. T. C. T

    ReplyDelete
  4. Hôm đó có một số người cũng nhắc tới hồi ký của NMT, nhưng khá e dè. Theo tôi e dè như vậy là hợp lý vì cho tới giờ văn bản hồi ký đã in vẫn chưa thể được khẳng định về mức độ khả tín, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân từ TVVVA (NXB QM).

    ReplyDelete
  5. Ông Dũng muốn dịch thì cứ dịch. Giá trị của bài viết kia là để toàn quyền người đọc đánh giá. Vấn đề của như một số dịch giả là kèm ý kiến chủ quan (đôi khi là hậu ý chính trị) vào bản dịch. Tây có câu "Il y a des docteurs et docteurs." Thượng vàng hạ cám, đủ loại.

    ReplyDelete
  6. Ông Tường ngày trước bị oánh thì thằng nào cũng tránh, giờ chết rồi thì được khôi phục, thế là các thằng xông vào ca ngợi thầy tôi thế này thầy tôi thế kia. Bọn phò.

    ReplyDelete
  7. Theo tôi nghĩ nên phân biệt giữa báo (lá cọ) và nghiên cứu (và giữa phê bình & nghiên cứu). Việc ông Tây kia đưa thông tin sai về NMT chỉ là chuyện xảy ra thường nhật thôi, kiểu "1000 người chết và bị thương" trong đó chỉ có 1 người chết và 999 người bị đứt tay!

    ReplyDelete
  8. Còn tui thì không biết tại sao cái trường của cha nụi Dũng để cho giả dạy. Dạy học gì mà ngày nào cũng làm web, 2, 3 trang web. Giờ đâu gặp sinh viên, giờ đâu làm research. Cha nụi này xài tên trường vào việc tư. Tui không tin là ở Mỹ có trường nào lại cho phép nhân viên hay giáo sư trong trường làm một việc như vậy

    ReplyDelete
  9. Các bác không đả kích cá nhân nhé. Nói nữa là tôi xóa đấy, tks.

    ReplyDelete
  10. Bác gì ở trên dùng cụm "hậu ý chính trị" cho tôi hỏi: cụm từ đó xuất hiện trong đầu bác một cách tự nhiên hay bác lấy lại từ một người nào khác? Không có gì đâu, tôi chỉ tò mò chút thôi, tks.

    ReplyDelete
  11. Tự nhiên thôi, tôi chẳng cóp của ai cả. Tuy nhiên để trong ngoặc đơn, nên không phải là ý chính. Cũng xin được thưa là không ai làm việc mà không có chính kiến cả, quý vị đừng run sợ khi đụng đến từ "chính trị". (Thái độ "không dính vào chính trị" cũng là một chính kiến.) Ở Âu Mỹ, "politics" nó hay lắm, họ luận bàn khía cạnh này của nhiều thứ, thí dụ như "politics of the text," "politics of the body." Cám ơn bác NL đã tò mò. :))

    ReplyDelete
  12. Nhận xét rằng ông Dũng “hoẳng lên” vì thấy tiếng Tây là không đúng, ông ấy tiếp xúc với sách báo Âu-Mỹ hà rầm thì hoẳng lên cái nỗi gì?
    Nếu “1946” là “lỗi cuả tên đánh máy” thì... bậy thật. Nhưng đọc lại, thấy có vẻ tác giả không có dụng ý gì trong cái sai này và người dịch có khả năng là đã không để ý.

    Ông Dũng đôi khi hay có những “hot comments” vô cớ, thậm chí vô tâm, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là cái không khí “gay cấn”, trào lộng ông tạo cho riêng ông thôi. Khi một trí giả trào lộng không có nghiã là họ đang cười, mà là “cười ra nước mắt”. Cái “khóc” đó giúp cho họ lấy lại sức để mà tiếp tục lạc quan... làm gì chỉ có họ biết thôi. NL có cái khí phách trẻ. Nhưng có thể sẽ “khóc” một ngày nào đó không chừng.

    Câu hỏi nhớn đặt ra là ví như ông Nguyễn Mạnh Tường còn sống và trẻ ngược lại bằng Nhị Linh bây giờ, thì Đảng và Nhà nước kính yêu có trọng dụng ông ta hay không? NO. NEVER. Bu chung quanh Đảng là những kẻ chỉ biết cười “mị trên lừa dưới, câu các kẻ ngây thơ, biểu lộ 1 ý chí tôn sùng, hòng củng cố 1 điạ vị, hay mưu cầu 1 bổng lộc” - NMT
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n3n2n0n31n343tq83a3q3m3237n4n
    Thảm vậy.

    ReplyDelete
  13. Làn Gió Lẻ Loi thật mát rượi thổi qua căn blog có phần hầm hơi. Người đọc này sảng khoái ứa cả nước mắt đấy. Mong người trẻ NL ở nước ngoài làm việc cho được yên thân. (Nhà toán học trẻ họ Ngô cũng sắp thường trú ở University of Chicago. Tốt thôi.)

    ReplyDelete
  14. Bác Anonymous thấy tôi mát rượi, xin cảm ơn, dù tôi "rét" muốn chết. Nhưng nghe lời bác, từ nay tôi sẽ tự mình tắt thở, không thổi nưã, "cho được yên thân", mà tôi chết thật...

    ReplyDelete
  15. Để tham khảo
    http://vietkieunhieuykien.blogspot.com/

    ReplyDelete
  16. Nói với "Justme": Nhưng tôi thà ủng hộ Ông Gs. Dũng hơn là huà theo ông Tuệ. "m lặng" thì còn qúi hơn là "lên tiếng" mà nói dóc và dở ơi là dở. Trang blog cuả bác công kích đời tư cuả người ta, xấu lắm, sưả đổi đi. Cái ổ bánh mì trông phát ớn!! Còn các ông nhà văn được mời vào VOA để viết bài và nhận phản hồi cuả độc giả, như vậy VOA có thể trực tiếp thu thập ý kiến cuả dân Việt mình, không tốt sao? Bác đả kích lung tung, chẳng hay tí nào. Không nên đả kích trí thức, những người đang tìm cách cứu nước, mà chỉ nên tập trung vào đả kích Đảng kính yêu như Ls. Nguyễn Mạnh Tường ấy thôi, bác hiểu thủng chưa??? - Nhi Linh đừng xóa nhé, cảm ơn.

    ReplyDelete