May 2, 2010

Phấn son cũng xông pha

Ngày nay, khi các tờ báo cũ đã trở nên đặc biệt khó kiếm kể cả trong thư viện, những cuốn sách khảo cứu cộng với in lại bài vở của một thời xa xưa trở nên đặc biệt quan trọng và, đặc biệt lý thú. “Phụ nữ tân văn, phấn son tô điểm sơn hà” (Thiện Mộc Lan, Thời Đại & NXB Văn hóa Sài Gòn, 2010, 75.000 đ.) mới được xuất bản để bổ khuyết phần hiểu biết còn thiếu hụt của độc giả về một trong những tờ báo hay nhất của trước 1945. Cộng thêm với một cuốn sách đã in trước đây của linh mục Thanh Lãng, cuốn sách này góp thêm lời kể cho một câu chuyện rất cần được quan tâm: câu chuyện về đàn bà nước Nam.

Kể từ hai nhân vật Đạm Phương nữ sử và Manh Manh nữ sĩ (tức Nguyễn Thị Kiêm - Thiện Mộc Lan cũng từng là đồng tác giả một thiên khảo cứu về nhân vật này trước đây), vấn đề đàn bà đã không còn có thể bị xem thường ở nước Nam nữa. Họ đã tham gia chính các hoạt động trước đó vẫn ngầm được coi là đặc thù của đàn ông và có những thành công mà không phải đàn ông nào cũng đạt tới nổi. Trước “Phụ nữ tân văn”, tờ “Nữ giới chung” đã là một tờ báo dành riêng cho giới nữ, và sau “Phụ nữ tân văn”, những tờ như “Phụ nữ thời đàm”, “Việt nữ”… tiếp tục một chặng đường xông pha không thể xem nhẹ: vài tờ của phụ nữ chiến đấu về chính trị mạnh mẽ đến mức đã bị nhà cầm quyền thực dân đóng cửa, như “Nữ giới chung” hay “Phụ nữ thời đàm”.

Tồn tại từ 1929 đến 1935 với 273 số báo, “Phụ nữ tân văn” có ba đặc điểm nổi bật: tờ báo in rất đẹp, có thể nói là đẹp nhất thời ấy; chỉ quãng một năm sau khi báo bắt đầu ra, “tia-ra” đạt tới 10.000, tờ báo chuyển đến in ở nhà in Albert Portail nơi sở hữu máy in trị giá tới ba vạn rưởi đồng tiền Đông Dương. Đặc điểm thứ hai là tờ báo chiêu mộ được tất cả những cây bút chuyên viết báo lừng danh nhất thời ấy, trong đó đặc biệt là có đủ “tứ đại” làng báo Sài Gòn là Đào Trinh Nhất, Phan Khôi, Diệp Văn Kỳ, Bùi Thế Mỹ (Đào Trinh Nhất làm chủ bút trong quãng thời gian khá dài và đã đóng một dấu ấn quyết định lên chất lượng cũng như đường lối của tờ báo).

Đặc điểm thứ ba quan trọng hơn cả: “Phụ nữ tân văn” thực sự là một tờ báo “dấn thân” với vô cùng nhiều hoạt động xã hội. Hai vợ chồng chủ nhiệm Nguyễn Đức Nhuận, nhất là bà vợ Cao Thị Khanh, đã liên tiếp tổ chức quyên góp tiền để đưa học sinh nghèo đi du học bên Pháp, lập “Hội Dục Anh”, lập “Nữ Lưu Học Hội”, tiến hành phong trào “Bữa cơm cho người nghèo”, tổ chức ra “Ban Ủy viên Phụ nữ cứu tế”… Cộng thêm vụ khủng hoảng kinh tế nặng nề, ông bà Nguyễn Đức Nhuận sau này sẽ tiêu tan cả gia tài.

Tuy ở ngoài bìa “Phụ nữ tân văn” số đầu tiên in hình ảnh ba cô gái rất mềm mại biểu trưng cho phụ nữ ba miền Bắc-Trung-Nam và “slogan” của tờ báo là hai câu thơ không thể dịu dàng hơn: “Phấn son tô điểm sơn hà/Làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam”, nhưng “Phụ nữ tân văn” lại chính là một trong những tờ báo đưa nhiều tin và với cách thức mạnh mẽ nhất khi vụ khởi nghĩa Yên Bái nổ ra. Hồi đó, ngay cả độc giả miền Bắc cũng chờ đợi để đọc tin tức và bình luận của “Phụ nữ tân văn” về sự việc này. Phấn son không chỉ biết trang điểm hay tô điểm, mà còn biết hào hùng xông pha.

Nhị Linh

------------------

Điều này tôi muốn nói với các bác: việc tôi để chế độ comment tự do không đồng nghĩa với tôi sẽ trả lời bất kỳ comment nào. Tôi rất cố gắng trả lời những ai muốn hỏi gì tôi, nhưng nhiều lúc tôi không trả lời, đơn giản vì tôi không có thời gian, hoặc còn đơn giản hơn, tôi không muốn trả lời. Tôi luôn dành ưu tiên cho các bạn tôi, và những người có việc cần hỏi.

Nói rõ như vậy để tránh trước những người chỉ vì tôi không trả lời một cái comment mà bình phẩm lung tung và ngớ ngẩn về toàn bộ con người tôi. Chính ra cứ như hồi 360 khi mà mặc định là tôi không trả lời comment lại hay hơn.

22 comments:

  1. Doi mai ma khong thay cac tap tiep theo "Cac Cuoc Doi Song Hanh" cua bac dich?

    ReplyDelete
  2. Những cuộc đời song hành. Chắc chắn trong năm nay sẽ có thêm bác ạ, đang rất cố gắng, chủ yếu là vì muốn có lời giới thiệu tốt.

    ReplyDelete
  3. Có phần của mình dịch không đấy, hay cũng bị bỏ rơi rồi?

    ReplyDelete
  4. Hix không bị bỏ rơi nhưng còn lâu mới tới hehe.

    ReplyDelete
  5. Hix, sao không tua nhanh các phần râu ria đi, cho ra phần cuối Cộng hòa La Mã mới nhiều kịch tính thú vị chứ.

    Bọn Oxford, Penguin các thứ in Plutarch cũng toàn thế, chọn lọc 1 số chú gần gũi, gần thời nhau và được nhiều người biết đến cho ra 1 thể.

    ReplyDelete
  6. Người ta làm thế thì mình cũng đâu nhất thiết phải làm theo đâu :d

    ReplyDelete
  7. Tôi có đọc một bài (hình như của Phan Khôi) kể chuyện bà Nhuận tổ chức một bữa tiệc chào đón cô đào người Pháp nào đó. Không lâu sau buổi tiệc kia thì báo Phụ nữ tân văn bị đóng cửa. Phan Khôi mới lý giải vì số người tham dự bữa tiệc là 26 người và số 26 cũng đen đủi chả kém gì 13. Hehe

    Tôi không tin lắm cách lý giải trên, nhưng vẫn thắc mắc cụ Phan Khôi có ẩn ý gì sau câu chuyện này. Bác Nhị Linh có biết không?

    Phủ Quỳ

    ReplyDelete
  8. PQ: tôi chịu, PK cũng hay nói giỡn lắm, có thể độc giả thời đó sẽ hiểu ngay ông ấy định nói gì.

    ReplyDelete
  9. Bạn Nhị Linh không cần phải rào trước đón sau thế. Chị chỉ muốn trêu bạn NL chứ không cần bạn NL trả lời, he he. :-)

    ReplyDelete
  10. p/s: chị có thể set no comment ở blogspot mà.

    ReplyDelete
  11. Nên xét lại các tờ báo nào thực sự có chủ bút là nữ giới, người quyết định bài vở và điều hành tờ báo là một nữ nhân. Hay các tờ báo nói trên tuy là để tên phụ nữ nhưng do các nam nhân điều hành và quyết định bài vở và tôn chỉ cho tờ báo. Nếu thế thì đó là một sự trá giới, trá danh. Chúng ta nên nghiên cứu các vấn đề này

    ReplyDelete
  12. Đó cũng là một vấn đề, nhưng bác nói đến "trá giới, trá danh" thì tôi nghĩ là không ổn: Thực nghiệp dân báo hay Hữu thanh ai cũng biết là của các tổ chức kinh thương, nhưng có nhất thiết phải là mấy ông thương gia làm đâu. Tờ báo nào chuyên về phụ nữ cũng đều có nhân vật nữ giới cả, còn thì có vai trò cực lớn của mấy cá nhân phụ nữ có thể kể "Nữ giới chung" của Sương Nguyệt Anh thời kỳ đầu và "Đàn bà" của Thụy An sau này.

    ReplyDelete
  13. Cố gắng lên Nhị Linh ạ. Chị thấy triển vọng chú trở thành Phan Khôi, Phạm Quỳnh, Phạm Huy Tốn...của Việt nam thế kỷ 21 rất cao. Thế nên ngay từ bây giờ phải có ý thức viết bài trên giấy dày và đắt tiền để sau này bà con sưu tầm bút tích cho dễ. :)

    Ngoài ra còn phải cố gắng sao cho tên tuổi của mình sau này gắn liền với nhiều giai thoại. Chú phải có những thói quen của vỹ nhân. Chẳng hạn nghiện ngập một cái gì đó, có vài mối tình bí ẩn và lãng mạn với một số phụ nữ nổi tiếng nào đó v.v... :) he he.

    ReplyDelete
  14. Mà có đứa nào gọi NL là chị mới buồn cười chứ. Hay NL chuyển giới lâu rồi mà chị không biết. :)

    ReplyDelete
  15. Biết chị đã lâu rồi mà nay em mới hay chị cũng có óc hài hước đấy :d

    Em không quan tâm nhiều lắm là mình sẽ thành của nợ gì, nhưng many tks, bạn bè động viên nhau đúng lúc là chuyện quan trọng lắm.

    ReplyDelete
  16. Hài hước gì, chị nói thật đấy chứ. Giới trẻ bây giờ có mấy ai chuyên chú nghiên cứu nghiêm túc đâu.

    ReplyDelete
  17. Ối trời chị NKD. Ai chứ NL thì đầy những bộ xương trong góc tủ, cần gì phải tạo thêm giai thoại. Đợi dăm chục năm nữa em viết hồi ký thiên hạ sẽ biết xương xẩu ra sao:)))

    ReplyDelete
  18. Chuyện xương xấu của Mun khéo còn nhiều hơn chị NL đấy nhỉ. Vài chục năm nữa, hai lão già lẩm cẩm lại ngồi bới "hàng" của nhau ra. :)

    ReplyDelete
  19. anh còn bài nào viết về báo chí cho phụ nữ thời này không, cho em link với, tks anh.
    Kevinvuong

    ReplyDelete