Sáng đi qua Bờ Hồ, thấy mấy chú lính lúi húi cạnh sát mép nước. Hóa ra là đang chuẩn bị cho cuộc bắn pháo hoa sắp tới. Thì ra người ta định bắn pháo hoa mừng ngày 30/4. Lại là một hành động buồn cười của nhà nước, tôi nghĩ ngay các cựu chiến binh miền Bắc cũng chẳng vui vẻ gì khi thấy người ta bắn pháo hoa mừng cái tay, cái chân, con mắt đã mất của họ.
--------------------
Bài thơ của Nguyễn Đăng Thường, 1970. Bài này nổi tiếng, nhưng có vẻ như trên mạng không ở đâu có nguyên vẹn cả bài:
bây giờ trên quê hương chúng ta
bây giờ trên quê hương chúng ta có những người đại hàn những người thái những người mỹ những người phi luật tân những người tân tây lan
bây giờ trên quê hương chúng ta có những người mặc quần áo hippie
có những người ngồi trong nhà hàng maxim's
bây giờ trên quê hương chúng ta có những người lính cụt tay cụt chân có những người con gái bán bar có những người đàn bà bỏ xứ theo chồng
có những đứa trẻ hút thuốc salem có những đứa trẻ không biết nói cám ơn có những đứa trẻ chửi đụ má
có những đứa trẻ
những con chó đói lang thang
bây giờ trên quê hương chúng ta có những tờ báo playboy
có những bà già sáu mươi lăm tuổi đi bán bánh mì có những đứa con trai chết trận có những người không tật nguyền ăn xin những thằng mù ca hát
có những người điên
bây giờ trên quê hương chúng ta có những trái bom
bây giờ trên quê hương chúng ta có những đồng bào đói và những con chuột mập
có những tiếng súng nổ buổi sớm mai
có những tiếng súng nổ trong giờ giới nghiêm
có những người đi xe lam
có những người cất nhà lầu
có xa lộ cho đồng minh chuyển quân
có xa lộ cho người ta yêu nhau
có xa lộ cho người ta chở nhau
có xa lộ cho người ta hiếp dâm
có xa lộ cho người ta cướp giật
có xa lộ cho người ta được chết thêm mỗi ngày
bây giờ trên quê hương chúng ta có những tờ báo ra buổi chiều bị tịch thu
có những chợ trời có những đồ phế thải
có những đống rác thật to
bây giờ trên quê hương chúng ta có những cô gái lỡ thời
bây giờ trên quê hương chúng ta có những tờ bạc giả
có những tổ chức buôn lậu hongkong saigon namvang manille
có những vũ nữ sexy
có những điếu thuốc cần sa
có những hộp đêm sang trọng
có những nhà tắm hơi
bây giờ trên quê hương chúng ta có khói cay sặc sụa
bây giờ trên quê hương chúng ta có những bài hát buồn bã
có những tối thứ sáu truyền hình cải lương thằng tư ngồi bên con tám
có những tiếng cười lạnh buốt
bây giờ trên quê hương chúng ta có những cửa sổ khép kín
bây giờ trên quê hương chúng ta có những lá vàng bay
bây giờ trên quê hương chúng ta có một mặt trời đen
bây giờ trên quê hương chúng ta có một bầu trời đỏ
bây giờ trên quê hương chúng ta có những đám mây mù
bây giờ trên quê hương chúng ta có một cơn gió rét
bây giờ trên quê hương chúng ta những ngày tháng trôi đi
---------------
Thêm một bài thơ của Nguyên Sa, lần này lại là 1971, trên mạng có thể tìm thấy dễ, nhưng đây là nguyên văn lần xuất hiện đầu tiên
Thư cho bạn
Bây giờ mày ở trong tù
Đêm nằm muỗi cắn nhớ nhà không em
Chúng nó nói chuyện văn chương
Tao nghe nóng mặt cởi quần nhìn sông
Sài gòn trông vẫn mịt mùng
Làm thơ tao thấy trong lòng sót sa
Sài-gòn chưa hết mùa mưa
Ở nhà tao vẫn nhớ nhà mỗi đêm
Không nói tao sợ mày phiền
Nói ra, với rượu, tao buồn gấp hai
Em mày đi lấy chồng rồi
Gặp tao ngoài phố ngậm ngùi nhìn nhau
Tao nhìn tao thấy mày đau
Nó nhìn nó thấy trong tao có mày
Mẹ già phơ phất lá bay
Những ngày về phép thay mày tao thăm
Tao đi lính được bốn năm
Mày nghe chuyện lính tưởng rằng tao gân
Tưởng tao trấn thủ lưu đồn
Một tay cờ kiếm anh hùng chí cao
Bốn năm Đỗ Phủ nằm khoèo
Rượu say thơ cũng mệt nhoài tứ chi
Mười phương vẫn một bọn hề
Những thằng bưng điếu vác cờ chạy quanh
Tao nhìn chẳng thiết nói năng
Miệng cười nước mắt lưng tròng gió đưa
Mày nghe lũ hạc tới chưa
Tao đi sao đã tà tà cánh bay
Trong tù mày có thấy mây
Thấy tao đứng đó những ngày gió đông
Sao tao thấy có thấy không
Thấy tao trùng điệp bão bùng biển khơi
Nhìn tao tao thấy rồi đời
Nhìn mày tao cất tiếng cười như điên
Một đời, đành vậy, nghe con
Ngựa hay mày khổ thôi đừng nói chi
Vợ chê xương thịt tao già
Tù ra nếu thấy tao đi mất rồi
Uống xong ngửa mặt lên trời
Hai vai ngất ngưởng là mày có tao
Đọc bài thơ này của Nguyên Sa, tôi lại nhớ đến bài "Đêm đông chí..." của Lưu Quang Vũ, cũng viết trong những năm 1970. Lưu Quang Vũ cũng là tác giả hai câu thơ chua chát nhất về thời chiến tranh ở miền Bắc: "Tiếng loa đầu dốc lạnh/Tin thắng trận miền xa".
Bài của Nguyễn Đăng Thường vẫn rất thời sự.
ReplyDeleterất thời sự. :)
ReplyDeleteBài thơ của Nguyễn Đăng Thường: thời nào thế? 1970? 2010? Luân hồi, samsara, répétition, same shit, plus que ça change... [NSC]
ReplyDelete"Chúng nó nói chuyện văn chương/Tao nghe nóng mặt cởi quần nhìn sông" (Nguyên Sa) :) [NSC]
ReplyDeleteĐúng là hai câu thơ cực kỳ oách của Nguyên Sa.
ReplyDeleteÔ, bây giờ mới để ý: bài thơ này đã từng được trích trong một bài viết của Inrasara tên là "Nguyễn Đăng Thường nở ngày" trên tienve:
ReplyDeletehttp://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=33BCB256770CF44EF2BFFEAA99608405?action=viewArtwork&artworkId=8117
Không biết Inrasara trích từ số 3 Trình Bầy (1/9/1970) nào mà lại có :
"những người úc"
"những người khoe jeans levis váy ngắn"
"những dãy chợ trời"
và nhất là làm gì có câu "bây giờ trên quê hương chúng ta có một bãi tha ma"
không hiểu nổi
Nhân tiện: ở cùng số này có truyện ngắn "Người mẹ" của Trần Hoài Thư, nếu bác THT có nhu cầu lấy lại nội dung thì tôi có thể giúp.
Tôi nhớ đã được đọc toàn bài "Bây giờ trên quê hương chúng ta" trên một bài viết của chính Nguyễn Đăng Thường khi bảo vệ thơ Tân hình thức. Tôi mê thơ Nguyễn Đăng Thường từ đó.
ReplyDeleteBây Giờ
ReplyDeleteNguyên Sa
-- Tho cu~ ma` va^n~ ra^t Mo*i'
Thế kỷ chúng tôi chót buồn trong mắt
Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư
Tay quờ quạng cầm tay vài tiếng hát
Lúc xòa ra chẳng có một âm thừa
Cửa địa ngục ở hai bên lồng ngực
Phải vác theo trăm tuổi đường dài
Nên có gửi cho ai vài giọng nói
Cũng nghe buồn da diết chạy trên môi
Hai mắt rỗng phải che bằng khói thuốc
Chúng tôi nằm run sợ cả chiêm bao
Mỗi buổi sáng mặt trời làm sấm sét
Nên nhìn đêm mở cửa chẳng đi vào
Năm ngón tay có bốn mùa trái đất
Chúng tôi cầm rơi mất một mùa xuân
Có cất tiếng đòi to . Tiếng đòi rơi rụng
Những âm thanh làm sẹo ở trong hồn
Chúng tôi trót ngẩng đầu nhìn trước mặt
Trán mênh mông va chạm cửa chân trời
Ngoảnh mặt lại đột nhiên thơ mầu nhiệm
Tiếng hát buồn đè xuống nặng đôi vai
Mình cũng nghĩ việc bắn pháo hoa mừng ngày 30/4 là không nên, vừa đỡ tốn tiền dân vừa tránh một sự vô duyên, vô tình.
ReplyDeleteTôi cũng đồng ý với HY về việc dẹp bỏ việc bắn pháo hoa mừng ngày 30/4. Trong khi ông Thủ tướng chạy sang Mỹ xin bang giao, cần Mỹ ủng hộ, người Mỹ cũng đã nhiều lần xin lỗi vụ Mỹ Lai, năm nay họ lại tiếp tục quảng bá vụ Mỹ Lai để tạ tội, vậy mà VN vẫn cứ dơn dơn ta đây đại thắng, thì quả là ngoại giao kém, thiếu tế nhị. Hàng triệu người vui ăn mừng không cần nghĩ đến hàng triệu người khác lênh đênh trên biển, là thiếu lòng nhân.
ReplyDeletehttp://www.google.com/images?q=vietnamese+boat+people+pictures&btnG=Search&um=1&hl=en&client=safari&rls=en&tbs=isch%3A1&sa=2&start=0
Nơi hang cùng ngõ hẻm, làng mạc vẫn còn bao kẻ khóc đời nghèo khó, sao không lấy ngân qủy đó mà lo cho họ, còn tốt hơn.
nếu gọi ngày này là ngày hòa bình lập lại, thì cũng đáng ăn mừng... còn pháo hoa thì mình chả bao giờ có nhu cầu xem,
ReplyDeleteCác bán đi xem pháo hoa, ăn mừng về rồi nghe nhạc...
ReplyDeleteĐêm Nay Hoà Bình Sao Mắt Mẹ Chưa Vui?
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=1Pylg_Nx3S
[Đàn bò vào thành phố…] Du Mục:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=QK7Y2xcD6g
Nối Vòng Tay Lớn:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Ap19yrG6X3
Maybe I, Maybe You…
http://www.youtube.com/watch?v=CS0f0xfWvgg&feature=related
Hay quá ạ. Tuần tới gặp nhau bác nhé.
ReplyDeletebây giờ trên quê hương chúng ta
ReplyDeletein circles
things go
it is the
same old
same old
shit, as we all know
and
over time we have
gradually
without dignity
or a sense of irony
morphed into the things
we used to denounce
bây giờ trên quê hương chúng ta....
Leu Beu
“Hi, my name is Michelle, and I’m from Hanoi, Vietnam. But I’m not a Communist, so don’t worry”
ReplyDeleteCòn bây giờ người Hà Nội cũng từ chối mình là Cọng Sản. Đây, cô này người Hà Nội đang học ở Harvard phải chối nguồn gốc và tuyên bố là mình tuy người Hà Nội nhưng không theo Cọng Sản. Hình như cô này cũng tên là Bích Ngọc (mới sang Mẽo đã lấy tên Michelle, từ Hà Nội theo Mỹ Tây biến thành banana nhanh kinh thật)
http://thehvoice.com/2010/04/from-hanoi-to-harvard/
vịt kìu cồ
@vịt kìu cồ: Từ bao giờ không nhận mình là cộng sản trở thành "chối nguồn gốc" thế?
ReplyDeleteCho^'i bo? nguo^`n go^'c Co.ng Sa?n, denying her Communism root ! She was born from a Communist family
ReplyDeleteNgười Việt Nam không cần "Chủ Nghiã". Chỉ cần sự hoà hợp đoàn kết dân tộc, dân giàu, nước mạnh. Thật ra, ở Việt Nam từ hồi nào đến giờ đâu có bao giờ có Cộng Sản nhỉ, chỉ là "so-called Communist". Cãi nhau làm chi cho mệt hở các bạn? Nhật Bản, Singapore, các nước Bắc Âu không Cộng Sản cũng vẫn... khoẻ re.
ReplyDelete@Anonymous: Buồn cười nhỉ, hóa ra lại có chủ nghĩa lý lịch sinh ra trong 1 gia đình có bố mẹ là Cộng sản thì nghiễm nhiên cũng là cộng sản.
ReplyDeleteThành ra chống cộng thì tức là phải chống từ đứa trẻ lên ba?
Cộng sản quốc gia, dân chủ hay phát xít, Phật giáo hay Công giáo đều không phải là dòng máu, và người ta có quyền lựa chọn nó như một thứ niềm tin, hay bác bỏ nó nếu thấy nó không phù hợp. Nó không phải là một thuộc tính có tính di truyền. Ngay quân đội VNCH trước kia, cũng đâu có thiếu các sĩ quan quân nhân có bố là cộng sản, tập kết ra Bắc?
Hơn nữa, ngay trong bài đó cũng không có dòng nào nói bố mẹ cô Michelle này là cộng sản cả.
Nhưng nói vậy thôi, tôi cũng chẳng định tranh cãi với người ẩn danh làm gì cho mất công.
ok marcus, mai thứ Hai nhé
ReplyDeleteThế lúc nào gặp đổi sách được đây bạn Nhị?
ReplyDeleteà thế thì mai kẹp ba hoành tráng luôn đi :))
ReplyDeleteOK, hehe, cụ thể giờ giấc địa điểm thế nào báo cho tớ.
ReplyDelete