Jul 4, 2010

(7) Phong Hóa chửi

Thật ra thì Phong hóa đã làm gì để có được danh tiếng và tiếng tăm như vậy trong lịch sử báo chí Việt Nam? Ở đây tôi trích lục lại một số bông hoa tươi thắm nhất :d trong kho tàng chửi của Phong hóa, trích lục từ phần trích lục của Thanh Lãng trong Phê bình văn học thế hệ 1932, làm thế cho nhanh vì ngồi lục lại Phong hóa để chép thì ngại lắm.

Nước Nam có hai người tài
Thứ nhất sừ Ĩnh, thứ hai sừ Uỳnh
Một sừ béo núng rung rinh
Một sừ lểu đểu như hình cò hương
Không vốn liếng chẳng ruộng nương
Chỉ đem dư luận bán buôn làm giàu
Bây giờ đang sỉa sói nhau:
Người câu “lập hiến”, kẻ câu “trực quyền”
- “Thưa các ngài, thực vi tiên
Muốn xem chiến đấu quẳng tiền vào đây”

“Báo Phong-Hóa ra buổi sớm, buổi chiều đi chơi rong phố, nghe thấy trẻ con hát:

Nước Nam có hai người tài
Thứ nhất sừ Ĩnh, thứ hai sừ Uỳnh

Hai câu phong dao có lọt vào tai hai ông lãnh tụ hai đảng lập hiến và trực trị, chắc hai ông tài cũng… mát dạ.

Ông Quỳnh có lẽ chưa vừa lòng. Ông có giận, xin đừng giận người làm thơ, nên giận cái người đặt ra điệu thơ sáu tám. Chả nhẽ lại viết, thứ nhất sừ Uỳnh, thứ hai sừ Ĩnh.”

“Mừng cụ Hoàng Tăng-Bí tăng phúc, tăng lộc, tăng thọ, tăng… bí.

Mừng cụ Huỳnh-Thúc-Kháng dùng chữ nho nhiều bằng năm bằng mười năm ngoái.

Mừng ông Nguyễn-Khắc-Hiếu say bằng năm bằng mười năm ngoái.

Mừng ông Nguyễn-Trọng-Thuật sinh thêm được năm bảy người An-Nam mới.

Mừng ông Dương-bá-Trạc đầu năm học xong tiếng Ăng-Lê, giữa năm học xong tiếng Quảng-Đông, cuối năm nói truyện ông Đinh-bộ-Lĩnh.

Mừng búi tó ông Nguyễn-văn-Tố năm nay được vào viện Bác-cổ Hà-Nội.”

“Trứng vịt khó tiêu, không biết còn cái gì khó tiêu hơn nữa không? Hỏi thế tất ai cũng buồn sắc mặt mà đáp lại rằng: Có văn của cụ Hoàng-tăng-Bí.

Nhưng văn cụ bảng tuy có bí, nhưng chưa đến nỗi bí như văn ông cử Dương-bá-Trạc, tự là Tuyết-Huy, văn cụ Hoàng bí vì thể văn cụ dài lướt thướt như cái áo thụng nhưng cụ còn có tư tưởng. Đến như ông Dương-Bá-Trạc, văn ông giống như cái thùng sắt tây, ngoài bóng trong rỗng không có tư tưởng gì. Vì thế văn ông lại bí hơn một bực mà bí lại bí “rỗng”.

Ngày xưa, Chu Du 3 lần hộc máu, ngẩng cổ lên giời mà than rằng:

“Giời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?”

Độc giả báo chí nước Nam mấy lần ngủ gật cũng nên ngáp mà than rằng:

Giời đã sinh ra cụ bảng Hoàng, sao còn sinh ra ông cử Dương?”

“Bà Tương Phố xưa làm bài thơ “giọt lệ thu” đăng trong Nam-phong, ai cũng khen là lâm ly, sầu thảm, thảm thiết, ảo não, và buồn rầu.

Tính ra bài văn đó có 61 chữ vừa “than ôi”, “ôi”, và “lệ”, chia ra như sau này:

29 chữ “than ôi”
18 chữ “ôi”
14 chữ “lệ”

Một bài độ bốn trang, mà có những 61 những ấy chữ, thì than ôi! Làm gì mà chẳng bi thương!”

“Báo “Annam” của ông Vĩnh đã là báo “Annam mới” thì báo “Annam” của ông Hiếu hẳn là báo “Annam cũ”. Ông Vĩnh mới ít, mà ông Hiếu cũ nhiều. Nên báo ông Vĩnh phải đặt là “Annam mới và cũ” mà báo ông Hiếu là “Annam cũ cũ” hay “cũ cũ” không cho xong chuyện.”

Làm thơ chửi Tản Đà (họa nguyên vận một bài thơ của Tản Đà chửi trước):

Anh lên giọng rượu khuyên Phong-hóa
Sặc sụa hơi men khó ngửi quá
Đã dạy bao lần tai chẳng nghe
Hẳn còn nhiều phen mồm bị khóa
Thân mềm chưa chắc đứng ngay đâu
Lưỡi ngắn thì nên co lại nhé
Phong-hóa mà không hóa nổi anh
Túy nhân quả thực là nan hóa

“Trong nước Nam tưởng chỉ có một tờ báo cổ là báo Nam-Phong. Dè đâu lại có báo Đông-Thanh. Báo Nam-Phong không định cổ mà thành ra cổ, báo Đông-Thanh định tâm cổ mà cổ thật.”

---------------

Cuộc đối đầu thế hệ bao giờ cũng diễn ra ở bất kỳ nền văn hóa nào có một chút độc lập tính, có lúc nó cũng âm thầm, nhưng vài lúc nó bùng phát. Cuộc tranh luận (đúng hơn là cãi cọ) mang tên La Querelle des Anciens et des Modernes trong văn học Pháp cuối thế kỷ XVII là một ví dụ: thủ lĩnh bên “cựu” là Boileau, thủ lĩnh bên “tân” là Perrault.

Việt Nam đến đầu những năm 1930 có một cuộc như vậy. Ngay Nhân văn-Giai phẩm giai đoạn sau theo tôi cũng có nhiều phần là như vậy. Lúc nào cũng có đối đầu giữa thế hệ này và thế hệ kia, sẽ có lúc nó trở thành một cuộc chiến thực thụ. Sở dĩ các nhân vật Nhân văn bị đàn áp như vậy, theo tôi, cũng một phần là vì họ đã thắng thế.

Điều hay là trong những cuộc chống chọi, khi có độ lùi thời gian để nhìn lại, thì ta sẽ thấy rằng không hẳn phe nào thắng hẳn như trận Waterloo. Cuộc tranh cãi giữa Picard và Barthes xung quanh Racine đầu những năm 1960 cho thấy rằng khi viết Critique et Vérité để trả lời pamphlet của Picard, nhiều lần Barthes đã cố cãi chứ không thực sự có lý. Phe cựu cũng có lý, phe tân cũng có lý, nhưng điều quan trọng hơn hết là trong những cuộc tranh cãi ấy, phe già có lý ít.

38 comments:

  1. Chuẩn bị (hay đã) có giữa phê bình văn học cũ với phê bình văn học mới ở văn đàn Việt Nam bây giờ chưa?

    ReplyDelete
  2. chửi hay nhỉ, đọc cười chết thôi :-))), hnay e cũng mới đọc một bạn kêu gọi các nhà văn già ở HNVVN "đừng tự biến mình thành chiến binh dưới NGỌN CỜ LÁ CHUỐI trưởng thành trong phong trào BÁM TRỤ KIÊN CƯỜNG", hahaha (Z)

    ReplyDelete
  3. khiếp sao em chơi với nhiều nhân vật gớm thế :d

    ReplyDelete
  4. Entry này may có đoạn sau, chứ mỗi đoạn đầu thì mình cũng "viết" được:)

    ReplyDelete
  5. ghen tị nó cứ ngùn ngụt í nhỉ, bác nhiều fan mặc dù giò lang ben cơ mà :d

    ReplyDelete
  6. "nhưng điều "quan trọng" hơn hết là trong những cuộc tranh cãi ấy, phe già có lý ít"
    gớm xem có ai trẻ mãi được không nhá ;p

    ReplyDelete
  7. biết ngay sẽ có người nói ý này, không ngờ người đó là chị So :d

    em cũng phải chuẩn bị sẵn tinh thần và các thứ rồi mới dám nói thế chứ hihi

    ReplyDelete
  8. Tôi bắt đầu già rồi, có vẫy cánh giương vây như thế nào thì tôi cũng bắt đầu già rồi...

    Bắt đầu già, tôi cũng bắt đầu có những ý nghĩ khác, những cảm giác khác, cả những lúc thức dậy thấy cơ thể mình không như mười lăm năm trước, như một năm trước, như hôm qua...

    Welcome to "phe già"!

    ReplyDelete
  9. Anh nói rõ hơn cái ý của anh về Nhân Văn được không? tks anh:)

    ReplyDelete
  10. Ta nghiêng tai...Jul 5, 2010, 11:11:00 AM

    Lắng tai nghe Nhị chửi bên đàng
    Nhịp trầm âm bỗng điệu xàng ngang
    Ý đẹp đong đưa lời xấc xấc
    Mượt mà ắt hẳn giọng Tràng An

    Nể thay! Hay! ;-p

    Nhị "uống suốt", "chửi suốt", "say khuớt" rồi ... "quên tuốt" ;-d

    ReplyDelete
  11. các bác nghĩ là mình quên mất là đã nói gì à? đừng mơ :d

    nhathuyen: anh nghĩ có thể giải thích bằng mối tương quan quyền lực: một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và rất trẻ liệu có thể làm được gì nguy hiểm? rất ít đúng không? vậy tại sao Nhân Văn lại bị đàn áp đến cỡ đó? chắc hẳn một phần nguyên nhân nằm ở bầu không khí chung hồi ấy, khi người ta cảm nhận được là "tụi đòi chôn tiền chiến" này thực sự tạo ra được quyền lực, mà các nhân vật oách thời ấy lại toàn là tiền chiến, nên một thời họ cách mạng rồi đến lúc họ lại phản động :p

    ReplyDelete
  12. "anh nghĩ có thể giải thích bằng mối tương quan quyền lực"

    trivial: giải thích mà không giải thích, vì có mối tương quan nào không phải là mối tương quan quyền lực? nhất là ở VN?

    Nhân Văn là một "bung xung", một "vật thí mạng" để biện minh cho sự tiếp tục hiện hữu của một đám bất lực, sống trong nỗi bất an thấp thỏm lo sợ sự bất lực ấy bị vạch trần. Thực ra, có thể là bất cứ nhóm nào, không nhất thiết là Nhân Văn, không nhất thiết là "trẻ và rất trẻ": điểm này quan trọng.

    Chúng mày không lạy ông, ông đập. Chúng mày không thần phục ông, ông đập. Chúng mày mở miệng nói, ông đập. Chúng mày không làm gì cả, ông đập. Đập trở thành lẽ sống.

    Nhu cầu sát hại này vẫn còn đang tiếp tục.

    ReplyDelete
  13. thấy Borges rồi anh ạ :D

    ReplyDelete
  14. bọn hàng không cũng tốt quá nhỉ :d congrats

    ReplyDelete
  15. NVGP là scapegoat để thực hiện red herring: tung hỏa mù để đánh lạc hướng, để người ta quên đi sự việc chính yếu là tội ác to lớn.

    Cũng thế, khi nước nghèo dân đói thì các ông kiếm cớ đánh nhau, lúc nào cũng có "chuyện khác" phải lo.

    Văn học sử? Phần "sử" nhiều khi nằm ngoài "văn học", chua xót hơn, cay đắng hơn.

    ReplyDelete
  16. Hi NhiLinh, a portion of your amazing order was shipped today. The rest will be shipped soon when it's available, check mail ;-p

    ReplyDelete
  17. - “Thưa các ngài, thực vi tiên
    Muốn xem chiến đấu quẳng tiền vào đây”

    Có khi nhiều vụ hồi xưa các cụ tranh cãi nhau trên báo cũng chỉ để cho các báo đắt hàng :D

    ReplyDelete
  18. "Bún măng đây..."Jul 6, 2010, 5:54:00 AM

    Hình như ở Việt Nam người ta đồng hoá sự "già" với lạc hậu, yếu kém, tàn tích cuả "tại vị thâm niên". Đâu rồi giá trị cuả các "Senior Advisor" với những mái tóc bạc, cuả sự lão luyện, kinh nghiệm chín muồi...? Hừm, đốn hết tre, vất đi, thì các măng có sợ bị nấu bún măng vịt không ;-p

    ReplyDelete
  19. ai bảo bác thế? tình hình ở VN bao nhiêu đời nay là ngược lại chứ, cứ già là ngon, chả ai động vào được nữa, rồi tha hồ mà xoa đầu xoa mông người khác, ngay Nguyễn Huy Thiệp cũng đã có lúc nói đúng ý này, đại khái tôi già rồi, nói gì cũng không sợ nữa rồi :d

    ReplyDelete
  20. Hết Râu rồi có lấy Măng không?..Jul 6, 2010, 8:34:00 AM

    Nếu vậy, tôi đã hiểu "tình hình Việt Nam" rồi. Tôi ủng hộ những người trẻ, nhưng với ít nhất một điều kiện: là họ không được sờ vào đầu hoặc mông cuả người khác. Bác Nguyễn Huy Thiệp giả già đấy, có lẽ bác ấy muốn khuất nẻo để luyện bút pháp mới. Tôi thích bác ấy.

    ReplyDelete
  21. bác ấy nói câu ấy lâu lắm rồi, tất nhiên là "pseudo-già" :d

    không sờ mông, sờ đầu mà sờ râu (ông lái buồn để gió mơn râu - Yến Lan) thì có được không bác? :p

    ReplyDelete
  22. blospot lỗi kinh dị, chán quá :((

    ReplyDelete
  23. Nhị nói rất đúng. Mấy ông già đó bậy quá, "già" như thế bị than phiền là đúng rồi. "Đầu" cuả người ta, làm sao mà có thể "nắm" được?

    Từ cổ
    http://www.youtube.com/watch?v=nUDIoN-_Hxs

    cho đến kim...
    http://www.youtube.com/watch?v=vEc4YWICeXk&feature=related

    "đầu" người là để... làm duyên, chứ đâu có để cho mấy ông nắm?

    Nhưng còn "mông" thì sao hả Nhị??

    ReplyDelete
  24. Nhị nói đúng rồi, mấy ông "già" đó bậy quá. "Đầu" người ta là để sáng tác và làm duyên chứ đâu phải để cho mấy ông ấy "nắm"?

    Tự cổ…
    http://www.youtube.com/watch?v=nUDIoN-_Hxs&feature=related

    chí kim…
    http://www.youtube.com/watch?v=vEc4YWICeXk&feature=related

    "đầu" luôn cần tự do. Nhưng Nhị nghĩ sao về "Mông"?

    ReplyDelete
  25. "Có khi nhiều vụ hồi xưa các cụ tranh cãi nhau trên báo cũng chỉ để cho các báo đắt hàng"? - Ý cuả HY nói họ đem mạng sống cuả mình để cho các báo kiếm tiền? Mà báo chí bao cấp thì kiếm được cái gì nhỉ? Giỡn thế không xong đâu bạn ơi.

    ReplyDelete
  26. Quái, HY trích Phong hóa mà, thời Phong hóa đã có bao cấp à?

    ReplyDelete
  27. Phong hóa có phải "báo chí bao cấp" đâu hả bác Anonymous?
    Mà tranh cãi nhau thì đánh đúng thị hiếu người đọc thấy đám cãi nhau thì xúm lại, bỏ tiền ra mua báo, cũng là chuyện bình thường mà.

    ReplyDelete
  28. Ô bây giờ em mới đọc được comment của chị So, lúc nãy em vào comment không thấy ạ :P

    ReplyDelete
  29. hôm nay lỗi lung tung cả lên, loạn xà ngậu

    câu chị HY trích lại thì ý Phong hóa là ông Phạm Quỳnh, ông Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương chính trị này nọ chủ yếu chỉ là để kiếm tiền, chứ đối tượng không liên quan gì tới các tờ báo (tất nhiên là cũng có phần xỏ mấy cơ quan ngôn luận do sừ Ĩnh và sừ Uỳnh nắm)

    ReplyDelete
  30. Cái còm "xoa đầu xoa mông", có Nguyễn Huy Thiệp cuả Nhị đã bị deleted rồi, chỉ còn trơ "ủng hộ măng", là sao thiên hạ hiểu được tại sao lại có mông với đầu ở đây chứ?

    ReplyDelete
  31. Hoá ra sự thể là như vậy, cảm ơn NL.

    ReplyDelete
  32. Nhị thu dọn, sắp xếp lại các còm xong trông cũng hay lắm chứ.
    Kỳ thủ suốt đời chơi cờ làm sao tránh được có lúc cũng phải bị "chiếu tướng" bởi cao nhân tướng sĩ hoặc chỉ bởi những con tốt vớ vẩn. Lẽ ra phải bật cười, chứ sao lại tức giận?

    Chắc Nhị hồn nhiên nhất lúc chăm con và xem chúng hát... "We make our own Mr. Bunble..."

    http://www.youtube.com/watch?v=zBbMAJgBymA

    ReplyDelete
  33. à nhé chị HY ơi, thời đó các báo chửi nhau, tố nhau cũng ác liệt lắm, kiểu kiểu mấy tờ bây giờ đang đại chiến í :d

    Nhóm Phong hóa từng có lần tố nhà Tân Dân (của Vũ Đình Long) xin giấy phép in tạp chí nhưng thực chất lại in sách (trường hợp Phổ Thông bán nguyệt san)

    ReplyDelete
  34. Những vụ chửi nhau, tố nhau thì mình không rõ chỉ nhớ hồi cấp ba học văn học thời kỳ 1930 cô giáo có nói đến hai cuộc tranh luận trên báo chí hồi ấy, một cuộc là "duy vật - duy tâm" và cuộc kia là "nghệ thuật vị nghệ thuật- nghệ thuật vị nhân sinh", cái cuộc thứ hai có khởi nguồn từ truyên ngắn Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan.

    ReplyDelete
  35. Hic, cái blog này được virus gì tấn công dữ dội hay sao ấy, ko còm được. Thôi, để lúc nào được kiến kì(dị) hình em hỏi bác sau.:)

    ReplyDelete
  36. tranh luận thì nhiều vô cùng, cái đó cần đọc các "vụ án" mà Thanh Lãng là chuyên gia số một

    NT: lại có vụ gì à?

    ReplyDelete
  37. Ừ, cái blog cuả Nhị kinh dị thật. Lúc thì cắt mất mấy còm, lúc lại hiện nguyên bầy, hầu như lúc nào cũng không post comment được, rồi tình cờ click vào mũi tên ngược previous page, thì lại hiện comment ;-p - thế là thế nào nhể?? Tổ cha Gúc Gồ... hehe..

    ReplyDelete