Aug 7, 2011

Sách (XLI) Sử thì sử :)

Hai cuốn sách về lịch sử quan trọng mới xuất bản: luận án tiến sĩ của Trương Bá Cần và quyển thứ ba trong bộ sách Harvard Yenching.

(hí hí đang bị trục trặc chức năng post ảnh, để tẹo viết nốt vậy)


Đây ảnh đây rồi.

Linh mục Phêrô Trương Bá Cần bảo vệ luận án tiến sĩ tại Pháp năm 1963, tên đầy đủ của cuốn sách là Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố cơ sở tại Nam Kỳ 1862-1874, Vũ Lưu Xuân dịch, Nguyễn Thừa Hỷ hiệu đính, Từ Văn & NXB Thế giới, 459 trang.

Tiểu sử TBC thì nhiều bác biết rồi.

Quyển kia là Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới, nằm trong "Tủ sách Khoa học xã hội". Tủ sách này mấy năm nay đã in được quyển thứ nhất về tín ngưỡng, quyển thứ hai về nghiên cứu văn học (tôi có một bài :p), quyển này chuyên về khảo cổ học và lịch sử. Đây là nỗ lực thấy rõ nhất của giới nghiên cứu khoa học xã hội tại Việt Nam trong việc tạo ra một ấn phẩm tương đối tiêu chuẩn, có peer review cứng rắn. Nhìn vào sách thì vẫn thấy không ít chỗ nhóm biên tập còn để lại lỗi, nhưng quả thực là bộ sách cũng đã tạo được khác biệt không nhỏ với hệ thống tạp chí của các viện thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Trong tập sách này có mấy bài theo tôi là rất hay: "Nhận diện văn hóa Lạc Việt" của Nguyễn Ngọc Thơ, "Hoạt động thương mại kiêm nhiệm của các sứ bộ Việt Nam ở Trung Hoa thời nhà Thanh" (à há bạn Quách sướng nhá, đúng tủ kìa hehe) của Trần Đức Anh Sơn, "Quốc tế hóa lịch sử dân tộc - Toàn cầu hóa cận đại sơ kỳ và lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII" của Hoàng Anh Tuấn và "Các cải cách giáo dục và khủng hoảng của nhà trường Pháp-Việt ở Bắc Kỳ cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX" của Trần Thị Phương Hoa.

Sách cùng dạng nghiên cứu mà ngon lành mới in còn có hai quyển của NXB Tri Thức: Đối thoại Socratic I tập hợp bốn tác phẩm của Platon, do Nguyễn Văn Khoa (Phạm Trọng Luật) dịch, có cái trước đã in, thực sự là một cuốn sách công phu. Quyển kia là Phản Ki-tô của Nietzsche, Hà Vũ Trọng dịch.

Các bác xơi đi :p

6 comments:

  1. Ối, cuốn thứ 3 đã ra rồi cơ à? :))

    ReplyDelete
  2. à mà bạn Quách đang còn cầm mấy quyển định tặng tớ với mấy quyển các bạn gửi tặng tớ mà mãi chưa thấy đâu í nhờ :p

    ReplyDelete
  3. cuốn 2 bạn Nhị Linh đã có công và chọn đúng 4 bài hay, mọi người phải cám ơn nhé.
    Tôi mở sách là là xem ngay bài của GV NN Thơ vì đọc Văn minh Lạc Việt của Bác Hinh chưa thấy thỏa mãn. Công nhận là bài viết cũng trơn tru, trình bày đẹp đi. Cái dễ nhìn thấy nhất là các nhà NC Trung Hoa đã NG khá kỹ và kết luận của bài này cũng không khác hướng...
    Tuy nhiên, đọc đến tên Trần Đại Sỹ (các trang 104, 109) trong bài thì chán hẳn, đọc tên bài được trích dẫn (tr. 135) thì thật ngao ngán.
    Mọi người đã nói về CV khoa học của ông Sỹ, đặc biệt là cái bài viết kia quá nhiều rồi, tôi không cần nhắc lại; chỉ thấy lạ là một bài báo rặt chuyện đoán mò, không có trích dẫn một nguồn sơ cấp nào cả, mà cũng được ông Thơ trích dẫn.
    thấy email name của ông Thơ là poettho, thấy cũng phải thôi.
    NBD

    ReplyDelete
  4. Hèm, có 1 cuốn siêu mỏng, siêu nhẹ của em nhà thơ, với lại 1 bộ sách nợ quà sinh nhật chứ lấy đâu ra mà những "mấy". Làm như tớ nợ nần bạn Nhị Linh khiếp lắm í...:)) :)) :))

    Rất tò mò bài "Nhận diện văn hóa Lạc Việt". Nghe tên tác giả Nguyễn Ngọc Thơ mà giựt hết cả mình. Nghe bác NBD nói là kết luận theo hướng của các nhà NC Trung Hoa lại càng khiến mình tò mò hơn.

    ReplyDelete
  5. thế thì chứng tỏ việc đọc peer review vẫn còn nhiều vấn đề rồi; thật ra việc này rất mới mẻ nên hồi em đọc một trong các bài phản biện mà thực sự không hiểu tại sao cái bác í lại nói như thế để làm gì làm gì :p

    bác NBD ơi, hôm nào ta lại bàn luận về nhân vật TS cũng tên D. cũng trích dẫn TĐS nhé, à mà đồng chí í cũng có bằng TS kiểu Vũ Viết Ngoạn luôn đấy :)

    bạn Quách rất là khôn nhá hehe

    ReplyDelete
  6. 1. cũng giật mình vì không rõ bạn Quách giật mình vì điều gì. Tất nhiên Ngài PTT thì trăm tuổi từ lâu rồi...

    2.Hẹn cafe đi, lâu không gặp bạn NL rồi, nay Nhã Nam lại mới chuyển về xóm tớ...Tớ cũng tò mò về TS D. nào đó đây...
    NBD

    ReplyDelete