Feb 2, 2012

Malaparte, Thượng đế etc.

Đây Malaparte:


Trên là Thượng đế đã chết trong thành phố, bản dịch Nguyễn Quốc Trụ, không còn bìa nhưng trông vẫn Vàng Son lắm :p

Dưới là Mặt trời mù, một tiểu thuyết khác của Malaparte, bên cạnh là nguyên bản tiếng Ý.

Nhân Mr. Tin Văn nhắc tới Dieu est né en exil (Thượng đế sinh ra nơi lưu đày) của Horia, nhớ ra tôi từng nói đến nó, search mãi thì ra cái này, viết ngày 29 tháng Năm 2007. Kỳ quặc là đoạn này được viết nhân nói đến Màn của Kundera :p



Tại sao Le Rideau là một cuốn sách không tốt? Là bởi vì so với Kundera nhà viết tiểu luận (Kundera l’essayiste: đề phòng các nhà văn viết tiểu luận nhé. Đặc biệt là giọng điệu áp đặt. Tất nhiên là họ có quyền. Quyền của tài năng, phủ nhận làm sao được. Các trường hợp thuộc dạng này: Nabokov, Calvino, Nguyễn Huy Thiệp) của trước đây Kundera của Le Rideau khác lắm rồi. Nó phản ánh rất chính xác cái vị thế mà một nhà văn không được vinh hạnh chết trẻ nhưng nổi danh từ rất trẻ phải lâm vào (cứ nghĩ Vũ Trọng Phụng 28 tuổi đã kịp làm cả việc rất khó là chết!): đến cuối đời ông ta trở thành một kiểu bù nhìn cho những vinh quang trước đó giật dây. Kundera về cơ bản là không có gì thay đổi trong suốt cả đời (đời này là cái đời tính từ sau khi chàng kịp trốn được thoát khỏi cái danh hiệu nhà thơ ca ngợi Stalin. Bọn phê bình Pháp đểu lắm: khi không chịu đựng nổi mấy cái nhân vật từ xa đến cứ tưởng là chễm chệ ở đó một thời gian ngắn thôi thì hóa ra là cứ đàng hoàng tiên chỉ suốt mãi, chúng nó sẽ chơi thôi. Mới gần đây là hồ sơ chơi gọn cả ba đồng chí Rumani: Cioran, Ioncesco và Eliade, tất tật đều dính dáng đến Đoàn thanh niên Quốc xã ngày xưa. Trong những gì liên quan đến Kundera cũng thế: một luận án tiến sĩ làm ở Thụy Sỹ của Martin Rizek xuất bản mấy năm trước đã lôi tuốt tuột những thứ bị chàng giấu kín tưởng mất tăm mất tích. Hehe, bây giờ mà lục ra được những bài thơ ngày xưa Phạm Thị Hoài viết trong công cuộc chịu sự đào tạo để trở thành Trần Đăng Khoa thứ hai nhể. Những người may mắn không rơi vào trường hợp đó đều là những người có thời gian sống không lâu ở chốn phồn hoa đô hội không thể nào không nhắc đến đó (reference: Hemingway: Paris est une fête. Quel con de fêtard!) Đó là những ai: Tourgueniev, Witord Gombrowicz (đồng chí này sau Ba Lan sống một thời gian dài ở Buenos Aires rồi cuối đời mới sang Paris. Bao giờ Paris cũng cần mấy gương mặt rợ di man mọi cho nó nổi bật. Vua Đồng Khánh như một con khỉ nhé, công chúa Brancovan từ xứ Lỗ Ma Ni nhé. Milosz nhà thơ may mà không sang ở hẳn đó, chứ còn ông anh của đồng chí, cũng nhà thơ – Oskar thì phải – đời có ra gì đâu. Chính Gombrowicz một thời là khuôn mặt Trung Âu nổi bật nhất của Paris, sau khi đã tàn lụi những Kournofski, Maiakovski vân vân và vân vân. Một dạng đại sứ thiện chí/văn hóa của khối các nước láng giềng nhưng xa xa. Khi Kundera lừa lừa chạy khỏi Tiệp mang tiếng sang Rennes dạy học rồi ở lại luôn thì người ta vẫn thích, vì có một người thay thế Gombrowicz. Nhưng thay thì thay cho nó nhanh nhanh chóng chóng, ngờ đâu chàng ở lại luôn một mạch kể từ năm 1981 cho đến giờ, nghĩa là 26 năm phéng nó rồi, thời gian đúng là như bóng câu, không những thế còn lăng nhăng cả lên mấy cái tạp chí như L’Atelier du roman, kết bè kéo cánh đủ mọi loại, và không những thế còn định vươn lên làm nhà văn lớn của tiếng Pháp. Thành ra ba quyển tiểu thuyết gần đây nhất, La Lenteur, L’IdentitéL’Ignorance giới phê bình Pháp mang ra bổ cho một trận, quy cho cái tội dốt tiếng Pháp. Mà thật ra tiếng Pháp của Kundera đâu có tồi. Mặc dù nói thì kinh khủng, không thể hiểu đồng chí nói gì, giống kiểu mấy anh dân tộc Tà Lù trên miền núi nói người Kinh chúng ta hiểu làm sao cho nổi bây giờ. Nói đi cũng phải nói lại: mấy quyển đó Kundera khôn kinh, viết toàn câu đơn, mỗi câu như một mệnh đề, từ vựng quanh quẩn, nói chung là giống như trẻ con học sắp xong Abitur viết, nhưng có một cái trí tưởng tượng và lập luận của một ông già. Cũng chính vì hiện tượng kiểu đó một phần nên mới có sự di chuyển tích cực của ba nhân vật kiệt xuất nhất: James Joyce, Elias Canetti và Wladimir Nabokov). Vị thế của Kundera giống như là lưng dựa vào chân tường: nói đi nói lại những điều đã cũ để đỡ mang tiếng nhà văn nhớn mà không mở nổi miệng. Lại còn phải tích cực theo dõi tình hình tendency xem cái gì trendy thì theo ngay. Mà theo không phải lối nghiên cứu tích cực tìm tòi ý tưởng mới mẻ lần tìm về tận nguồn mà cứ búa bổ nói như phán bảo, như rút từ một quyển từ điển bách khoa toàn thư tầm vũ trụ ra. Thời gian ngay trước khi Le Rideau ra đời ở Pháp đang có phong trào theo lối sách của Pascale Casanova, La République mondiale des Lettres, các khoa văn học so sánh Sorbonne đang tìm đến một tầm khái quát hóa cao độ, văn chương thế giới etc. Thế nên có Weltliteratur. Goethe lại được phục sinh. Phía sau bức tường của các nghiên cứu hàn lâm người ta bắt đầu sờ đến các vấn đề như là bắt đầu và kết thúc của văn bản, của tác phẩm, và của văn chương. Thế nên Rimbaud ngóc đầu dậy. Thế là chàng cũng… Vấn đề là những cái kia mấy ai biết, còn Kundera đã viết thì nhiều người đọc. Một mẻ lưới chàng lười của chúng ta quơ được không biết bao nhiêu cá. Kundera là một người đầy chiến lược. Phải theo dõi từng bước cuộc đời của đồng chí mới có thể thấy được. Dĩ nhiên là Kundera đầy tài năng, đầy năng lực, và đầy sự tò mò trí thức. Nhưng nhiều cái chàng có được là nhờ tính toán chính xác. Kundera đang ở chỗ đó: một nhà văn già trở nên bảo thủ và hay nói lại những gì đã nói, nhưng vẫn cố gắng tạo ra một thứ mà anh giai ác khẩu Frédéric Badré (chính ra tôi rất quý đồng chí này) gọi là “chủ nghĩa phản chính thống thời thượng” (trong bản dịch tiếng Việt dịch ra một cách hết sức nhố nhăng là “chủ nghĩa theo thời phái sinh” hốc hốc). Một trong những quyển gần đây nhất tôi có xem qua, Les Revenances de l’histoire của Hamel (mấy đồng chí chuyên nghiệp chú ý: đây là quyển sách chứng minh một cách hết sức chặt chẽ rằng các thứ lý thuyết rất hot cho đến tận bây giờ, và sẽ còn hot ở Việt Nam trong thời gian tới, cho đến khi các nhà nghiên cứu của chúng ta bẽ bàng nhận ra là mình lại chậm chân mất rồi, đã xong rồi, và cũng đã kịp sai rồi. Tất nhiên sai đúng cần phải hiểu đừng chân phương quá. Các thứ tiểu tự sự bây giờ không còn ở trung tâm nữa, nó quay trở về chỗ vốn có của nó: bên lề. Và tiếp tục rình rình đến lúc nào đó sự buồn chán của người ta lên đến cao độ thì lại nhảy vào. Nhìn chung mọi thứ sẽ cứ như thế thôi. Cái giỏi của người theo dõi là biết được lúc nào là lúc nào. Yes. Còn không thì đến giờ vẫn cứ xưng tụng Bakhtine là thánh nhân. Tôi chả có gì nghi ngờ sự hâm mộ thực sự một số người đặt vào một số chỗ, và ý nghĩa dài lâu của một số học thuyết, nhưng hâm mộ thì cũng phải biết được thực sự là chúng nó đang ở đâu) nói đến một ý thế này: người nào cũng ra sức phát ra những diễn ngôn theo kiểu tôi ở ngoài lề tôi hẻo lánh lắm… Vấn đề này cần suy nghĩ thêm, giờ chỉ làm reference thế thôi.

Tại sao Le Rideau là không tốt (sẽ còn quay trở lại sâu hơn để đi vào văn bản một cách chính danh. Bây giờ lười đứng lên lấy sách trên giá quá. Thật ra là không rõ nó nằm ở đâu nữa. Sách này tôi đọc vài ngày sau khi in. Sau này còn nhìn thấy một quyển có chữ ký tặng của đồng chí Kundera. Ghét nhất là cái thói huyền thoại hóa vô thức thể hiện qua lối gọi tên: Kun, Che…)

Giờ thì chỉ tạm thời thế này thôi. Thêm bonus một cái cuối cùng: trước đây người ta quý Kundera còn ở chỗ đồng chí khai quật mấy Broch, Musil (Kafka thì khỏi kể, trong những năm 50, trước khi Kundera kịp nhớn để thoát khỏi cái bóng của Stalin, Alexandre Vialatte đã có những bản dịch kinh điển, và sau đó Marthe Robert, rồi Roland Barthes đã kịp chiêu tuyết nặng đô cho Kafka rồi). Tôi còn bị lừa, đâm đầu đọc Les Somnambules của Broch, chán suýt ngất. Chính ra cái hay chắc phải là La Mort de Virgile. Đến đây lại là chiều ngược lại của sự dịch chuyển các nhân vật kiệt xuất của Đông và Trung Âu sang Tây Âu (nhớ lại chi tiết “xuất khẩu các nhà thơ trữ tình” từ Tiệp ra nước ngoài nhé): các đồng chí ở các chốn hẻo lánh (có ai biết quê của Cioran, Sibiu, là nằm ở đâu không?) rất hay quan tâm đến các ông lớn ở các chốn trung tâm: ngoài Broch viết La Mort de Virgile như vừa nói còn có Horia, một Lỗ Ma Ni nhân, viết Le dieu est né en exile về đời Horace (đồng chí đại thi sĩ này bị hoàng đế nào đày đi ấy nhỉ, Claude à?) Hoặc gần đây là Hồ Anh Thái với cả Đức Phật, nàng Savitri và tôi (sẽ có entry riêng về cái vụ vui vẻ này).

-----------
Tôi vẫn muốn có quyển này, vẫn chờ được tặng hehe.

Bonus:



16 comments:

  1. "Vua Đồng Khánh như một con khỉ nhé" -> hình như là Khải Định mới phải.

    ReplyDelete
  2. Bon chen vào đây chỉ để nhắn nhủ chủ nhân blog một câu: Bạn đã phải bỏ xiền túi ra mua "Bản đồ và vùng đất" rồi, hy vọng cuốn mới ra của Kundera sẽ được "kính tặng".

    ReplyDelete
  3. What's the other three? :-p

    ReplyDelete
  4. Đâu mới có quyển tiểu sử Malaparte thôi, còn 4 :p

    ReplyDelete
  5. Vậy thêm luôn "Kaputt" cũng Malaparte (bản tiếng Pháp) cho thành còn 3 luôn nhé :) Sách tiếng Pháp hay tiếng Anh đều ok phải không?

    ReplyDelete
  6. Yes. Amazon has Euro site too. :-)

    GC

    ReplyDelete
  7. "Trên là Thượng đế đã chết trong thành phố, bản dịch Nguyễn Quốc Trụ, không còn bìa nhưng trông vẫn Vàng Son lắm :p"

    -- Hey NhiLinh, after learning Vietnamese blog for a while, I understand some BỰA's language:
    "Thượng đế đã chết cmnr trong thành phố" Hehe...

    I would like to have some Vietnamese ebooks for my iPad, could you help me? Thanks.

    GC

    ReplyDelete
    Replies
    1. Don't understand this.

      GC

      Delete
    2. Besides, please don't throw the books on the floor to take photo. The books were not well treated cmnr, aha...

      - GC

      Delete
    3. I guess:
      clgt? = (Chonlua & Giatien)? = (Selection & Price)?
      or = (Chatluong giaitri)? = (Quality of entertainment)?

      Delete
  8. Cơ mà Horace sống vào thời Augustus, được trọng đãi hậu hĩnh như công thần khai quốc chứ nhỉ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. bởi vì thật ra nhân vật của Horia là Ovide chứ không phải Horace :'(

      Delete
  9. Dính vụ Ars amatoria

    ReplyDelete
  10. Còn nạn nhân của Claudius có tên dễ nhớ là Seneca trẻ

    ReplyDelete