Feb 16, 2012

(ghi chép biên tập) Alice Munro, first time

In sách, gặp những trường hợp như thế này là sung sướng nhất, là khoái cảm của nghề nghiệp :p (Roland Barthes nói đến khoái cảm văn bản, le plaisir du texte, thì cũng có khoái cảm đọc trước hehe). Trường hợp này cụ thể là: những nhà văn không đặc biệt nổi tiếng, không phải nói đến tên một cái là độc giả văn học thông thường thích tìm hiểu biết ngay được là như thế nào, nhưng lại là những nhà văn đặc biệt giỏi, những người viết ra những thứ kinh dị huy hoàng.

Tập truyện ngắn Runaway của Alice Munro có một truyện theo lối suy tư về Shakespeare và bi kịch vô cùng cao thủ, không thể tưởng tượng nổi.

Tại sao người ta có thể viết được truyện ngắn đến mức như thế? Điều này chẳng hiểu nổi. Tôi đã rất cố gắng đọc thật kỹ Con thuyền của Nam Lê, và không thấy nổi tại sao nó lại được "highly acclaimed" như thế. Đó không phải là tài năng, đó là sự khéo léo, sự khôn ngoan trong chọn lựa. Điều đó tôi cũng thấy ở những người như Dao Strom, Monique Truong hay Lê Thị Diễm Thúy. Điều gì làm cho cũng những người qua Iowa như Yiyun Li viết được như thế, mà Nam Lê không được như thế?

Chịu, trong khi chờ đợi thì đọc Alice Munro :p

10 comments:

  1. Chắc là nói về truyện Tricks rồi:)

    ReplyDelete
  2. Không phải tricks, mà là Thầy, Sư Phụ, Trường Phái. Yiyun Li có Thầy là Trevor, tổ sư viết truyện ngắn. Viết văn là phải có Thầy. Những người không có Thầy, chỉ sau tác phẩm đầu, là hết vốn sống. Thầy dậy chúng ta sống hoài, viết hoài, còn hoài
    Đó là sự thực.
    Thầy chính là Bạn đấy.
    NQT

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ý em là bạn NL nói về truyện Tricks trong tập Runaway bác Tin Văn ạ.

      Delete
  3. Em chưa đọc Dao Strom, Monique Truong nhưng Lê Thị Diễm Thúy em nghĩ tiềm năng khác Nam Lê chứ. Ở Nam Lê là sự thông minh, sự thông minh thường dễ tẻ nhạt. Iowa là mơ mộng của nhiều người, nhưng Iowa không phải là một cái dấu chỉ duy nhất, hay quan trọng nhất pk?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái anh thấy rất rõ khi đọc các nhà văn này là: đọc đến chỗ này chỗ này mình có cảm giác từ tiếp theo sẽ là gì, và thường xuyên đoán đúng, kiểu như là có một công thức lập trình nào đó.

      Còn thông minh thì sao lại tẻ nhạt nhỉ :p trong tập "Con thuyền" anh thấy chỉ có truyện "Gặp Elise" là tương đối khá, còn lại thì cứ như spaghetti luộc quá nhừ hết.

      Delete
    2. em đọc thì thấy nó hơi kỹ thuật, đặc biệt trong cấu trúc, như đang đọc kb hollywood vậy, có hồi hộp, có bất ngờ trong tinh tiết, chỉ thấy sự tinh khôn, đọc xong trôi tuột.
      eHoàng

      Delete
  4. @ Gỗ Mun. Sorry, tôi hiểu lầm.
    @ Nhã Thuyên: LTDT còn làm nghề khác nữa, diễn viên solo cái gì đó, tôi quên mất, văn chương chưa hẳn là đam mê số 1 của cô này.

    ReplyDelete
  5. "Thông minh" theo nghĩa lựa chọn thông minh ấy. Từ đề tài, câu chuyện, blah...E không yêu kiểu văn chương /làm văn chương của Nam Lê. Như là k đi ra từ cá nhân họ. Em không biết có trùng với ý anh khi dùng "lựa chọn khéo léo", nhưng em nghĩ từ "thông minh" có lẽ ...dễ thương hơn:P. Nhưng LTDT có một nguồn cảm xúc mãnh liệt và trực diện hơn với bản thân cô ấy, với quá khứ (của cô ấy?). Nhất là những bài thơ em được đọc.
    @bác Tin Văn: em nghĩ là chỉ biết được rất ít, rất ít về một người khác. Em thích ý bác nói về thầy, trường phái, bạn.

    ReplyDelete
  6. Hay đến thế cơ ạ? Chờ review đầy đủ của bác

    ReplyDelete
  7. An American told me that she cried while reading The Sorrow of War by Bao Ninh, she enjoyed reading Nam Le but Yiyun Li helped her to KNOW about China.

    If you were a writer, would you like to see the readers crying, enjoying or just trying to... know about... you?

    Nam Le didn't try to be a clever writer. He's just still... not enough ripe, just so green young and poetic. People love his face :-)

    ReplyDelete