May 4, 2013

Dịch thuật Việt Nam: Hình ảnh và tư liệu

Cái xứ này, cái thời này, con người ta quá bị mờ mắt bởi cái ngọn nhọn hoắt lóng lánh đính đèn nhấp nháy, mà cố tình quên đi rằng, làm gì có cái gì được xây nên từ hư vô, mà không có gốc rễ. Làm gì có chuyện ai cũng có thẩm quyền về mọi thứ, láng cháng rẽ qua cấu trúc xã hội, sờ tí nhà nước, vuốt lưng giá vàng, bình luận bóng đá, mông má dân chủ, thổi tù và ngôn từ, ưỡn ngực fallacy.

Dịch thuật Việt Nam, nếu chưa sờ vào hàng trăm, hàng nghìn "cặp" như những bức ảnh dưới đây, thực sự sờ vào, giở ra, nghiền ngẫm nhiều năm, thu thập tư liệu, tìm cách hiểu, tra cứu, tham vấn nhiều nguồn... thì chỉ là nói khoác, là bốc phét.

Dưới đây là một phần sinh động lịch sử dịch thuật Việt Nam. Những bức ảnh này có được từ một "trận thi đấu" giữa vài người mê sách sống ở khắp nơi tại Việt Nam. Cuộc chơi vui vẻ ấy thật ra còn đóng góp cho công cuộc tìm hiểu dịch thuật Việt Nam từ bản chất đến các biểu hiện hơn nhiều so với những trò điêu trá xuất hiện trên báo chí thời gian gần đây.

Một phần tư liệu là của tôi, nhưng còn có sự tham gia của các bạn: NTT, VHT, MRN, HTN, LVT, TQT.

















































12 comments:

  1. Sorry bác, link nếu được đăng sẽ là link này: http://www.dichthuat.com/blog/2013/05/10/mot-so-sach-quy-va-sach-dich-tieng-viet-do-nhi-linh-tong-hop/

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vâng, nhưng sách ở đây còn là của các bạn mà tôi nêu tên tắt ở phía trên nữa bác nhé.

      Delete
  2. king king king :D

    ReplyDelete
  3. Rất thích thú được xem "triển lãm" sách dịch trên đây! Tôi có cảm tưởng đa số những cuốn giới thiệu ở trên được xuất bản - hay in lại - từ sau '67 (năm tôi rời VN!) vì thấy lạ mắt!

    Chẳng hạn hai cuốn do cụ Bùi Giáng dịch, Hoàng Tử Bé và Khung Cửa Hẹp, tôi vẫn còn giữ từ hồi đó bìa khác hẳn. Bìa cuốn Hoàng Tử Bé tôi có giống hệt như những cuốn tiếng Pháp (bìa là tranh của chính tác giả Saint Ex.).

    Cuốn "Của Chuột và Người", tôi nhớ, do chính Duyên Anh dịch (dịch phẩm hiếm hoi của nhà văn này). Sở dĩ tôi nhớ vì thời đó có cuộc bàn tán về nhan đề (sai): chữ "of" trong "Of mice and men" không có nghĩa "của" mà là "(Nói) Về".

    Theo tôi, nhan đề "Các nhà kinh tế vĩ đại", "có vấn đề" dù chưa đọc cuốn đó. Thứ nhất, "Economic philosopher / thinker" không phải là "nhà kinh tế" (ecomomist), mà là "triết gia (tư tưởng gia) kinh tế". Thứ hai - chuyện này có thể tranh cãi - tôi nghĩ không nên dùng "Các" mà dùng chữ "Những".

    Sự khác biệt giữa "các" và "những" rất "tinh tế" (subtle). Theo tôi, tuy cả hai đều là mạo từ chỉ số nhiều, nhưng "các" chỉ dùng khi nói đến một tổng thể (nhóm, loại) "bất định", trong khi "những" có tính "chỉ định". Như trong câu thơ (của Hoàng Trúc Ly?):
    ... Những người con gái bên kia ấy
    Không biết giờ đây có nhớ tôi?

    Tác giả muốn nói đến những "nàng" (nhất định) nào đó của mình, chứ không nói đến tất cả những "nàng" xuất hiện trong quá khứ ("bên kia ấy") của mình. Dùng "các" ở đây sẽ vô nghĩa. Cũng thế, nhan đề bài viết (tôi tưởng tượng ra) "Những người con gái Sài Gòn" hay "Các người con gái Sài Gòn" báo trước hai nội dung khác nhau. Đây chỉ là ý nghĩ cá nhân, xin chia xẻ vậy thôi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Duyên Anh dịch "Of Mice and Men" ạ? :p bản dịch trên đây là của Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu Tập.

      Delete
    2. Chắc là "thằng" trí nớ lại lừa tôi cú nữa rồi, chả lẽ hai dịch giả lại sai giống nhau?! :D

      Delete
    3. Tôi nghĩ Duyên Anh không dịch "Of Mice and Men" đâu.
      Trước Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu Tập,ông Võ Lang đã dịch cuốn này. Anh Lâm Vũ nhớ đúng, trong thập niên 60 nhiều nhà văn đã tranh luận sôi nổi về cách dịch tựa đề cuốn sách.

      Delete
  4. "Of Mice and Men" chính xác là "Của Chuột và Người", Steinbeck mượn thơ của Robert Burns, "The best laid schemes of mice and men often go awry." "Of" rõ ràng có nghĩa là belonging to mice and men chứ không phải là regarding mice and men.

    Anon2 :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. nội dung truyện tôi nhớ là khá mập mờ, nhưng nhìn thấy từ "của" ở vị trí oái oăm như vậy, chắc hẳn các dịch giả đã phải tìm hiểu và cân nhắc không ít

      Delete
    2. Cám ơn hai bác nhiều lắm :)

      LV

      Delete