Jul 1, 2016

khủng hoảng châu Âu

châu Âu lúc nào cũng khủng hoảng


sự đối lập (hay sự khác biệt) giữa nước Anh và "lục địa" (xem ở kia) còn nằm ở những chỗ không hẳn là thể hiện trong các sự kiện lịch sử: cho một hình dung về điều này, có thể đọc một bài conference của Karl Popper hồi đầu thập niên 60 của thế kỷ 20 về nguồn gốc của biết và nguồn gốc của vô tri, đó là khi Popper nhắc lại và đào sâu vào sự khác biệt giữa triết học Anh (dựa trên quan sát) và triết học lục địa (dựa trên lý trí)

tất nhiên, sự khác biệt này là gần như không thể ước lượng một cách cụ thể, vì chẳng bao giờ chúng đối lập với nhau một cách cơ học: Edmund Husserl danh tiếng của "lục địa" lại chính là một người rất gần gũi với "tinh thần Anh"

kể cả Kant cũng thế (vị trí quan trọng của David Hume); ta đã có thể quay trở lại với một vấn đề còn hơi bỏ lửng: tại sao "Vorstellung" của Schopenhauer lại cần được dịch thành "biểu hiện"?

là bởi vì Vorstellung không là gì khác ngoài "hiện tượng" trong hệ thống của Kant; điều này được phát biểu một cách tường minh ngay trong Die Welt als Wille und Vorstellung

Schopenhauer sử dụng lại "hiện tượng" của Kant, với "extension"

(để hiểu khái niệm "extension", tôi đề nghị đọc bình luận của Paul Ricoeur, không trực tiếp về triết học của Husserl nhưng ở trong một bộ sách rất phổ biến, Temps et récit, đó là khi Ricoeur bình luận về khái niệm thời gian ở thánh Augustin; thời gian chỉ trở thành thời gian của con người thông qua đường lối của tự sự [nhiều nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam nghĩ Temps et récit là một tác phẩm thuộc "lý thuyết văn học", nhưng điều đó là hoàn toàn sai]; Ricoeur cũng là nhân vật quan trọng hậu Husserl, một trong những ngả đường để hiểu Husserl)

và, đến lượt mình, Husserl cũng lại lấy "hiện tượng" (có thể coi là phần lớn từ Kant); cuốn sách trong ảnh hay được gọi ngắn gọn là Krisis, một cách quy chuẩn, nó là nội dung chính của Husserliana VI

Gilles Deleuze từng có lần biện hộ cho triết học, nói rằng người ta bảo triết học hệ thống đã chết, nhưng đấy chỉ là vì từ "hệ thống" được hiểu khác đi, chỉ nói thoáng qua như vậy chứ không bình luận thêm

thật ra điều này không đúng lắm, mà đúng hơn, các hệ thống mặc dù phong phú đến như thế nào, về cơ bản chúng chỉ nói đúng một câu chuyện, từ đó mà càng ngày chúng càng đánh mất năng lực "chuyển động", có vẻ là điều cần thiết cho một thứ mà ta có thể gọi là "sức sống" (Nietzsche chính là thời điểm của sự phá vỡ tính chất hệ thống chung này, và triết học của Nietzsche thường được xếp vào "triết học phả hệ")

rất nhiều thứ ở Nietzsche lặp lại một cách quái dị, tại các tầng sâu nào đó rất khó nắm bắt, ở Michel Foucault (chứ không phải ở Gilles Deleuze như người ta vẫn hay nghĩ); cuốn sách trong ảnh của Foucault (Khảo cổ sự biết) là khi mọi thứ bị xáo tung lên, trong đó "cái chết của con người" vẫn hay được nhắc đến ở Việt Nam bên cạnh "Cái chết của tác giả" (Roland Barthes) chỉ là một biểu hiện rất rất nhỏ trên một phương diện không mấy quan yếu

chỉ có thể từ Foucault mới có thể nhìn Nietzsche rõ nhất; còn Schopenhauer? thật ra Schopenhauer có môn đệ không? không có, và để nhìn được Schopenhauer, cách tốt nhất chính là xuất phát từ Cioran

5 comments:

  1. Nói tào lao; chỉ là vấy bùn đục nước trông sâu; nói nhiều nhưng rổng tuếch.

    ReplyDelete
  2. đâu có nhiều lắm, tôi sợ tôi chính là người nói ít và viết ngắn nhất ở Việt Nam bây giờ đấy, chắc điều đó không sai đâu

    ReplyDelete
  3. Bạn vẫn có một "điểm son": Can đảm đăng tải một ý kiến phê phán tiêu cực. Đó là đặc trưng hóa của trí thức. Plato từng nói có hai loại người: "One who has something to say; one who has to say something!"

    ReplyDelete
  4. phải nói là hết sức trí thức Việt Nam:

    chửi đổng cái đã, rồi sau đó gọi chửi đổng là "phê phán", rồi xoa đầu dạy dỗ, có trích dẫn đàng hoàng, nói chung là đủ hết

    được đào tạo lò nào ra mà oách thế?

    ReplyDelete
  5. Không "chửi đổng" như bạn nghĩ. Nhận định của tôi là khách quan và trung thật. Tôi khen bạn cũng rất thành thật. Không phải trịch thượng hay "xoa đầu dạy dỗ" như bạn nghĩ. Nietzsche có lần nói: "phục vụ sự thật là điều khó nhất để làm."

    Không như bạn, nhiều trang mạng Việt ngữ tránh né đăng tải bất cứ một phê phán như thế về họ. Thế thôi. Complimentary! Thân chào bạn nhé!

    ReplyDelete