trời ơi, mãi tôi mới hiểu ra (thật ra tôi rất chậm hiểu, lại thêm lơ đãng, và cũng vì không ngờ trên đời lại có tồn tại một cách hiểu như thế) là có những người hiểu cuốn sách của Schopenhauer (tên gốc tiếng Đức: Die Welt als Wille und Vorstellung, tên tiếng Pháp: Le Monde comme volonté et comme représentation, tên tiếng Anh: The World as Will and Representation) theo ý Schopenhauer muốn nói ý chí của chúng ta, trí tưởng tượng của chúng ta về thế giới như thế nào thì thế giới là như thế
không có gì sai hơn thế
Schopenhauer không định nói vậy (nói vậy thì ngu thật), và Die Welt có một địa vị như thế trong triết học phương Tây tất nhiên không phải vì chỗ Schopenhauer định nói vậy
(những người khác cứ đề xuất xem nên dịch ra tiếng Việt cái nhan đề kia như thế nào nhé: cái tên hay được dùng xưa nay ở Việt Nam - mặc dù chưa có bản dịch đầy đủ - là Thế giới như là ý chí và biểu tượng là không đúng: chỉ cần biết Schopenhauer thực sự muốn nói gì là sẽ không thể dịch sai được, cuốn sách của Schopenhauer gồm bốn "quyển", I và III về Vorstellung, II và IV về Wille, ấn bản nhì thêm nhiều phụ lục; nếu muốn hiểu Schopenhauer, trước hết hãy nhớ đó là một con người của số bốn, ngay luận án tiến sĩ của ông ấy đã thể hiện rõ điều đó, nó bàn về cái rễ chia làm bốn, hay bốn cái rễ, hay cái rễ gồm bốn khía cạnh, thật ra đã chính là nền tảng cho toàn bộ Die Welt, mà ấn bản đầu tiên in ngay sau đó chỉ vài năm; cả đời, Schopenhauer chỉ có đúng một cuốn sách, là Die Welt, tuy rằng nó được viết rất sớm, và tuy rằng Schopenhauer cũng có viết một số thứ nữa)
thật ra, tôi rất ngạc nhiên ở một điểm: lẽ ra Schopenhauer phải được biết rất rộng rãi ở Việt Nam từ lâu (và không bị hiểu sai), vì Schopenhauer, ít nhất là trong mắt tôi, là một người phương Đông lạc vào thế giới phương Tây, chính với người phương Tây triết học của Schopenhauer mới khó tiếp cận (và quả thật nó đã gây nhiều ai oán); có vài trường hợp tương tự: trước Schopenhauer rất lâu, từng có một nhân vật, là Montaigne (chính là người tôi định tiếp nối vào sau thời của Erasmus, Machiavelli - xem ở kia - trong một sự trình bày khác, của riêng tôi, về một số điều)
nhưng điều này (việc Schopenhauer vắng mặt, và bị hiểu sai trầm trọng ở Việt Nam) không quá phi lý: sau khi đã nhìn rộng ra, cố đẩy các giới hạn đi càng xa càng tốt để nắm lấy một bức tranh toàn cảnh, kết luận của tôi là trí thức Việt Nam rất nhiều thế hệ đọc sai khủng khiếp, sự sai này thể hiện rõ rệt đến rợn người trong triết học
gần đây, tôi hay nhắc đến Gabriel Marcel là bởi, giữa đống triết học phương Tây được xử lý, bàn luận tại Sài Gòn một thuở, đó chính là triết gia thuộc vào một thứ có thể gọi là lựa chọn đúng; chính Marcel chứ không phải một loạt triết gia khác rất nổi bật thời đó
chưa nói gì đến những tác giả rất vô ích như Jean-Paul Sartre và Albert Camus; di sản tai hại của hoạt động triết học một thuở của Sài Gòn nằm chính ở Sartre và Camus: trong danh sách những người hiểu, tức là các nhân vật cần đặc biệt quan tâm, chưa bao giờ có tên Sartre và Camus; ở trong câu chuyện ấy, cũng cần nhìn nhận vai trò của Bùi Giáng một cách tinh tế, mà tôi sẽ nói kỹ khi trình bày về triết học ở Sài Gòn trước 1975, nhưng có thể nói ngay, lựa chọn Camus ở Bùi Giáng thuộc về lĩnh vực của "chọn điều đỡ tồi tệ nhất"; chỉ có điều, chọn điều tốt nhất cũng chính là chọn điều tệ nhất (vấn đề không phải là lựa chọn, mà vấn đề là không lựa chọn)
triết học của phương Tây có các "trục", mà chỉ một sự hiểu đích thực mới dẫn tới chọn đúng (đây cũng vẫn là chuyện đọc đúng); trục Hegel, trục Heidegger, trục Husserl không phải lựa chọn đúng; chúng ta sẽ từ từ nói tất cả những chuyện này; khi mà bỗng nhiên có một lựa chọn xếp được vào loại đúng, thì nó lại rất hay xuất hiện dưới một hình dạng khủng khiếp, trường hợp Kierkegaard gần đây là một ví dụ, đó chính là một sự sỉ nhục Kierkegaard, gây ra bởi vài người quá thừa tự tin và quá thích uốn éo
hôm trước tôi đã nói, Schopenhauer để sau, Nietzsche trước đã (Nietzsche viết quyển thứ ba của Unzeitgemäße Betrachtungen tức là Schopenhauer nhà giáo dục đã có bản dịch tiếng Việt từ lâu, trong đó Nietzsche thể hiện mình ngưỡng mộ triết học của Schopenhauer đến mức nào, nhưng về sau nhiều lần Nietzsche phê phán Schopenhauer dữ dội, chẳng hạn trong La gaya scienza, Nietzsche mỉa mai sự "bi quan" của Schopenhauer không ra gì: nhưng nếu rút gọn Schopenhauer vào riêng phạm trù "bi quan", cũng như rút gọn Nietzsche vào riêng phạm trù "hư vô chủ nghĩa" thì tức là đã không hiểu gì), nên giờ chỉ nói về một chuyện nhỏ: Schopenhauer trình bày về giấc mơ như thế nào (để tiếp nối chủ đề ở kia)
chắc chắn Schopenhauer hiểu về giấc mơ hơn nhiều so với một nhân vật nói rất nhiều về giấc mơ: Sigmund Freud (tuy rằng Freud từng công nhận mình lấy rất nhiều cảm hứng từ Schopenhauer, chủ yếu các bình luận về sự điên)
Schopenhauer nhắc lại Hobbes (tôi từng viết một bài về Hobbes và Locke, có đăng báo lâu rồi, giờ chẳng biết đâu): nếu khi ngủ mà mặc đầy đủ quần áo thì khi thức giấc khả năng cao là ta sẽ rất khó phân biệt ranh giới giữa mơ và thực (chính vì thế, đi ngủ thì nên cởi truồng :p), rồi sau khi trích Shakespeare và Caldéron tức là những người coi cuộc đời chẳng qua là một giấc mơ (cộng thêm phân biệt của Kant về mơ dài và mơ ngắn) thì Schopenhauer trình bày một hình ảnh, chắc hẳn là hình ảnh cự phách nhất từng có, khiến ta có thể hiểu ngay về giấc mơ (có lẽ Schopenhauer làm được như vậy là nhờ hiểu thấu đáo khái niệm "maya")
theo Schopenhauer, cuộc đời là một quyển sách, quyển sách mà ta lật ra đọc; ở trạng thái tỉnh, sự đọc của ta là liền mạch, tịnh tiến - điều này rất dễ hiểu; tuy nhiên, cái phiền là cả ở trạng thái ngủ, ta vẫn tiếp tục đọc ở trong sách, nhưng theo một cơ chế khác, ngẫu nhiên, thành thử có khi ta giở trúng trang từng đọc, lại có lúc mở thế nào trúng luôn một trang chưa bao giờ đọc; từ một vị trí cao hơn, để có thể nhìn bao quát, giấc mơ và trạng thái tỉnh không có ranh giới rõ ràng, bởi vì tất tật đều nằm trong cùng một quyển sách
ở đây, ngoài việc giải thích vô cùng hữu hiệu mơ và thực, Schopenhauer còn đồng thời làm một điều: cho thấy quyển sách có ý nghĩa như thế nào đối với con người; đừng tin ebook với cả Internet các thứ: quyển sách sẽ chỉ biến mất cùng sự biến mất của loài người (xem thêm ở kia)
còn dưới đây là "kẽm": cuộc đời cũng hoàn toàn có thể được trình bày dưới hình dạng quan tài:
Những quan tài bằng kẽm: cuốn sách hồi 1989-1990 của Svetlana Alexievitch (nhan đề gốc tiếng Nga là Các chàng trai kẽm), ghi nhận về cuộc chiến tranh Liên Xô-Afghanistan, nó len vào giữa hình dung của đông đảo người Liên Xô về một cuộc chiến tranh sạch sẽ, anh hùng bên Afghanistan, và những quan tài kẽm được chuyển về (có thể là theo lối lén lút), trong đó có khi chứa vài mảnh cơ thể chèn thêm đất cho đủ độ nặng, vì không còn chân tay gì cả
Thú vị đó
ReplyDeleteKant cũng sinh ra một trục. Nhưng trục này quy tụ cả những người chịu ảnh hưởng và những người chống. Những người chịu ảnh hưởng chủ yếu từ cách đặt vấn đề của ông ấy (ví dụ Husserl); những người chống ông ấy thì nhiều hơn, nhưng cũng danh phận khá khẩm (ví dụ Gadamer, Bourdieu).
ReplyDeleteCó người cho rằng Wittgenstein cũng tạo nên một trục.
nếu là bác, bác sẽ dịch tên quyển của schopenhauer thế nào?
ReplyDeleteDịch là "Thế giới như là ý chí và biểu tượng" thì sẽ dễ nhầm với khái niệm "biểu tượng" đang có, trong văn hóa học chẳng hạn. Dịch là "hình dung" cũng có ý của nó, nhưng lại mất đi khía cạnh "ý chí" của thế giới, tức là cái mặt bên kia mù quáng điên khùng vớ vẩn của nó. hehe.
Deletethế giời chả có trật tự gì cả, thế mới đau :p
Deletechính ở đây câu trả lời của Michel Foucault cất lên: ấy thế nhưng thế giới vẫn có trật tự, miễn là đủ sức nhìn thấy
Đau hơn nữa là con người vẫn cứ muốn đi tìm trật tự, hehe...
DeleteTrong bản dịch "Câu truyện triết học" của William James Durant ni cô Trí Hải và Bửu Đích ( chắt của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm) dịch là: "Thế Giới: kể như Ý dục và Biểu tượng" có hợp ý anh không ?
ReplyDeletecó lẽ là không; hình như tất cả những ai từng nhắc đến quyển này trong tiếng Việt đều chưa bao giờ đọc nó
ReplyDeleteẶc, không ngờ Nhị Linh có thể hiểu sai đến mức buồn cười ý mình đến như vậy. Mình đã nói là mình chỉ bàn về việc chọn từ nào để dịch Vorstellung, chứ không bàn về bản thân khái niệm đó, vì giả định rằng cả hai đều có chung cách hiểu, ít nhất là theo cách cơ bản nhất. Mình sẽ chứng minh là từ "hình dung" hợp lý hơn, song dĩ nhiên không phải là hình dung theo kiểu tôi hình dung thế giới như thế nào thì thế giới nó như thế, chả có cái triết học nào lại ngớ ngẩn hơn thế.
ReplyDeletelẽ ra anh không nên nói thêm bất cứ điều gì
ReplyDeleterất nghiêm túc đấy
https://www.facebook.com/notes/%C4%91inh-b%C3%A1-anh/v%E1%BB%81-m%E1%BB%99t-kh%C3%A1i-ni%E1%BB%87m-c%E1%BB%A7a-schopenhauer/10153674642168176
ReplyDeleteđây là do "ý chí" của riêng anh đấy nhé
ReplyDeletetrong lĩnh vực triết học ở Việt Nam, chuyện tương tự đã xảy ra rất nhiều rồi, cách đây vài năm, một nhân vật rất nổi tiếng viết hẳn trong sách nhắc đến Maurice Blanchot và gọi "L'Entretien infini" là "công việc bất tận"
như thế cũng lộ ra là nhân vật ấy chưa đọc đến một dòng cuốn sách của Blanchot, vì nó là "cuộc trò chuyện bất tận"
tại sao phải nói đến một cuốn sách khi chưa đọc nó? để cho oai à?
không đọc hay chưa đọc một cuốn sách nào đó đâu phải là tội ác
(à mà nói thế thôi, ở một số trường hợp, không đọc hoặc đọc mà không hiểu chính là tội ác)
bực, định stop, mà thôi, thế thì không khí không được hay lắm. mà không khí đôi khi rất quan trọng.
ReplyDeletemình chưa đọc (thực sự) bộ welt als không có nghĩa là chưa đọc gì (ít nhất là... siêu hình tình yêu, và chỉ thế thì cũng đủ để không thể hiểu thế giới như thế nào là do ý chí và tưởng tượng của con người mà ra, và một loạt các thứ linh tinh khác VỀ schopenhauer), nên thực ra mình hiểu tại sao CVD cảm thấy lấn cấn với hai từ ý chí và biểu tượng, (có lẽ theo CVD thì nên dịch là "ý muốn" và "biểu hiện"?)(wille: muốn. vorstellung: biểu hiện của muốn), và thực ra là mình hiểu những điều CVD muốn nói, song mình cũng hiểu các thứ khác mà những lựa chọn kiểu đó sẽ gây rắc rối... (dĩ nhiên, mình luôn có thể sai, nhưng sẽ quá nhàm chán nếu cứ phải nói thế trước và trong các tranh luận). và nói thật nhé, người ta có phải đọc nghiêm chỉnh cả một cuốn sách để nói về một khái niệm gì đó không? và CVD đọc nghiêm chỉnh bao nhiêu cuốn sách trong số những cuốn sách mà CVD nói tới. và hỏi thật, CVD đọc cặn kẽ bộ Welt als Wille... chưa? Đọc kĩ Kant chưa?... Và CVD có thể thực sự đọc hiểu Hegel không (chỉ đơn giản là đọc hiểu thôi), khi xếp Hegel vào trục sai lầm?... Mình nghĩ, là hoàn toàn bình thường khi người ta bàn tới một cuốn sách từ các nguồn thứ cấp chứ không phải đọc nó trực tiếp (trừ một số triết gia, ai còn thời gian mà đọc hết Kant, Hegel, Schopenhauer, Nietzsche...)?
Nói thêm, ở một câu chuyện khác, thực ra thì mình hiểu tất cả những gì CVD muốn nói về nguyễn du, kafka, cúi xuống, thien khải, transzendental etc., và mình phải nói là cách tiếp cận của mình có chỗ giống, song về cơ bản là khác cvd, mình xem các note của CVD như là những ghi chép ý tưởng (nhiều ý tưởng, đó là lí do mình đọc blog này thường xuyên.), nên thỉnh thoảng rách việc vào comment một hai câu, và đôi khi viết gì đấy chỉ là muốn "thông báo" đã đọc, như một cách ủng hộ (việc viết các notes).
Không phản đối sự gay gắt và thẳng thắn. Nhưng trong mấy vụ thế này thì mình nghĩ điều quan trọng là “we're alive, please be gentle.”. And I tell you that not because I want to show my "wille", but because of the good will.
anh quá sai lầm rồi
ReplyDeletehiểu tức là hiểu. không hiểu tức là không hiểu, chẳng có đoạn giữa nào đâu
ngay từ đầu chính anh nói là "tưởng tượng" rồi còn gì
hay là vài hôm nữa anh hãy nói tiếp?
nói thật ra trước nay mình ít nghĩ về khái niệm này, phải dùng một vài lần thì vẫn dùng là "biểu tượng", vì nó đã có rồi (như trong một chú thích của cuốn "Thế giới như tôi thấy"), dù không thoải mái. cái "hình dung"-"tưởng tượng" mà mình nói ban đầu cũng là cách test để chọn từ thôi, như kiểu vân vê các từ để chọn... rốt cuộc từ "hình dung" mình cho là phù hợp, và ngay cả khi nói hình dung, tưởng tượng ban đầu thì chúng cũng không được hiểu theo cách thông thường, và mình có nói là cứ để độc giả đọc vào sẽ hiểu.
ReplyDeleteNếu muốn, CVD có thể viết bài về lựa chọn cách dịch của CVD cho Wille và Vorstellung (một cách cặn kẽ), và mình sẽ comment nghiêm chỉnh là nó không thỏa đáng (Lựa chọn của mình là: Ý chí và hình dung). Như đã nhấn mạnh, ngay từ đầu, mình chỉ muốn nói tới cách dịch. Dĩ nhiên sau mỗi cách dịch là một cách hiểu, và phải hiểu đúng mới dịch đúng. Nhưng chỉ là những comment ngắn, nên mình không thể nói dài được...
có ai biết cuốn Thế giới như là ý chí và biểu tượng ở Việt Nam mình chỗ nào bán ko, sao tìm mãi chẳng thấy ở đâu bán. Hay là tên khác nhỉ?
ReplyDeletethế thì tìm kỹ hơn đi, chắc tìm chưa kỹ lắm rồi
ReplyDelete:), tìm kỹ lắm rồi, Nhị Linh có biết thì chỉ giùm đi. tks.
ReplyDeleteà, dĩ nhiên là tìm kỹ cũng không thấy rồi, vì làm gì có đâu hehe
ReplyDeleteấy có biết vì sao ko có ko? do cấm? hay do ko ai dịch?
Deleteấy, có những chuyện phức tạp lắm, sao mà biết được
ReplyDeleteuh, đúng :)
DeleteNhị linh có bản tiếng việt của cuốn thế giới như ý trí và biểu tượng ko?? Cho mình xin với. Nếu ko có tiếng việt cho mình xin ta cũng đc. Cảm ơn add nhé
ReplyDelete"Ý" của Vương Dương Minh: "身之主宰便是心,心之所发便是意,意之本体便是知,意之所在便是物。如意在于事亲,即事亲便是一物;意在于事君,即事君便是一物;意在于视、听、言、动,即视、听、言、动便是一物。所以某说无心外之理,无心外之物。《中庸》言‘不诚无物’,《大学》‘明明德’之功,只是个诚意,诚意之功,只是个格物。” 先生又曰:“‘格物’如孟子‘大人格君心’之‘格’,是去其心之不正,以全其本体之正。但意念所在,即要去其不正,以全其正,即无时无处不是存天理,即是穷理。‘天理’即是‘明德’,‘穷理’即是‘明明德’。”
ReplyDeleteĐào Trinh Nhất cắt nghĩa: "Tâm là ông chủ của thân. Cái chỗ thiêng liêng sáng suốt của tâm, gọi là lương tri, tự trời phú bẩm không ai không có. Cái lương tri thiêng liêng sáng suốt ấy mỗi khi cảm ứng mà phát động ra, tức là ý. Hễ có tri thì mới có ý, không tri thì không có ý vậy. Như thế, ý chẳng phải cái thể của tri thì là gì? Ý đặt vào đâu, tất nhiên ở đây phải có vật."
"Will" trong bản dịch của Wing-tsit Chan: "The master of the body is the mind. What emanates from the mind is the will. The original substance of the will is knowledge, and wherever the will is directed is a thing. For example, when the will is directed toward serving one's parents, then serving one's parents is a 'thing.' When the will is directed toward serving one's ruler, then serving one's ruler is a 'thing.' When the will is directed toward being humane to all people and feeling love toward things, then being humane to all people and feeling love toward things are 'things,' and when the will is directed toward seeing, hearing, speaking, and acting, then each of these is a 'thing.' Therefore I say that there are neither principles nor things outside the mind. The teaching in the Doctrine of the Mean that 'Without sincerity there would be nothing,'and the effort to manifest one's clear character described in the Great Learning mean nothing more than the effort to make the will sincere. And the work of making the will sincere is none other than the investigation of things."
giờ mới thấy, một loạt đã xóa tên, không chỉ Đinh Bá Anh, Hoàng Phong Tuấn
ReplyDeleteI don't know. Chắc lâu quá không viết gì, nó tự xoá đấy, ông tướng ạ.
ReplyDeleteso fuck Google and fuck Page (not Jimmy)
ReplyDelete