đây là ấn bản lần 3, 1885
trang đầu của quyển sách (gọi là trang đầu, nhưng thật ra nó là trang số 3):
trang 9 của quyển sách:
và tiếp theo, sẽ như thế nào? sẽ chẳng như thế nào cả, thêm mấy dòng nữa ở trang số 10 rồi hết ("chung"):
Những ai ở trong giới sưu tầm (và thực sự chuyên sâu) sẽ biết để mua một chục trang giấy như thế này, hiện nay người ta phải bỏ ra số tiền đủ kiếm một tủ sách vài trăm quyển, đủ dùng cả đời cho một người bình thường, thích đọc sách vừa phải. Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó, và không bao giờ ta nên phàn nàn về bất kỳ điều gì.
Nếu đặt ra một điều kiện (thật ra, đây là một điều kiện hữu lý, và ở mức độ tối thiểu), là chỉ những ai thực sự biết về Trương Vĩnh Ký mới được bàn về Trương Vĩnh Ký, thì ngay lập tức chẳng còn lại ai nữa, gần như là không. Tất cả những người đang bàn luận hăng say về Trương Vĩnh Ký, gần như tất cả, đều không biết Trương Vĩnh Ký là như thế nào, viết gì, làm gì.
Đó là vấn đề của trí thức Việt Nam, nói đúng hơn, là vấn đề của mẫu hình "public intellectual" Việt Nam (về điều này, xem ở kia). Ai cũng nghĩ mình có thể cho ý kiến về bất kỳ vấn đề gì, ai cũng nghĩ mình trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, đoạn giữa tỏ sự đời. Một nhà trí thức nổi tiếng hiện nay, lên ti vi liên tục, am tường mọi lĩnh vực, anh ấy thậm chí còn phát biểu cả về triết học nghệ thuật (mặc dù nghề của anh ấy là vẽ mấy cái biểu đồ), chắc hẳn có thể coi là truyền nhân xứng đáng của Lê Văn Lan, từng cho biết, Trương Vĩnh Ký là thành viên Viện Hàn lâm Pháp. Rất tiếc, khi được hỏi lại thông tin ấy là từ đâu, anh ấy đã lờ luôn, mặc dù trong suốt cuộc đời mình, anh ấy tuyên truyền cho sự duy lý, chống luôn cả duy sử luận, vinh danh mô hình kinh tế học thể chế etc.
Trí thức Việt Nam cái gì cũng biết, và trí thức Việt Nam tệ hại chính vì thế. Ai cũng bàn về Nguyễn Mạnh Tường, gọi Nguyễn Mạnh Tường là học giả, chí sĩ, đủ mọi thứ, nhưng có ai đọc Nguyễn Mạnh Tường đâu, có ai nói được Nguyễn Mạnh Tường viết gì, nghiên cứu gì, chuyên môn là gì đâu (về Nguyễn Mạnh Tường, xem ở kia).
Trương Vĩnh Ký là như thế nào? Vấn đề này nói kỹ sau, thiếu gì thời gian.
Phải dừng ở từ "cheval", nhưng ngài lại có tước "chevalier": đây chẳng phải là định mệnh ư? Chẳng phải là "cuốn sổ bình sanh" ư?
Một danh mục tác phẩm Trương Vĩnh Ký, sách đã in cùng bản thảo (nếu tôi đếm không nhầm, có 117 đề mục, trong đó gồm Kiếp phong trần đã nói ở trên; dường như theo Hoàng Lại Giang, tổng cộng Trương Vĩnh Ký có 122 tác phẩm):
Trong từ điển Trương Vĩnh Ký: giải nghĩa "s'abandonner" như thế kia (ngã lòng, rủn chí) là suy diễn rồi, không còn thực là đúng nghĩa nữa:
Để so sánh, cùng từ ấy trong một từ điển khác, Génibrel 1916:
Đã nói đến Trương Vĩnh Ký rồi, ta cũng nên nhắc luôn tới Huỳnh Tịnh Của, đây là một ấn bản 1907:
chắc hiện tại chỉ có blog này là dám chỉ ra vụ Trương Vĩnh Ký
ReplyDeleteCon người sinh có cái lưỡi...muốn uốn éo thế nào thì đó là chuyện thường. Lại có cái đầu, biết suy nghĩ, chọn lựa hay dở, đúng sai. Người có trí không bị lôi kéo vào vòng xoáy, an nhiên mà giữ cái chừng mực của mình!
ReplyDeleteđừng dùng từ "an nhiên" có được không?
ReplyDeleteĐoạn Phong - Trần hay
ReplyDeletewhoah this weblog is excellent i really like studying your articles.
ReplyDeleteKeep up the great work! You realize, lots of individuals are searching around for this information,
you could help them greatly.