Jul 23, 2019

tiếp Núp

tiếp tục câu chuyện Núp

(nhân tiện, cũng đã tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt: anh chị (des Grieux và Manon) sau khi thoát khỏi nơi giam cầm, họ đi về đâu? và cũng tiếp tục Các phiêu lưu vào vùng phi thực tại tức thì của Max Blecher: đã qua chương thứ nhất, bắt đầu sang chương 2)


Tại sao một hình tượng văn chương như nhân vật Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc lại có thể được trình hiện theo cách thức như vậy, trong thời chúng ta?

Tức là, người ta gọi bằng cái tên "Núp" (hoặc, phổ biến hơn, "anh hùng Núp") những gì thực sự bị căm ghét. Dẫu có thế nào, đây cũng là một điều hi hữu, vì các hình tượng văn chương đi ra đời sống thực thông thường luôn luôn đi kèm với một lớp đệm của châm biếm. Điều này hết sức quan trọng: lớp đệm đó là thứ đảm bảo cho phòng tránh các va đập nhiều lúc nguy hiểm. Chỉ cần nhìn vào những ví dụ phổ biến hơn cả: một "Nanon" ("mụ Na-nông" - nhân vật trong Eugénie Grandet của Balzac, tất nhiên: cho những ai không nhớ), người ta dùng để hí lộng một người đàn bà xấu và quá lứa, một Chí Phèo, một Xuân tóc đỏ, tất nhiên luôn luôn được sử dụng (tên) theo đường lối tàn nhẫn, nhưng thế nào cũng xen vào đó, dẫu chỉ chút ít, sự cười.

Nhưng Núp (anh hùng Núp) thì không: cái tên này bốc lên mùi của căm ghét thuần túy. Chẳng có gì buồn cười - hay ít nhất, không buồn cười lắm.

Cần phải lý giải bằng trauma: tức là, cái tên Núp liên quan đến một trauma lớn mà cộng đồng đã phải chịu đựng. Trauma, hay mọi thứ bệnh liên quan đến tâm lý, chỉ có thể được xử lý nếu được nhìn nhận chuẩn xác. Người ta bắn sự căm ghét thông qua cách gọi "anh hùng Núp" xuất phát từ trauma mà nhiều thế hệ người Việt Nam đã phải chịu đựng: đó là trauma của cái sự, ở trường học, họ bị dạy cho cái thứ được gọi là văn chương nhưng không phải văn chương. Đó là một sự lừa dối. Một lừa dối (như mọi lừa dối) thô thiển và dai dẳng.

Bởi vì, Nguyên Ngọc không hề có tài năng văn chương. Nhưng văn chương Nguyên Ngọc được áp đặt bắt trẻ con phải học, phải đương nhiên coi là văn chương. Từ đó mà có trauma kéo dài.

Trước khi bàn sâu vào điều đó, tôi muốn nhìn nhận ngay một điều: tác động của điều đó (phải gọi là văn chương cái thứ không phải văn chương) như thế nào? Chủ yếu, cái đó gây ra một hiện tượng: tất tật những ai sinh ra trong thập niên 60 của thế kỷ 20 (tôi muốn nói, tất tần tật, kể cả những người sống ở nước ngoài nhiều năm, miễn là viết bằng tiếng Việt - tôi sẽ gọi tắt, cho tiện, là TH60) đều không phải nhà văn. Tôi đã chờ rất lâu, rất rất lâu - để xem có ngoại lệ hay không. Cuối cùng, điều đáng kinh ngạc nằm ở chỗ, đã không có ngoại lệ nào.

Và điều đó cũng đồng nghĩa với điều sau đây: yếu tính của TH60 - mặc cho mọi phản kháng tỏ ra, dẫu có xiên theo hướng này hay hướng nọ - là, con ngoan trò giỏi.





(còn nữa)

6 comments:

  1. Một thời, văn học phải phục vụ kháng chiến và kiến quốc, TP Đất nước đứng lên, viết theo đơn đặt hàng. Ở lớp 2, có học 1 đoạn trích, tả cảnh đàn bê con quấn quýt bên anh Núp, như mẹ con, Khi dạy hết bài, GV sẽ nói với HS rằng, đánh giạc giỏi hay lao động giỏi đều là anh hùng!

    ReplyDelete
  2. hehe là đúng như rồi. cơ mà ở bầu thì tròn ở ống thì thuôn, mà ở nhiệt đới buồn thì dãn nở nên cái formula "con ngoan trò giỏi" thậm chí còn chưa từng có nghĩa thực.

    ReplyDelete
  3. Ở lớp 2, có một bài thơ, kể tâm trạng của cháu, nhớ Bác Hồ, chỉ dám giở ảnh ra xem lén, học trò hỏi tại sao phải xem lén, cô nói để địch phát hiện sẽ giết chết, nó hỏi địch là gì, là giặc, tại sao là giặc...cô đành phải vẽ cái chữ S, cô chia làm 2, bên đây là ta, bên kia là giặc, bạn nhỏ ở bên kia, vậy bạn nhỏ không là giặc...Thôi, lo đọc bài, còn học môn khác nữa, khi con lớn lên, con sẽ tìm hiểu sau, tụi con còn nhỏ quá!

    ReplyDelete
  4. anh hùng núp nó như mấy từ camphuchia, liverpool hoặc beautiful, chim cút, xôi xéo thanh niên hay dùng theo mốt chế từ thời đâu đó (quãng loanh quanh 2000), không liên quan gì đến cái trauma kia, tôi cho là.

    ReplyDelete
  5. trauma còn liên quan đến cả việc viết được một câu thì đến khổ, vặn vẹo tứ tung chắc bắt chước mấy bọn bựa, "tôi ưng" với cả "tôi chê"

    ReplyDelete
  6. vậy còn Nguyễn Bình Phương, Phạm thị Hoài?

    ReplyDelete