Jan 30, 2018

Núp

Trong văn chương Pháp (điều này do Philippe Muray chỉ ra) chỉ có độc hai nhà văn luôn luôn được gọi bằng tên riêng (chứ không phải bằng họ tên đầy đủ, hoặc bằng họ): Rousseau và Nerval. Tức là khi nhắc đến Rousseau người ta sẽ hay nói "Jean-Jacques" (và ai cũng hiểu đó là Rousseau), khi nói đến Nerval người ta sẽ hay nói "Gérard" (và ai cũng hiểu đó là Nerval). Tại sao lại như thế? Điều này bắt nguồn từ sự cảm thương; ở Rousseau thì không rõ lắm, giải thích kỹ sẽ rất lằng nhằng, nhưng Nerval thì ta sẽ thấy ngay: đó là một con người viết ra một thơ ca đặc biệt mơ mộng (vì chúng ta đã bắt đầu đi sâu được vào Gaston Bachelard nên có thể nói rõ hơn: mơ mộng nervalien là mơ mộng mềm) và có một cái chết rất bí ẩn; người ta tìm thấy Nerval treo cổ trong một ngôi nhà rất hẻo lánh, cho đến nay đây vẫn chủ yếu được coi là một vụ tự sát, nhưng một số người bạn của Nerval (nhất là Baudelaire) nghĩ Nerval bị sát hại.

Tức là, trong nhìn nhận (gần như mọi sự), lý tính về cơ bản chỉ là lý tưởng. Bao giờ cũng sẽ lọt vào một điều gì đó khác.

Trong văn chương Việt Nam, những nhân vật nào luôn luôn (hoặc ít ra, rất thường xuyên) được gọi bằng tên? Đây là bản danh sách có lẽ đã tương đối đầy đủ: Hàn Mạc/Mặc Tử (gọi là "Hàn" - đi cả vào ca nhạc), Vũ Trọng Phụng (gọi là "Phụng"), Trịnh Công Sơn (gọi là "Trịnh") và Nguyễn Huy Thiệp (gọi là "Thiệp"). Tại sao lại như thế? Tôi dám cược là ai cũng thấy đương nhiên, chẳng ai đặt ra câu hỏi (như người ta vẫn hay nói, "take it for granted"). Nhưng không, hiện tượng gọi tên riêng này là cả một đối tượng rất lớn cho bộ môn tâm lý học về tâm thần con người (nó vượt ra ngoài nhóm độc giả và nhóm yêu âm nhạc, vì rất nhiều người không thuộc hai nhóm ấy vẫn gọi "Hàn" và "Trịnh" rất bình thường: đây là một hiện tượng nằm trong tâm thần xã hội - "tâm thần" là gì? tôi đề nghị hiểu một cách khái quát nhưng tường minh, tâm thần là một mức hơi sâu hơn của tinh thần). Đây là cách đọc văn chương (và âm nhạc) của bình dân (để từ này khỏi có sắc thái xúc phạm, tôi muốn nói, "mọi người").

Người ta cảm thương bốn nhân vật trên đây (người ta sẽ nói đó là "yêu mến", nhưng ở đây, yêu mến chỉ là cái tên sai, một uyển ngữ cho cảm thương). Sự cảm thương này vượt trội so với mọi yếu tố nhìn nhận khác. Tại sao lại như vậy? Hàn Mặc/Mạc Tử và Vũ Trọng Phụng thì tương đối dễ hiểu (bệnh tật, chết trẻ, nghèo đói, etc.) nhưng tại sao Trịnh Công Sơn và Nguyễn Huy Thiệp? Chắc hẳn, dẫu chỉ một phần, trong nhìn nhận hai nhân vật ấy, trong cảm năng chung, cái phần ấy của ý thức tập thể, có một hình dung về thua thiệt.

Nguyễn Huy Thiệp thua thiệt vì chưa bao giờ nhận được giải thưởng Hội Nhà văn? Tất nhiên vẫn có thể nghĩ như vậy, nhưng không, tất nhiên là không, chuyện chắc hẳn phức tạp hơn một chút: Nguyễn Huy Thiệp là người thua thiệt vì Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn tài năng nhất của cả một thời đại, nhưng nhanh chóng trở thành con dê tế thần (những ai nghiên cứu về huyền thoại và cơ chế hoạt động của hiến sinh xã hội sẽ dễ dàng hiểu điều này: chính vì thế, truyện "Không có vua" đặc biệt quan trọng).

Còn Trịnh Công Sơn? Tôi chẳng quan tâm đến Trịnh Công Sơn, nhưng tôi nghĩ là tôi hiểu người ta thương cảm Trịnh Công Sơn là vì có một cảm giác nào đó liên quan tới đàn ông tính ở Trịnh Công Sơn.

Ta sẽ đẩy tiếp chuyện gọi tên riêng: ở kia, tôi đã nói đến một "nguyên tắc" rất hữu hiệu dùng để phân biệt những ai giả vờ đọc Dostoievski (đông nghịt). Nhưng như vậy chưa ăn thua, tôi còn có một nguyên tắc nữa (vẫn hết sức đơn giản): ở Việt Nam, tất cả những ai gọi Dostoievski là "Đốt" đều là những người giả vờ đọc Dostoievski.

Bởi vì, cái nhìn của những người gọi Dostoievski là "Đốt" là cái nhìn nặng cảm thương. Đó là tiếng nói của "lương tri" và của "pathos" (về hai khái niệm này, xem ở kia); pathos tức là cái mầm, cái lõi tạo ra cái mà ta gọi là "pathetic". Những ai pathetic đều không biết đọc. Họ giả vờ đọc hết.

Và, vậy thì, những "Hàn", "Phụng", "Thiệp" thì sao? Đúng, chính xác, những ai gọi như vậy đều không hề đọc. Không đọc và không biết đọc. Nói đúng hơn, trông thì giống như đang đọc, nhưng không hề đi được vào pha đọc.

Với pathetic, rất dễ thấy, có phải không nào?

Giờ, ta đến với một pha kinh điển: "Núp".

Một nhân vật trở thành một cái tên chung, một danh từ riêng trở thành danh từ chung, điều này không còn gì lạ nữa (trong tu từ học của phương Tây, có cả một biện pháp mang tên rõ rệt dùng để chỉ hiện tượng này, nhất thời tôi quên mất, sẽ tìm lại sau). Tên các thứ đồ vật tạm bỏ qua (địa hạt ấy cũng rộng mênh mông), ta nhớ rằng một thời người Việt Nam hay nói "bô nhếch bô nhác", nhiều khả năng đó là từ có xuất xứ từ tên một cầu thủ bóng đá Ba Lan hay Hungary gì đó. Lại một thời, những ai có đọc Balzac hay nói "như mụ Na nông"; đây là một nhân vật trong Eugénie Grandet, và dần dà, theo đúng quy tắc mở rộng của các từ mới thành công, rất nhiều người chẳng hề là độc giả của Balzac cũng "mụ Na nông" (cũng như nhiều người không hề xem bóng đá, với "bô nhếch").

"Núp" cũng là một nhân vật bước ra từ văn chương. Tất nhiên, ai cũng biết, từ một tác phẩm của Nguyên Ngọc.


(lát viết tiếp)

13 comments:

  1. càng ngày càng thấy quyết định chỉ đăng bài trên blog như thế này của cụ là chính xác. Nếu bằng ngược lại mà cắt thành vài tút mà đăng rải rác trên fb hoặc báo mạng lá cải thì ko biết gây ra bao nhiêu war mà kể :v
    lại chuyện đồ vật, hình như tất cả các nhà văn lớn đều là chuyên gia về đồ vật, Proust, Flaubert, vân vân :)
    hay đấy chẳng qua là kết quả của việc luyện thị lực :P

    ReplyDelete
  2. không có gì liên quan đến sợ gây ra war hết, tôi không đăng báo chỉ vì một lý do duy nhất, là tôi khinh bỉ báo chí Việt Nam

    tôi khinh bỉ báo chí, và tôi biết là tôi đúng (Guy Debord)

    ReplyDelete
    Replies
    1. ko có ý nói cụ sợ. chỉ nói về hiện tượng post trên fb dễ thành war thôi :)
      chẳng nhẽ hiện tại ở vn ko có tờ báo nào tử tế hay sao, nhẽ lại thoái hóa đến thế? (hỏi thật. ko ngụ ý gì)

      Delete
  3. Thời cháu học Văn(mới đây), cũng có vài nhân vật trong truyện tạo được ấn tượng có lẽ giống như vậy, nhưng không phổ biến bằng. Đáng nhớ nhất là Bê-li-cốp (Người trong bao) của Chekhov.

    VVD

    ReplyDelete
  4. haha, ngày càng nhiều bài về "giả vờ đọc", lại băn khoăn, không biết bao nhiêu người vào đây thực sự đọc những gì chú viết, còn bao nhiêu chỉ chăm chăm tìm những "lạ", để dành, lâu lâu phun ra loè thiên hạ
    nói chú đừng buồn (mà chắc chắn là ko buồn :)) chứ chắc là phần thứ 2 hơi bị nhiều

    ReplyDelete
  5. liên quan đến một vấn nạn rất mập mờ: xã hội có "tinh thần" hay không? rằng không.

    ReplyDelete
  6. Tôi là một người đọc văn chương rất ít - kể như không đọc gì đi cũng được,- nhưng xin có ý kiến tại đây:
    Việc tên các tác giả Hàn Mặc Tử, Vũ Trọng Phụng, Trịnh Công Sơn được gọi giản lược lại thành một từ Hàn, Phụng, Trịnh, Thiệp, theo tôi nghĩ không theo cách nghĩ cuả Nhị Linh.

    Người nào đó đã khởi xướng cách gọi trên có thể chỉ là một cách "nhân vật hoá" những tác giả nói trên, biến tác giả trở thành một nhân vật giả tưởng cuả nhân gian, cuả độc giả. Có thể là tính khí tốt/xấu, có thể do chuyện đời tư cuả tác giả hoặc dư luận về tác giả ấy có cái gì bí ẩn, độc đáo, huyền hoặc, lạ thường so với những tác giả bình thường khác đã gợi cho người đọc, người nghe cái hứng thú "sáng tác" đó. Ngoại trừ "Phụng" có thể bị người Miền Nam nghĩ đến Từ Công Phụng thôi. "Hàn", "Trịnh" và "Thiệp" thì khó mà lẩn lộn với người khác. Do đó, có thể những cái tên đó là một dấu ấn mà các tác giả có thể mỉm cười.

    Nè, đừng có "phán" như thánh sống các thứ nhé. Không chừng sau này chẳng ai biết CVD là ai, họ chỉ nhớ có mỗi hai chữ "Nhị Linh" thôi đấy. Và một trong những người đó là tôi.

    ReplyDelete
  7. Tôi là một người đọc văn chương rất ít - kể như không đọc gì đi cũng được,- nhưng xin có ý kiến tại đây:
    Việc tên các tác giả Hàn Mặc Tử, Vũ Trọng Phụng, Trịnh Công Sơn được gọi giản lược lại thành một từ Hàn, Phụng, Trịnh, Thiệp, theo tôi nghĩ không theo cách nghĩ cuả Nhị Linh.

    Người nào đó đã khởi xướng cách gọi trên có thể chỉ là một cách "nhân vật hoá" những tác giả nói trên, biến tác giả trở thành một nhân vật giả tưởng cuả nhân gian, cuả độc giả. Có thể là tính khí tốt/xấu, có thể do chuyện đời tư cuả tác giả hoặc dư luận về tác giả ấy có cái gì bí ẩn, độc đáo, huyền hoặc, lạ thường so với những tác giả bình thường khác đã gợi cho người đọc, người nghe cái hứng thú "sáng tác" đó. Ngoại trừ "Phụng" có thể bị người Miền Nam nghĩ đến Từ Công Phụng thôi. "Hàn", "Trịnh" và "Thiệp" thì khó mà lẩn lộn với người khác. Do đó, có thể những cái tên đó là một dấu ấn mà các tác giả có thể mỉm cười.

    Nè, đừng có "phán" như thánh sống các thứ nhé. Không chừng sau này chẳng ai biết CVD là ai, họ chỉ nhớ có mỗi hai chữ "Nhị Linh" thôi đấy. Và một trong những người đó là tôi.

    ReplyDelete
  8. Tôi là một người đọc văn chương rất ít - kể như không đọc gì đi cũng được,- nhưng xin có ý kiến tại đây:
    Việc tên các tác giả Hàn Mặc Tử, Vũ Trọng Phụng, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Huy Thiệp được gọi giản lược lại thành một từ Hàn, Phụng, Trịnh, Thiệp, theo tôi nghĩ không theo cách nghĩ cuả Nhị Linh.

    Người nào đó đã khởi xướng cách gọi trên có thể chỉ là một cách "nhân vật hoá" những tác giả nói trên, biến tác giả trở thành một nhân vật giả tưởng cuả nhân gian, cuả độc giả. Có thể là tính khí tốt/xấu, có thể do chuyện đời tư cuả tác giả hoặc dư luận về tác giả ấy có cái gì bí ẩn, độc đáo, huyền hoặc, lạ thường so với những tác giả bình thường khác đã gợi cho người đọc, người nghe cái hứng thú "sáng tác" đó. Ngoại trừ "Phụng" có thể bị người Miền Nam nghĩ đến Từ Công Phụng thôi. "Hàn", "Trịnh" và "Thiệp" thì khó mà lẩn lộn với người khác. Do đó, có thể những cái tên đó là một dấu ấn mà các tác giả có thể mỉm cười.

    Nè, đừng có "phán" như thánh sống các thứ nhé. Không chừng sau này chẳng ai biết CVD là ai, họ chỉ nhớ có mỗi hai chữ "Nhị Linh" thôi đấy. Và một trong những người đó là tôi.

    -- chép lại vì sót tên ông Nguyễn Huy Thiệp

    ReplyDelete
  9. có lẽ nên bớt nghe Từ Công Phụng đi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ha ha ha anh dễ thương, tình cảm, hiền từ chết được. Chắc do bạn trên kia cũng ngây thơ dễ thương, với cả bản í ít đọc văn chương mà biết NL=CVD cũng làm người ta xúcccc độngggg.

      Delete
  10. Nguyễn Du: Nguyễn?
    Nguyễn Tuân: cũng Nguyễn?
    Cách gọi này thường nhằm thể hiện sự đồng cảm, tri âm, tri kỷ với khách văn chương?

    ReplyDelete
  11. cách gọi "Nguyễn" và một số trường hợp tương tự đi theo một cơ chế tinh thần rất khác

    tôi sẽ viết tiếp phần sau để phân tích kỹ hơn (đặc biệt trường hợp "Núp")

    ReplyDelete