[đã tiếp tục: "Trong lúc đọc M (1) D & F" - Machiavel không machiavélique cho lắm; + "đi lại"; và; + "ý luận và lý luận": đã đến được lý luận hay chưa?]
đi mãi mà vẫn chưa thấy đến, rồi lúc tưởng chưa đến thì nó đã ở lại phía sau
Đây là để tiếp tục ởkia.
Cụ thể hơn, ngoài từng đã và còn chưa, còn có một cặp nữa, không kém phần quan trọng: chưa đến và đã quá.
Ta có một (cứ cho là) điểm: làm thế nào để ở tại chính xác đó (điểm ấy)? Rất có khả năng, tưởng đã ở đó, thì rốt cuộc lại hoặc là chưa đến, hoặc là đã quá. Chuyện lại càng phức tạp (và gây rối trí) hơn, nếu điểm đã nói không xác định, thậm chí còn chẳng biết là có hay không. Tình trạng này không khỏi khiến ta nhớ đến cái đích mà Schopenhauer từng nhắc tới, một cái đích mà người ta còn không hề tưởng tượng được là có tồn tại.
Tất nhiên, trước hết vấn đề nằm ở chuyển động. Nhưng chuyển động nào?
Cho nên, tức là ở đây chúng ta rơi tõm vào một trong vô số dichotomie: cái này và cái kia, cái này và ngược lại của nó (nhưng ngược lại theo nghĩa - tức là hướng - nào?). Điều gay cấn là tuy luôn luôn đối nghịch (ít nhất thì không ăn nhập với nhau - dẫu lý trí có ra sức thuyết phục, tức là biện minh; nhất là lại còn thù địch) nhưng cái này không thể tồn tại nếu thiếu cái kia, cái kia giải thích cho cái này, giữ cho cái này ở chỗ của nó. Quá khứ và tương lai, nội tại và siêu vượt, trong và ngoài, hiện tượng và yếu tính, bản chất và thuộc tính, thư và hùng, a priori và a posteriori, đồng chất và không, phổ quát và cá biệt, đơn lẻ và nhất thể, etc. etc.
Vấn đề của dichotomie là ranh giới. Đi qua hàng rào này là vào một địa phận, rồi tới hàng rào phía bên kia là hết địa phận. Trông thì rất đơn giản, nhưng sẽ không như vậy nữa, nếu biết rằng bản thân mặt đất cũng thay đổi, do rung chuyển, do sụt lở, hay do bất kỳ cái gì khác: đã đến với người này rất có thể là vẫn chưa đến với người kia, vẫn đang ở đó thật ra lại là đã quá (ra ngoài).
Trong tình trạng như thế, làm sao mà không bất ổn và khó ở.
Như vậy, tức là chưa đến và đã quá (mất) - en-deçà và au-delà. Và như vậy cũng tức là, rất khó ở đúng đó, vì quá dễ còn chưa đến và đã quá mất. Điều này tương ứng với sự thể, con người (nhất là con người hiện đại, với rất nhiều văn minh) rất kém trong khả năng về tức thì, tức là spontaneous, immediate (gần như luôn luôn cứ phải mediate - hẳn đây là nguồn cơn không nhỏ cho một thứ đã quá quen thuộc vào thời chúng ta, media). Khoảng chen vào giữa thường xuyên mang ý nghĩa không phải của reflexion, mà của tendency của biện minh.
Và cũng chính vì thế, sự hiểu nhầm chắc chắn rộng mênh mông hơn nhiều so với sự hiểu. Hiểu nhầm: đó là yếu tố mà Lukács đặc biệt nhấn mạnh, khi bàn về nghệ thuật.
Nghệ thuật là một con đường để có thể ở đó.
(còn nữa)
Chào Nhi Linh. Cuốn sách Kích Tôn Sơn Bá Tước Le Comte De Monte Cristo là được dịch trước 1975 hay sau ? Mình đọc hồi nhỏ rất hay muốn tìm lại những kỷ niệm cũ nầy. Quen với lời hành văn và tên tiếng Việt chuyển dịch hồi đó rồi nên không muốn phải đọc và làm quen với tên mới dịch kiểu Đan-Te, Mông-ti-Xứ-crit-Tô. Bạn cho mình biết sách có phải in kiểu cũ không, và ở Sài Gòn mua ở đâu ? Merci. Thanks. Cảm ơn.
ReplyDeleteảnh chụp bìa sau ở kia
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2018/08/tu-tuoc-roi-ba-tuoc.html
ghi rõ đấy: 1958
Tính tương đối của chuyển động. Bài 1 sgk vật lý lớp 8.
ReplyDeletenuối tiếc quá khứ…
ReplyDelete