"quay về sự vô danh đầu tiên"
(Louis-René des Forêts)
"On n'écrit toujours qu'à deux doigts de se taire."
(Georges Perros, Papiers collés II, 1973)
Lại thêm một quyển Quarto (điều này gần như đồng nghĩa với: không có lựa chọn nào khác).
Georges Perros sinh năm 1923 tại Paris, đâu đó gần parc Monceau thì phải, hồi còn nhỏ theo bố mẹ chuyển đi Reims (gần nhà thờ nổi tiếng), rồi Belfort (gần Lion). Ngoài bốn mươi tuổi thì chuyển về ở hẳn vùng Bretagne. Quãng Paris hồi trẻ, Perros nghe Paul Valéry giảng ở Collège de France, nghe Vladimir Jankélévitch giảng (chắc ở Sorbonne) - người mà Perros gọi là "Franz Liszt của triết học", từng gặp Gide ở nhà Gide (Gide xin lỗi Perros vì trong cuộc gặp hôm ấy mình đã không nói được gì "sublime"), có quãng hay gặp Paul Léautaud. Perros từng là diễn viên tại Comédie Française rồi bỏ (Truffaut thì từng làm nền kịch nghệ Pháp - và cũng chính CF - mất đi một ngôi sao lớn tương lai: Truffaut đã cướp - theo đúng nghĩa đen - Isabelle Adjani đi, để đóng bộ phim về người con gái điên của Victor Hugo, khởi đầu xi-nê đúng nghĩa của nhân vật có cái miệng bất hủ ấy). Nhưng dẫu cho mọi sự như vậy, Georges Perros chưa bao giờ là một nhà văn nổi tiếng. Thậm chí gần như chẳng in cuốn sách nào.
Đó là một người viết nốt.
Perros nói một điều với tôi vô giá: rằng, Saint-Exupéry chắc chắn đó là một người rất tốt, nhiều cái Saint-Exupéry viết rất oách (nguyên văn, nhiều "pages" thì "profondément respirent"), thế cho nên thật khó hiểu (khó nghĩ), tại sao những người (rất đông, tất nhiên) coi Saint-Exupéry là thần tượng, tuyệt đại đa số đều là lũ ngu xuẩn. Câu ấy đã giải thích (kèm giải tỏa) cho tôi về cảm giác, từ rất lâu, mỗi lần nào (rất nhiều lần) gặp ai đó hễ mở miệng là petit prince, petit prince, rồi thì có lẽ tôi sẽ khóc etc., tôi lại thấy ớn như vậy. Tốt nhất là nên quay lưng đi.
Georges Perros, người nói "Je me suis fait un non" (cf. Papiers collés II), tôi biết đã từ lâu, volume Quarto trong ảnh tôi có cũng đã từ khá lâu, nhưng cứ để đấy. Vì ban đầu, tôi có ấn tượng (cũng không rõ vì sao) đó là một nhân vật giống như Henri Thomas (Thomas thuộc vào số những người làm cho tôi rất peu chaud). Tức là, một định kiến không rõ từ đâu rơi xuống đã ngăn cản tôi đọc. Tuy vậy (ceci dit), tôi vẫn kiên trì cho rằng, cần phải có định kiến. Nếu không có định kiến, thì chẳng những không làm được gì, mà còn hơn thế nhiều, không thể nào.
Jean Paulhan nhiều lần cố thuyết phục Georges Perros in sách, nhưng Perros đều từ chối. Về sau, Perros sẽ viết về Paulhan một trong những hommage đẹp nhất và thấu hiểu nhất. Một người cùng thời nữa gây cho Perros một nỗi tò mò to lớn: Francis Ponge. Ngay từ đầu, Perros đã hiểu tầm vóc của Roland Barthes.
Là một người viết nốt, tức là noteur, một người prendre des notes. Về "note", Perros viết:
"Une note, ça ne s'écrit pas. Ça n'a pas de destin. Elle est toute seule dans un désert. La note, c'est comme un billet que vous prendriez pour Istanbul, vous voilà dans un train, qui s'avère très vite ne pas être le bon, et qui vous laisse en pleine campagne à trois kilomètres de chez vous, où vous n'avez plus qu'à retourner à pied. Notes, fragments d'un texte que pour ma part je suis incapable d'écrire - mais qu'il m'arrive de reconnaître, bien déplié, chez d'autres - je les capte au passage, les épingle, entre deux courants d'air, deux portes. J'écris comme on chasse une guêpe menaçante."
Tất nhiên, đừng nhầm Georges Perros với nhân vật ởkia.
(còn nữa - định viết nốt về nhân vật ởkia nhưng mỏi tay quá)
The body always leads us home if etc :)
ReplyDeletechả có gì liên quan cả, thôi đừng đoán mò, suy diễn một cách dễ dãi, nói dựa nói chỏng đi, đấy không phải là đọc đâu
ReplyDeletehay! về những cái ta ko viết nổi hay ko viết được, đúng là một đàn ong trên cửa sổ, chẳng cho tí mật nào :)
ReplyDeleteChú ơi chú chỗ pé tít chú không bỏ dấu từ “miệng” oánh lộn “tồi thì” kìa chú (nhân thể chú cho cháu hỏi có nhiều bản dịch cuốn “Kiêu hãnh và định kiến” ở VN ko ạ mấy bản in sau này đọc được ko chú?)
ReplyDeleteSi tu veux dire l'être de l'éternité,
ReplyDeleteIl te faut d'abord rompre avec toute parole.
Viết nốt cái này đi.
ReplyDelete