cái bẫy ấy, bẫy của sự "trên trung bình", đã có thể thấy nó rõ hơn nhiều (sau những - người ta hay gọi là biến động - nhưng đó là chuyển động)
và có thể nhìn sâu hơn: một cái gì đó, cứ nhìn nó mãi, thì nó sẽ ngượng ngùng mà trút bỏ hết những thứ che chắn (có thể là quần áo trên người)
Trong câu chuyện giáo dục (nói rộng hơn, học vấn), yếu tố nước ngoài đã được nhìn nhận, nhưng mới chỉ là trên khía cạnh hải ngoại. Yếu tố ấy tất nhiên còn rộng hơn nhiều. Có những nhân vật thuộc giới đại học ở nước ngoài (tức là người nước ngoài) có vai trò - rất không ngờ (tức là chính họ không ngờ) - trong toàn bộ câu chuyện này.
Vậy là ta đã có thể nhìn nhận (vào) các trí thức cánh tả phương Tây, rất lâu sau thời họ thực sự có vai trò (nào đó) - rất không ngờ. Ví dụ? ta hãy cụ thể: chẳng hạn như Gérard Laumon và Nicole Mozet. Một trong hai người, tôi từng gặp - tôi hoàn toàn không nghi ngờ rằng đó là những người rất giỏi và sở hữu những phẩm chất đáng quý trọng nhất. Nhưng (involontairement, tất nhiên), sự sượt qua của những người như vậy với ở đây làm phát sinh một điều: đó là pity trong sự học vấn - trong dạy dỗ.
Tạm gác lại đó, sẽ trở lại ở bên dưới, giờ cần nói đến (một lần nữa) trường Thực nghiệm Hà Nội. Đây là một cái ổ tập trung rất nhiều phương diện của đặc quyền. Nếu cần gọi tên một cách hết sức chuẩn xác, thì đã có sẵn: Trương Tửu, trong lúc nói về một chuyện khác hẳn (tất nhiên) đã coin được một từ nói lên rất đúng: sĩ phiệt. Và như vậy, Trương Tửu có một tầm vóc tiên tri chưa từng được nhìn nhận. Đặc quyền của sự sĩ phiệt.
(ở mỗi thời, điều cần thiết - thậm chí, điều duy nhất cần - là sự sáng suốt: cái nhìn sáng suốt chiếu vào thời ấy làm cho nó có thể trở thành chính nó, tức là thực sự tồn tại; tất nhiên, cái giá phải trả là bao nhiêu sụp đổ; nhưng người ta luôn luôn tưởng - nhầm lẫn kinh điển - rằng thời đại cần sự thành công: nhưng thế giới đã có quá nhiều, quá đủ người thành công; một ví dụ về sự sáng suốt: có một cái nhìn như thế này thì ta hiểu được ngay, rằng giáo dục của thời đó chẳng có gì lung linh như cả một đám gần đây ra sức tán dương, nó cũng nhố nhăng giống hệt mọi thời khác)
Hệ quả của pitié là gì? à la longue, và en toute rigueur, hệ quả của điều đó rất lớn (và cũng rất dễ thấy). Sau khi những cô bé cậu bé được các giáo sư nổi tiếng thế giới (les grands professeurs quoi) nâng đỡ, được hưởng hết đặc quyền này đến đặc cách nọ (nhất là đặc cách: piston, etc., cùng sự bảo trợ), thì hệ quả đầu tiên là: họ tin rằng mình luôn luôn được hưởng đặc cách và đặc quyền - một cách đương nhiên. Nhưng chưa hết, tất nhiên. (và pitié ấy phát sinh từ đâu? en dernière analyse, nó xuất phát từ mặc cảm, mặc cảm ở trong ý thức của các vị giáo sư)
Tất nhiên, hệ quả lớn nằm ở chỗ: những người nhận đặc cách (ân huệ, etc.) luôn luôn nghĩ mình được người khác đỡ. Sau lưng lúc nào cũng có chỗ dựa. Nhưng đó chính là mặc cảm (mặc cảm sợ ngã): vậy là ta đã thấy, đi từ mặc cảm, cuối cùng lại đến mặc cảm (cả một vòng luẩn quẩn - un cercle vicieux). Mèo lại hoàn mèo. Mặc cảm ấy khiến các đương sự xoay qua hướng rất căm ghét những người làm các công việc giống họ (hẳn vì cảm thấy đó là các mối nguy cướp mất đặc quyền, đặc cách của họ; bởi vì họ coi những cái đó, đương nhiên họ được hưởng, và chỉ họ), cũng như đặc biệt thích kết bè lâu la, như thể nghĩ rằng mình cũng tạo được đặc quyền (thêm một lần nữa: cái đó vẫn cứ dẫn đến chính cái đó, thêm một vòng luẩn quẩn) - các đồng minh của họ tất nhiên cũng là những nhân vật chỉ chăm chăm dựa hơi. Và nơi nào hứng lấy mấy thứ đó? một trong những địa điểm - tất nhiên - là tờ tạp chí Tia sáng. Không chỉ là một cái vòng luẩn quẩn, toàn bộ cảnh tượng còn bày ra một chuỗi mắt xích nối tiếp nhau, tất tật ngập ngụa trong mặc cảm và những thứ đi kèm.
Và cứ hễ một tí là những người ấy tìm một thứ: tìm cớ. Chẳng hạn, cớ có thể là, lúc tôi làm như vậy, thì đầu óc tôi không được bình thường cho lắm. Mặc cảm, đặc quyền, đặc cách ngăn cản họ đến được với sự chân thực, vì đó là nói dối. Khi tìm cớ, thì chắc chắn đó là nói dối.
Sự nói dối còn thể hiện ở chỗ: làm như thể chuyện này là chuyện kia. Nói một lời xin lỗi, thì cần phải nhìn vào đối tượng mà mình đã xúc phạm, không được chệch đi đâu; nhưng kể cả khi nói xin lỗi, thì các sản phẩm của đặc quyền, đặc cách vẫn cứ không làm nổi cái việc đơn giản đó. Thế không phải chuyện đã là: thời điểm đó, cùng một quả dở người chuyên chơi trò thầy dùi, sản phẩm của đặc cách đã tưởng như mình tha hồ tác oai tác quái (danh chấn giang hồ, danh trấn giang hồ) à? (đến đây thì ta hiểu tại sao một nhân vật của Isaac Bashevis Singer lại nói, thà bị nướng chín còn hơn trở thành giáo sư tại các trường đại học thuộc vùng Midwest nước Mỹ); làm gì có đầu óc không bình thường nào. Chẳng qua đấy lại là ham muốn được thêm đặc quyền mà thôi, đặc quyền được thể hiện, đặc quyền được tỏ ra mình là người tốt - không khác mấy so với, một mặt thì hốc cho bằng sạch mọi thứ gì mà đám nouveau riche giơ cho (cứ chìa một miếng mồi ve vẩy trước mặt là vội đớp), một mặt thì cố làm ra vẻ tôi giản dị lắm, tôi ăn mặc rất tiết kiệm. Nếu có gì thì tất đi tìm cớ.
(con người tìm gì nhiều nhất? chắc chắn không phải là tìm sự thật rồi, dẫu cho có nhiều phát biểu theo hướng đó đến đâu; cũng chưa chắc là những gì thuộc vào sự khôn ngoan của cuộc đời, như nhà cửa, địa vị etc. mà con người là một loài miệt mài đi tìm cớ; và cố giữ bằng được một thứ chẳng hề có: giữ mặt)
Bẫy thì giống sự thật (thật không ngờ) - ít nhất là trên một phương diện quan yếu: sau một cái bẫy, thế nào cũng lại có một cái bẫy khác.
(trong hôm nay, sẽ tiếp tục luôn "thời chúng ta (7) thái độ")
No comments:
Post a Comment