Dec 29, 2020

thời chúng ta (7) thái độ

[đây là post thứ 1900]


đã đến lúc nói một số điều rồi đấy nhỉ

(trong bài dưới đây, sẽ nhắc đến hai nhân vật cụ thể: một là Trần Tiễn Cao Đăng, một người bạn thân thiết của Nguyễn Hữu Hồng Minh - chuyện bạn bè thân thiết có rất lắm điều hay, chẳng hạn có ai nói được ngay người bạn thân thiết của Môi Thâm là ai không? để tôi nói cho: là Trương Thái Du; người thứ hai là Tạ Hương Nhi, còn có bút danh "An Lý" rồi "Lan Ý" - không biết đã dùng đến "Ly Án" với cả "Y Lán" hay chưa)


- người ta thích nói (và đọc) về âm nhạc hơn (thích) bản thân âm nhạc

(Adorno)


Nhưng trước hết, cần phải hiểu thái độ nghĩa là gì - từ lâu, tôi ngờ trong số những người hay nói cái từ ấy, rất nhiều (tuyệt đại đa số) không hề biết mình nói gì. Cho đến gần đây thì tôi đã gần như chắc chắn. Cho nên, ngay dưới đây tôi sẽ kể một câu chuyện, nó cho thấy thái độ nghĩa là gì.

Tại một cơ quan nhà nước, một cơ sở nghiên cứu nếu muốn cụ thể, từng xảy ra một chuyện, như sau.

(Nhưng với các cơ quan nhà nước, phải cẩn thận - tôi muốn nói, cần phải hiểu một số điều trong ờ, ờ mentality của chỗ đó; ví dụ: có một vụ, gọi là "thi đua", ai cũng dính, và dính vào đó thì ai cũng tỏ ra mình không quan tâm, thế nào cũng được etc. nhưng mọi cuộc họp thi đua (bình bầu) đều kéo rất dài, vì người ta cãi nhau rất lâu, thường phải quá trưa, cho nên đói meo.)





Tức là, từng có một cuộc họp (họp cơ quan), cách đây một số năm.

Những cuộc họp như vậy, có là bị dở người mới không hiểu, chẳng để làm gì (nhưng đồng thời - cơ quan nhà nước là sân khấu cho những biên độ diễn kịch rất lớn, cực điểm này cách cực điểm kia có thể cực xa - lại có các nhân vật mãi mà vẫn tưởng chúng có để làm gì thật, thậm chí còn quan trọng; tất nhiên, đấy chủ yếu là vì sự quan trọng mà họ cảm thấy về bản thân họ). Ấy thế nhưng, tại cuộc họp đang nhắc đến ở đây, bỗng một phó (một trong hai) nói rất kinh và rất lâu, lại rất chì chiết, về một nhân vật khác, trẻ tuổi hơn nhiều, nói ngắn gọn là thuộc một thế hệ khác. Và đấy là nói về một chuyện nào đó đã xảy ra, mà rất ít người ở đó thực sự hiểu là chuyện gì; thêm nữa, nhân vật phó nói rằng chuyện đã qua, mình đã bỏ qua (đại khái thế) vì mình không để bụng (thể hiện bản thân là người độ lượng).

Thấy kinh quá, và cũng thấy ngạc nhiên quá, chuyện ở đâu đâu (mà chính đương sự bảo đã giải quyết xong) lại đem vào đây nói, tôi đã định đứng lên để nói ông phó, tại sao ông lại nói những chuyện chỉ liên quan đến rất ít người, có thể nó (từng) gây khó chịu cho ông nhưng đem ra đây nói thì để làm gì. Tôi đã định như thế (tuy nói một cái gì đó - nhất là một điều như tôi định nói - là rất không nên, tại các cuộc họp cơ quan), thì, còn đáng ngạc nhiên hơn nữa, nhân vật trẻ tuổi đối tượng của màn rủa xả kia đứng dậy, lắp bắp thanh minh, xen lẫn xin lỗi vì đã thế này thế kia, mạo phạm đến ông phó.

Đây chính là một hoàn cảnh để hiểu thái độ nghĩa là thế nào. Nhân vật trẻ tuổi được quyền im lặng: nếu cho đến hết cuộc họp, không ai nói gì phản đối ông phó, thì người đó có quyền lẳng lặng ra về và hiểu được rằng, tất tật những ai có mặt đều là shit hết (nghĩa đen, không nghĩa bóng, không ẩn dụ) - và không có ngoại lệ nào, không miễn trừ, không giảm khinh. Nhưng đã làm như thế kia, thì chuyện ngược lại. Ai là shit thì khỏi cần nói nữa - tất nhiên cũng không nghĩa bóng, ẩn dụ.

Vẫn tiếp tục về thái độ, và giờ là về nhân vật phó. Đó là nhân vật, trong mọi cuộc họp cơ quan, cứ nhân vật trưởng nói xong thì nhân vật ấy sẽ đứng lên phát biểu, câu đầu tiên bao giờ cũng là, vừa rồi anh trưởng nói đầy đủ mọi điều lắm rồi (thêm nếm: chuẩn xác, trí tuệ, etc.) tôi chỉ xin được đóng góp vài ý nhỏ - và sẽ nói, như cơm nguội hoặc ngô tuốt hạt uể oải mỏi răng, cỡ từ hai mươi mốt cho đến ba mươi bảy phút gì đó. Cộng điều này vào với chuyện vừa kể ở trên, ta có tên của một thái độ, hết sức cụ thể: đó là thái độ thượng đội hạ đạp. Nghe thì hao hao như đầu đội trời chân đạp đất, nhưng tất nhiên không giống lắm.

Để giữ bí mật danh tính cho nhân vật phó, tôi xin chỉ nói rằng đó là một tiến sĩ, phó giáo sư, tên là Nguyễn Hữu Sơn.



Giờ, là Trần Tiễn Cao Đăng. Tôi nghĩ, chắc không gì hợp hơn cho Trần Tiễn Cao Đăng bằng (tên) một truyện của Scott Fitzgerald: "He Thinks He Is Wonderful". (cho những ai đọc Fitzgerald không được cặn kẽ cho lắm: nó nằm trong loạt truyện về Basil và Josephine)


Năm xưa, lâu rồi - cách đây đã nhiều năm - một ngày đẹp trời một người bạn (phụ nữ) bỗng lên cơn dở hơi đồng thời thừa hơi, mới làm một trò: mua một cái sim rác (khái niệm này dường như hiện nay không còn mấy thông dụng) và gửi đi một loạt tin nhắn, cho một số người, trong đó có tôi. Nội dung tin nhắn nếu không giống hệt nhau (copy & paste) thì ít nhất cũng hao hao nhau, đại khái là một phụ nữ (đối tượng nhận loạt tin nhắn đều là đàn ông) tự nhận mình là fan, thể hiện (tương đối nồng nhiệt) lòng hâm mộ, etc.

Lần đó, nhận được cái sms, vì cũng đang thừa hơi, tôi nhắn tin trả lời, mắng cho một trận (không còn nhớ rõ, nhưng chắc hồi ấy tôi vẫn còn tưởng có thể cải tạo được mấy đám dở người - nói tóm lại là ngây thơ). Có lẽ chính vì vậy mà người bạn thủ phạm kia, về sau, kể chuyện cho tôi: hình như tôi là người duy nhất trong số những người nhận tin nhắn được kể chuyện. Nghe kể, tôi ngẩn ra, suýt mắng tiếp, cái chuyện thừa hơi kia.

Trong số những người nhận tin nhắn có Trần Tiễn Cao Đăng (và không chỉ Trần Tiễn Cao Đăng, nhưng j'en passe); tôi nhớ người bạn sau khi kể thì bảo tôi, tất tật, hoặc tuyệt đại đa số, đều đã đớp lấy đớp để như cá xin xít. Dĩ nhiên, Trần Tiễn Cao Đăng là một trong số xx đó.

Đến đây thì đã có thể bắt đầu thấy, đây là một nhân vật thuộc dạng nếu không ai biết thì sẵn sàng làm một số việc. Trong đó có cả việc nặc danh (mais j'en passe). Cũng tức là, trước mặt thì thế này, nhưng sau lưng thì thế khác. Ở trên là cặp trên-dưới (chỗ shit này và shit kia) giờ đến cặp trước-sau: nhưng trong địa hạt của thái độ, như vậy là nhất thiết: thái độ tức là tư thế, một cách đơn giản, đó là cấu hình của chúng ta, và là trong không gian: như vậy thì có hướng, nhưng nói đúng hơn, có vấn đề của phương vị. Ở dưới sẽ còn nói đến cặp trong-ngoài (và không chỉ vậy).


Trong môi trường ấy, không chỉ có Trần Tiễn Cao Đăng như vậy (tức là sự lệch trên phương diện trước và sau). Thêm một ví dụ cụ thể:

Nguyễn Phương Loan, một nhân vật ở trước mặt (nhiều người) thì luôn luôn tỏ ra bộc trực, thẳng tính, dám nói (và quả thật, nói rất nhiều và nói rất to, tóm lại là oang oang như loa phường, thường là nói những điều vô nghĩa nhưng lại - tự - tưởng là sâu sắc, nếu không thì toàn cliché) nhưng nếu (nghĩ là) không ai biết thì sẵn sàng đi đêm, tận đến mức nịnh nọt, tâng bốc người khác, nhằm thoát khỏi một hoàn cảnh gây mất mặt. Tức là trước thì thế nhưng sau lại vậy.

Trở lại với Trần Tiễn Cao Đăng, cuốn tiểu thuyết của Trần Tiễn Cao Đăng, nhờ tôi thì mới có - ít nhất là, nhờ tôi thì nó mới có hình dạng như nó có; tôi cứu được nó đúng vào thời điểm nó đã chuẩn bị rơi vào một chỗ tặc tặc tặc (tự kiểm duyệt). Cho đến lúc ấy, tôi vẫn chưa hề đọc nó.

Khi cuốn tiểu thuyết đã in (dưới hình dạng như nó có, rốt cuộc), thì tôi mới giở ra xem. Chỉ có thể nói là: thái độ duy nhất có thể có trước đó là phá lên cười. Nhưng tốt hơn là, rire sous cape.

Điều này liên quan rất nhiều tới thái độ của chính Trần Tiễn Cao Đăng. Tức là, đó là một người yêu thiên nhiên, quyết tâm bảo vệ môi trường, thương động vật, thương cả cho đến hà mã - hà mã rất quan trọng, tất nhiên. Và điều đó cũng có nghĩa: đó là một nhân vật hốc tất tật ảo tưởng của thời đại, một thời đại nơi bảo vệ môi trường đồng nghĩa với tạo công ăn việc làm (không hề ở mức thấp) cho không ít người ăn không ngồi rồi. Và những ảo tưởng đó in dấu (nói là tỏa bóng thì còn đúng hơn) lên văn chương của Trần Tiễn Cao Đăng.

Tôi đọc đến đoạn có quả trứng mọc cánh bay bay: nhưng đây đích xác là phim hoạt hình Pixar. Tức là, một người như thế, mở miệng là văn chương khó, cao cấp, etc. (thêm một loạt ảo tưởng nữa) nhưng sản xuất ra một thứ bèo nhèo như phim hoạt hình pixar.

Một trường hợp điển hình của cứ mở miệng là nói đạo lý thì tất etc.

And you are not humorous, hippo.


Sự lệch (trên-dưới, trước-sau, trong-ngoài) là nguyên nhân (cái thúc đẩy) cho một dạng thái độ (thái độ nằm dưới thái độ): làm ra vẻ. Người ta làm ra vẻ là vì sự lệch kia - cái sự lệch cũng dẫn đến méo mó trong căn cước riêng: không có căn cước, không làm sao mà với tới được căn cước, vì không có một sự giống lúc nào cũng giống - nếu không phải như vậy, thì cái sự làm ra vẻ, nó có thể từ đâu mà đến? Như ở Trần Tiễn Cao Đăng là một sự làm ra vẻ công chính, hài hước (nhí nhảnh như con cá cảnh), cộng thêm những pha nổi khùng rất đặc trưng - tôi đã quan sát đủ, để biết rất rõ, Trần Tiễn Cao Đăng chỉ nổi khùng những khi nào sự nổi khùng ấy có lợi cho Trần Tiễn Cao Đăng. Và vây quanh Trần Tiễn Cao Đăng là một loạt nhân vật na ná. Cả một đống, cả một mớ. Sự làm ra vẻ hoàn toàn có thể đi về những hướng khác: chẳng hạn ở Tạ Hương Nhi, đó là sự làm ra vẻ mình khiêm nhường - tất nhiên đây cũng lại là xuất phát từ những lệch (theo các chiều khác).

Nhưng cần quay trở lại với Nguyễn Hữu Sơn - và rộng hơn thế, cần phải nhìn vào các nhân vật có dính dáng đến Nho học, những người ở trong giới gọi là Hán-Nôm, vì không ở đâu khác, vấn đề thái độ trong xã hội Việt Nam, vào mọi thời kỳ, kể cả hiện nay, thể hiện rõ hơn và mang nhiều ý nghĩa hơn, so với ở cái chỗ đó.


Lý do nằm ở cấu trúc tinh thần. Nhiều điều nói lên rằng, mọi sự (hay gần như thế - nhất là những gì quan trọng) vẫn thế, nhất là khi viết sớ vẫn bằng chữ vuông: để giao tiếp với phần bên dưới, người ta vẫn cần ngôn ngữ ấy, thì ngôn ngữ ấy vẫn là thứ chi phối cấu trúc của tinh thần. Chính vì thế, những người Hán-Nôm trong xã hội Việt Nam, tuy trông như thể bị lép vế rất nhiều, chẳng hạn so với chỉ cách đây một thế kỷ, vẫn nắm giữ rất nhiều điều - nhất là họ thể hiện những điều cốt yếu của tinh thần căn bản. Trong đó, tất nhiên, có vai trò của chính thái độ. Còn ở đâu hơn so với trong thế giới của Nho giáo, thái độ-tư thế có tầm quan trọng vượt bậc hơn nữa đây? Khổng Tử đi qua cửa quan như thế nào, ngồi ra sao, ăn ra sao, tập đàn như thế nào, etc.

(nhưng, ta hãy quay trở lại với cuộc họp đã kể ở trên: một ông phó làm như vậy trong một cuộc họp đông người, tất nhiên ở đó có vai trò của anh trưởng, ít nhất thì anh trưởng dung túng, và còn hơn thế, đây là một thứ mượn gió bẻ măng hết sức sơ đẳng: anh trưởng cay cú vì nhân vật trẻ tuổi trước phò mình, sau phản phé, nhân có ông phó thì quá tiện, để thanh lý môn hộ luôn; tức là, luôn luôn có chuyện, ngoài thì như thế, nhưng trong thì hoàn toàn không như thế; điều này đặc biệt cần quan tâm trong môi trường của nghiên cứu: nghiên cứu chính là nơi - rất hiếm hoi - không chỉ cho phép, mà đòi hỏi đúng một điều: nghĩ gì thì nói nấy, tức là trong=ngoài, tất nhiên không phải cứ ở trong môi trường nghiên cứu thì như vậy, nhưng đó là địa điểm mang cơ hội - tiềm năng - rất lớn để làm như thế, thoát khỏi thế giới nơi trong # ngoài là điều kiện sống, như kinh doanh, chính trị, ngoại giao, đặc biệt là công việc dạy dỗ: chẳng có ông thầy nào giảng bài cho học sinh nói đúng điều mà họ nghĩ; thế nhưng, sự ở trong và sự ở ngoài lệch nhau)

Dưới đây là câu chuyện về một nhân vật Hán-Nôm.

Cách đây đã nhiều năm, một hôm tôi bắt gặp một nhân vật - hồi ấy còn rất trẻ - ngồi vạ vật ở quán nước. Vốn có chút quen biết nên tôi nói chuyện, và nhân vật ấy kể cho tôi là đang rất khó khăn, ở chỗ kia thì thế này, chỗ nọ thì thế kia, và đang tìm cách kiếm một công việc, rồi kể với tôi là hay đến gặp một nhân vật nữ, nhận được nhiều hứa hẹn là sẽ cho vào đó làm, etc. Nhân vật nữ là một dạng người theo đúng nghĩa trong và ngoài very lệch nhau (tất nhiên cũng dính dáng đến Hán-Nôm). Nghe xong, tôi mới nghĩ có thể nhận nhân vật bơ vơ kia vào chỗ của tôi. Mọi chuyện được quyết định rất nhanh, và nhân vật đó rất sớm có việc làm.

Ở gần thì tôi nhìn. Nhìn thấy được người khác là một món quà vô giá: chẳng bao giờ là đắt nếu nhờ thế mà biết được về người khác. Nhân vật trẻ tuổi, tôi mau chóng nhận ra, nếu ngồi im một chỗ mà đọc sách trong vòng mười năm thì cũng có thể trở thành một nhà nghiên cứu ít nhất là không tệ. Thấy được thế rồi, tôi bắt đầu bảo nhân vật ấy đọc một số thứ.

Nhưng - thật không ngờ - trông cũng sáng láng, mà không thể đọc nổi cuốn sách nào. Không có lấy một. Điều đấy - tức là chuyện các nghiên cứu viên không thể đọc, thì tôi đã bắt đầu nhận ra. Phần lớn các nhà nghiên cứu chẳng làm gì khác, ngoài bốc phét. Có tí danh hiệu hay tiếng tăm thì chuyện càng tệ. Kể luôn cả các đầu ngành.

Rồi, một thời gian sau, nhân vật ấy làm một việc cần phải gọi đúng nghĩa là bùng. Tôi chẳng thấy điều này có vấn đề gì hết, đâu phải ai cũng thấy là mình thích hợp ở bất kỳ nơi nào. Nhưng lại bùng mất theo cách thức để tôi trở thành người cuối cùng biết chuyện - ra đi không nói một câu; thế mà tôi đã đứng ra đảm bảo để từ chỗ bơ vơ (còn khoe tóc bạc trắng vì lo lắng) nhân vật ấy có chỗ làm. Hồi ấy, cùng một lúc có hai nhân vật, đều sinh năm 1985, và đều cư xử giống hệt nhau - điều đó khiến tôi nghĩ, chắc có một đặc điểm chung nào đó của thế hệ. Và nhân vật ấy trở thành thầy giáo dạy chữ. Biết chữ và đi dạy chữ thì không có vấn đề gì, tất nhiên, nhưng một thứ oắt con biết được dăm ba chữ mà dám động đến danh hiệu phu tử, thì lại là chuyện khác hẳn. Học trò đi học chữ thì - không thể khác - là một loạt nouveau riche điển hình của xã hội, phân khu không nhỏ đóng góp cho một cái gì đó tương tự phong trào phục cổ. Thái độ ở đây là thái độ biết một nói mười.

Và điều này rất chung, trong giới Hán-Nôm Việt Nam ở đoạn này. Tôi từng có một ví dụ. Cái text ở trong đường link được viết ra từ sự vu khoát, nói đúng hơn, nghe hơi nồi chõ. Chỉ cần hỏi tác giả xem cái khái niệm mà tác giả ấy tỏ ra rất tâm đắc (thêm một idiom: bắt được rồi) muốn nói gì, thì còn lâu mới có câu trả lời.

Toàn bộ những cái đó diễn ra trên nền của sự google translate để tỏ ra am hiểu thơ Đường (trường phái Nham Hoa Hoàng Trang Hải), rồi thì các nhà nghiên cứu lâu lâu lại lên cơn tâm huyết (thêm một từ: "tâm huyết") lên mấy tờ như Tia sáng để mà tâm sự (một từ nữa) về nghề với nghiệp; đại khái là hao hao như ngôn chí.

Nhưng tại sao lại như vậy? Ở đây một yếu tố trở nên rất rõ ràng: vai trò của cám dỗ, từ phía các ảo tưởng của thời đại. Các ảo tưởng ấy có thể gọi tên rất cụ thể: ảo tưởng về quốc tế (tôi sẽ còn zoom vào các "hội thảo quốc tế", vì nó quá hay); vậy cho nên các nhà nho thời nay crazy với mấy thứ như chương trình trao đổi học giả; và ảo tưởng về lý thuyết. (bài trong đường link ngay trên thể hiện điều đó) Các nhân vật Hán-Nôm sợ bị nhìn nhận là hủ lậu (nhưng nếu hủ lậu thật thì cứ hủ lậu thôi chứ), sợ không theo kịp thời đại. Cho nên họ bị thôi thúc phải đâm đầu vào (hoặc, làm ra vẻ) những gì hiện đại. Tiến sĩ Trần Hải Yến là một ca rất đặc trưng. Chẳng hiểu gì lý thuyết nhưng lúc nào cũng lý thuyết lý thuyết. Harvard Yenching là một cái bẫy. Đơn giản, sơ đẳng thế mà cũng rơi hết cả vào.

Tất cả làm nên một thái độ chung. Thái độ ấy, mặc dù có rất nhiều cảm tình với thế giới Hán-Nôm, tôi nghĩ còn vượt cả hủ lậu.


rất là thái độ





thời chúng ta (5) Phóng viên bóng đá

thời chúng ta (5bis) già

thời chúng ta (4) Một nền tài lẻ

thời chúng ta (3) Đường đến tầm thường

Phụ chú cho những từ

thời chúng ta (2) Những từ và những từ

thời chúng ta (1)

[tiện bút] Đọc Balzac ở Hà Nội


9 comments:

  1. Lạc vô đây

    Thấy tò mò ....Nên chờ nay mai vậy ! ^^^
    Biết đâu sẽ cũng là Bạn thân (*)

    ReplyDelete
  2. Giai Phẩm Mùa Đông: Gọi tên bốn mùa.

    ReplyDelete
  3. dẫu đã rất cố, nhưng ở đây, không thể không nghĩ đến “Mặt của nhà thơ”
    http://nhilinhblog.blogspot.com/2018/07/mat-cua-nha-tho.html?m=0

    ReplyDelete
  4. Thái độ?? đã lạc vào và thấy anh viết sâu, quá sâu

    ReplyDelete
  5. làm nhớ chuyện "thái độ" của một ông anh loại hay chữ dẻo mỏ ngày xưa: bảo một hôm sáng dậy thấy thằng ở giường tầng trên hóa thành con gián từ lúc nào, to đùng (mặt lạnh tanh như thật luôn).

    ReplyDelete
  6. chắc do mới đọc Kafka, áp dụng luôn lý thuyết (à nhầm, văn chương) vào thực tiễn (nhầm, thực tại) một cách sâu sắc

    ReplyDelete
  7. Y Lán hay tỏ vẻ khiêm tốn nhưng ít khi giữ được mình. gần đây được cái giải dịch thuật là vác đi khoe khắp làng trên xóm dưới

    ReplyDelete
  8. vậy thì phải chúc mừng chứ

    ReplyDelete