Nov 16, 2022

Hai mươi năm dịch thuật

Cách đây vài tháng (như từng nói), tôi được mời thực hiện một loạt thuyết trình về dịch thuật. Tôi cũng đã định - ít nhất là một phần - nhận lời, thậm chí đã có (một cách đại cương nhưng thiên về cụ thể) một chương trình. Nếu làm việc ấy, đó sẽ là loạt thuyết trình nối vào với loạt về lịch sử báo chí Việt Namloạt về lý thuyết, phê bình văn học. Cuối cùng, tôi quyết định không thực hiện loạt nói ấy, lý do (một phần, và cũng đã nói) là aphasie.

Nhưng viết thì có thể. Nếu nói thì tôi sẽ chỉ muốn trả lời một câu hỏi: dịch là gì? - điều này, dẫu có thể lạ lùng đến đâu, chưa bao giờ được nhìn nhận. Khi viết thì lợi thế trở nên rất lớn (chưa kể đỡ bị khản cổ): tôi có thể sử dụng kinh nghiệm của tôi, từ một vị trí có thể nói là unique ("mais quel privilège", dirait Linda) để nhìn vào một số điều khác, rất có thể là chẳng phải không có ý nghĩa.

Hai mươi năm vừa qua, dịch thuật Việt Nam đã làm gì, và đi về đâu? Điều này cần được đặt trong bối cảnh của xuất bản, cũng như nhiều yếu tố khác - nói đúng hơn, các khối, và sự đan xen nhiều lúc rất phức tạp giữa chúng.

Nhưng vẫn cần đặt ra câu hỏi then chốt (câu hỏi đầu tiên, nhưng rất có thể cũng chính là câu hỏi cuối cùng, cũng như trong triết học có nguyên nhân đầu tiên và nguyên nhân cuối cùng): dịch là gì?

Đấy là một cái - nếu muốn ngắn gọn - cần phải là một. Đặc điểm của công việc khiến điều đơn giản này rất ít khi được nhìn thấy. Một tác phẩm chỉ là một tác phẩm khi nó là một. Không phải chuyện nằm ở chỗ các chi tiết, các thuộc tính tạo ra một tác phẩm, mà ngược lại, một tác phẩm thì mới có những thứ có thể gọi như vậy. Tức là, chẳng ích gì khi nhìn vào các chi tiết. Hoặc gần như chẳng có ích gì (nhưng, "con người là một dục vọng vô tích sự" - Sartre; cũng Sartre: con người là một bọc đựng cứt đái). 1 text = 1.

Nhưng công việc của dịch thuật là hết câu này đến câu khác. Gần như không thể thấy gì khác. Nhưng cái nhìn như vậy chẳng những không tiến lại gần được sự hiểu mà thậm chí còn khiến người ta không đọc được. Sự đọc sẽ là then chốt trong những gì trình bày dưới đây.

Tức là, rất khó có chân trời - hay nói đúng hơn, phối cảnh - trong một công việc như dịch thuật (để mà có thể có sự một): làm thế nào để có cái mà người ta hay gọi là siêu vượt, để nắm bắt được một dạng tồn tại dường như chỉ chăm chăm ở trên chiều ngang như vậy? Nhưng ngược lại, đây chính là dạng tồn tại cho thấy khả năng về một điều rất khó hình dung: nội tại lại chính là siêu vượt.


Tạm bỏ qua những điều đó (lằng nhằng, đúng), hai mươi năm qua người ta đã làm gì trong địa hạt dịch thuật ở Việt Nam?

Hai mươi năm vừa rồi là đoạn nối thẳng vào với đoạn ngay trước đó, quãng thời gian cần phải gọi là sa mạc của dịch thuật cũng như của sách nói chung, ở Việt Nam. Và điều này là theo nhiều nghĩa, mà dưới đây ta sẽ thử nhìn nhận.

Ở đoạn đầu, điểm quan sát của tôi là một chỗ chẳng phải là không thuận tiện (trong chừng mực từ đó có thể thấy nhiều thứ): Trung tâm Đông Tây.

Hình như tôi từng miêu tả quang cảnh của Đông Tây khi lần đầu đặt chân đến (ở đâu ấy nhỉ?). Khi đó, Đông Tây (tên đầy đủ phải là "Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa ĐT") nằm ở một cái ngõ trên phố Nguyễn Chí Thanh, ngay sát mấy cái nhà M-gì-đó mọc lên sau này, mấy nhà cao tầng lúc xây có thể thấy toàn giàn giáo làm bằng tre gác lên bên ngoài. Một thời gian, văn phòng đại diện của nhà xuất bản Trẻ cũng nằm trong cùng ngõ, nhưng gần ra đường hơn; người mời tôi đến đó là Phan Thị Vàng Anh, đang mang bụng bầu sắp đẻ. Dường như thiếu điều thì cái ngõ đã trở thành một trung tâm của xuất bản Hà Nội (và Việt Nam). Đông Tây còn có thư viện, tôi vào xem và cũng vài lần mượn sách - không hiểu sao tôi nhớ nhất (tên) một quyển: Chuồng bò trong tháng mù sương, truyện Trung Quốc.

Đông Tây nằm ở vị trí (và đóng vai trò) của giáp ranh. Một cái gì đó muốn nảy mầm lên nhưng không hẳn nảy được, đi kèm với nhiều điều vẫn như cũ. Nhưng nhộn nhịp. Sự nhộn nhịp ấy có nguyên nhân không nhỏ từ ông Đoàn Tử Huyến. Đây là nhân vật then chốt của câu chuyện xuất bản; vả lại, ông Huyến có rất nhiều học trò, những người hay được gọi là đầu nậu.

Đoàn Tử Huyến, hay như Lê Văn Văng của nửa thế kỷ trước đó, nối được nhiều thứ (nhiều yếu tố, nhiều khối) vào với nhau. Lê Văn Văng: các thế hệ, cũng như các vùng (miền), còn Đoàn Tử Huyến: các thiết chế, nhất là - đây là để nói ngắn gọn lại - nhà nước và tư nhân.

Ông Đoàn Tử Huyến hay rủ tôi nhậu. Nhiều buổi trưa. Có vẻ như buổi trưa nào ông Huyến cũng nhậu. Vài lần tôi gặp Nguyễn Trọng Tạo. Ông Huyến quen cả thế giới. Cho đến tận về sau này, những gì ông Huyến nói, tôi chỉ chắc mình nghe rõ (hoặc nói đúng hơn, hiểu không sai) chưa đến một phần ba. Nhưng chắc cũng chỉ cần vậy. Một lần, tôi đến Đông Tây, vào buổi chiều. Ông Huyến vừa in một cuốn sách mới, quay sang hỏi tôi, có muốn đọc không, tôi gật đầu, ông bèn rút ra một quyển, ký tên vào và đưa cho tôi. Tôi vẫn còn nhớ, đấy là Những ô cửa màu xanh.

Nhưng Đoàn Tử Huyến không phải editor đầu tiên của tôi. Vả lại, hồi đó, tôi quen với các tòa soạn báo hơn những trụ sở nhà xuất bản.

(các tòa soạn báo)


Cũng quãng thời gian ấy, sự quay trở lại của người Pháp (có thể tính mốc đi khỏi Hà Nội, một cách hoàn toàn, là thời điểm trường Albert Sarraut không còn vai trò nào của người Pháp nữa - thời điểm đó không phải 1954 mà muộn hơn) dẫn đến không chỉ hình thức trung tâm văn hóa mà còn cả một chương trình dịch sách - chương trình đó có thời gian tên là "Nguyễn Văn Vĩnh". Tôi sẽ còn quay trở lại với điều này, một yếu tố chẳng phải là không có vai trò trong câu chuyện chung, tuy vai trò ấy không lớn đến mức đó: kẻ cả khi sự hiện diện của người Pháp ở đây mạnh hơn nhiều, thì dịch thuật vẫn cứ rơi vào chính cái mà họ không thực sự nắm được, luôn luôn là như vậy. Nhưng điều này là đương nhiên, vì sự đọc ở đây, chỉ các nhà xuất bản Việt Nam mới đảm trách được.

Giờ đây, nếu nói một số điều, hẳn tôi sẽ rơi vào một cái thói, là sắp xếp lại những gì thuộc quá khứ. Nhưng đúng là các quan sát của tôi hồi ấy khiến tôi thấy sự xuất bản, hay nói rộng hơn, thế giới sách, ở Việt Nam, chẳng mấy ăn nhập với sự đọc: tức là, cụ thể hơn, hai bên không đi cùng nhau. Điều này thể hiện ở chỗ (giờ vẫn vậy) chính các nhân vật của thế giới xuất bản lại không thuộc thế giới của sự đọc.

Vả lại, ấn tượng lại càng lớn vì những năm hay đến Thư Viện To, tức là ở trong tiếp xúc thường trực với những người theo định nghĩa phải đương nhiên thuộc về sự đọc, nhưng chuyện lại không hoàn toàn như vậy: rất nhiều người (trong đó một số giờ đây rất nổi tiếng), tuy có đến thư viện ấy thật, nhưng lại chẳng hề đọc, ít nhất thì chính họ cũng tưởng là họ đọc, nhưng không hề. Đây là phạm trù mênh mông và không dễ nhìn rõ công tua, của sự không biết đọc. Thuộc làu làu vô số tên tác giả, v.v... chẳng có gì liên quan với đọc. Đây là đặc điểm chung với giới sưu tầm sách, mà tôi sẽ còn trở lại, ở bên dưới. (nhưng đồng thời - chắc hẳn cũng chính vì thế - có cả một sự kính trọng to lớn đối với hạng mục những ai đọc nhiều, một điều vô cùng buồn cười)

Tức là, rất khó nhìn được rõ sự đọc. Lúc nào nó cũng ở đó (ai mà chẳng biết đọc) nhưng lại gần như chẳng bao giờ ở đó.

Điều này lộ ra rất rõ ở các bản dịch của những người không đọc.


Đã bắt đầu có thể nhìn vào agent chính yếu: những người dịch.

Những người dịch sách nhưng không đọc: đây là cả một category lớn, rất lớn - chính nó là yếu tố chính yếu tạo nên giai đoạn trước (mà tôi đã gọi là một sa mạc): tôi sẽ còn quay trở lại. Ta hãy hình dung (dẫu điều này khó hình dung đến mức nào), cả một hệ thống - nói đúng hơn một tam giác - trong đó không hề có sự đọc ở bất cứ đâu: editor không đọc, translator không đọc, và reader cũng không đọc nốt (thêm một sự không đọc khác thêm vào: reviewer). Đó là cơ sở cho sự hoành hành ngày nay của sách to tướng, ở đó chẳng nhìn thấy gì ngoài bìa, cũng như sách thuộc dạng bản đặc biệt.

Sự không đọc ấy tất nhiên có thể được biểu hiện theo nhiều sắc thái tinh tế. Có các dịch giả không làm gì khác ngoài rình đợi các best-seller, rồi dịch chúng, rồi các cơ sở xuất bản in chúng: vài lúc sẽ tạo nên vài cuộc ầm ĩ nho nhỏ. Nhưng best-seller là một biểu hiện không thể rõ hơn của sự không đọc, tất nhiên trên một diện rất rộng. Điển hình cho những người như thế (những người rình best-seller) là Lê Quang.

Hiện tượng này cần phải mở rộng thêm: trong thực hành, tất nhiên tôi cũng từng làm theo một cách thức nhìn chung rất tiện, là hỏi những người sống ở nước ngoài về các cuốn sách có thể tiềm năng. Sau đây là một ví dụ: trong một thời gian, từ hơn một người, tôi nhận được ý kiến rất favorable về một nhân vật, Martin Suter. Một người bảo, Martin Suter là tác giả nên làm, thêm một người khác cũng bảo, Martin Suter cần làm, rồi lại thêm một người nữa, một người nữa. Cho đến ngày vài cuốn tiểu thuyết của Martin Suter rơi vào tay tôi, và tôi đọc. Và quá dễ nhận ra đấy là dạng văn chương gì. Các Việt kiều, trong sự đọc, nhìn chung không làm gì khác ngoài chạy theo các thể loại best-seller. Chắc hẳn họ tưởng một cuốn sách như Small World là cái gì đó giống như Buddenbrooks. Tức là, năng lực đánh giá là thứ gần như không thể tìm được.

Vậy cho nên, không gì đáng sợ bằng Việt kiều. Thế mà vẫn còn có thể có một khu vực còn đáng sợ hơn được: còn đáng sợ hơn vô vàn, ấy là những Việt kiều yêu nước.


Đấy là một khối (tất nhiên còn cần quay trở lại: đã nói đến một khối thì tức là có nhiều điều, nhiều điểm, thậm chí nhiều vấn đề - thậm chí nữa, problématique).

Nếu cần một khối nữa - nếu chẳng phải đối xứng (chằn chặn) thì ít nhất cũng đủ sức để so sánh, kể cả về quy mô lẫn nhiều thuộc tính khác - thì tôi sẽ nói: khối của sự đào tạo ngoại ngữ của các trường đại học Việt Nam. Ai cũng biết (dĩ nhiên, tôi biết, dùng quá nhiều ai cũng biết chính là một dạng ngụy biện, nhưng nhiều khi ta cũng phải dám dùng những thứ được cảnh báo; thêm nữa, đọc cũng như viết - và cả dịch, tôi sẵn sàng nói - cần tự làm cho mình rơi vào các nguy cơ; Linda Lê hay nói chuyện với tôi trong lúc viết một text để nói bên London, chủ đề là tự chuốc lấy những mối nguy khi viết văn) rằng một xã hội như xã hội Việt Nam có bộ phận đặc biệt tích cực (và thu hút mãnh liệt), ấy là bộ phận của những gì liên quan đến nước ngoài. Trong sự bùng nổ du lịch (giờ đã ngúm, có vẻ đang nhen nhúm trở lại), nói chung cũng cần có diplôme do một trường ngoại ngữ cấp thì mới đi làm tour guide được.

Khối này rõ ràng về lý thuyết phải là nguồn cung cấp chính yếu dịch giả. Nhưng thực tại thì phũ phàng: chẳng những không phải thế lắm, mà còn hoàn toàn không phải thế. Kể cả (thậm chí, nhất là) những người đã qua đào tạo (người ta hay gọi là bài bản) về dịch thuật lại không thể dịch được.

Nghịch lý ấy, từng có lúc tôi muốn tìm hiểu - điều gì cũng phải tìm hiểu, chẳng có cách nào khác; ông thầy của tôi từng nói, phải lấm bẩn tay. Tôi xem giáo trình được dùng cho môn dịch của các trường. Xem chúng rồi thì tôi thấy quá dễ hiểu, cái thực tại rất khó hiểu kia. Tóm tắt lại, chính những người dạy về dịch nhìn chung cũng không có khả năng làm đúng cái việc mà họ dạy. Đến đây thì lại rơi vào logic rất nổi bật (và dễ hiểu): cứ những ai không làm được gì thì lại đi dạy chính cái đó. Ai cũng biết (thêm một) đặc điểm này lớn đến mức nào. Nhưng biết là một chuyện (vế sau thì quá dễ đoán).

Vậy thì tức là không có nguồn nào cả, cho công việc? Thế thì, chẳng hạn, các khoa văn thì sao? Tổng hợp, Sư phạm, etc. Để tôi trả lời luôn cho: cũng không có nốt.

Rốt cuộc là không có nguồn nào? Đúng, dẫu cho có phũ phàng đến đâu, quả thật không có. Và cần phải chấp nhận điều đó. Thậm chí, điểm xuất phát (số không, mo) chính là chỗ chấp nhận một số điều (không thể chấp nhận). Thế thì phải làm thế nào? Tôi có sẵn ngay câu trả lời: chẳng có cách nào cả.

Và tới đây rồi, cần phải xác định rõ (định ranh giới) cho chủ đề: dịch thuật, tức là dịch văn chương. Dịch những thứ khác, đó không phải là dịch. Tức là, có những thứ trông rất gần nhưng lại chẳng có chút liên quan nào hết, đặc biệt là hai khu vực: dịch nói và dịch những cuốn sách gọi là non-fiction. Dịch nói là một việc rất dễ, thậm chí quá dễ, đặc biệt dịch cho nguyên thủ quốc gia lại càng dễ bội phần. Dịch sách non-fiction: tương tự. Mọi thứ gì có protocole đều dễ quá mức, không đáng để nhắc đến. Đó là những công việc làm cho quen trong vòng một thời gian ngắn là được hết, ai cũng có thể. Hơi giống thu ngân siêu thị hay bán vé sở thú.


Nhìn sâu thêm vào thế giới các dịch giả: cần phải ngưỡng mộ, rồi tránh một dạng: những người tỏ ra đau đáu cho công việc, cho thấy là mình có cống hiến vô song không bút nào tả xiết, một dạng chiến sĩ, sẵn sàng tuẫn đạo. Chẳng hạn Hà Vũ Trọng (ngọng). Thêm một nét: những người như thế hay khoe trên facebook mình mua (sách lẫn kindle version) đủ các bản khác nhau gồm nhiều thứ tiếng - vậy thì còn thể hiện là biết nhiều ngoại ngữ; ngần ấy tiêu tốn, thì chắc chắn hàm ý sản phẩm của họ sẽ thượng thặng, không thể chê.

Cũng không thể bỏ qua những dịch giả cho thấy, luôn luôn và liên tục, mình có một cuộc sống nhàn tản, lánh xa bụi trần, không vướng vòng ô trọc, chẳng màng danh lợi (làm cho vui, vì giá trị tinh thần, etc.), không những thế lại còn thường xuyên posing như là nghệ sĩ, vẽ tranh và cả đánh đàn.

Nếu cả hai điều trên đây hội tụ vào một người, thì: còn có gì hơn được nữa; vậy thì cũng đồng nghĩa với kết hợp được khoa học và nghệ thuật, hiểu biết dạng bác học và nghệ sĩ. Khó như thế mà vẫn có người làm được, điển hình là Trần Đức Tài (Đăng Thư).

Và các bản dịch của họ, thảy đều nhờ nhợ trong sự nhạc quái gì cũng nhảy hết. Thậm chí là lờ lợ.


Tôi được gửi cho một ý định rất tương tự: tức là, rất chính xác, 20 năm dịch thuật Việt Nam. Tôi hỏi tác giả là ai, và khi biết thì: à. Nhưng tôi biết nhân vật ấy; đó là một người từng muốn làm nhưng không làm được. Không làm được chỉ vì quá kém. Vậy thì thực sự rất kém, vì đây là một công việc ai mà chẳng làm được.

Thế nhưng, chính người không thể làm được một cái gì đó (do bị văng ra ngoài) lại có ham muốn (đây đích xác là dục vọng) làm sử gia cho chính cái đó. Vậy thì đích xác giống như các Việt kiều: các Việt kiều là vấn đề, nhưng chính vấn đề lại muốn, lại làm ra vẻ giải quyết vấn đề. Cũng vì thế, rất nhiều quan hệ giao hảo giữa hai bên.

Nhưng, nói về 20 năm dịch thuật, mà nói trong quãng đó có cái này có cái kia, thì không khác mấy so với miêu tả một ngôi nhà: nó có cửa và cửa sổ, lại còn có cả mái, tuy không thấy được nhưng chắc cũng có móng.

Những blahblah rất hay được bọc trong sự trịnh trọng. Sự ngọng cũng vậy: Hà Vũ Trọng đặc biệt trịnh trọng.


Giờ, đã có thể quay trở lại với Cao Xuân Hạo - mới chỉ nói qua. Cao Xuân Hạo dịch những thứ như Isaura hay Papillon thì ta có thể hiểu, chuyện kiếm sống - chuyện ấy thì có biên độ chấp nhận lớn vô biên. Nhưng Đèn không hắt bóng rõ ràng không thuộc vào trường hợp đó. Và ấy là một cuốn sách rất rẻ tiền.

Tức là, Cao Xuân Hạo là một nhân vật bad taste - chính vì vậy cho nên, trên một phương diện khác, Cao Xuân Hạo rất nhấn mạnh vào hiểu biết: ta có thể hiểu, lấy hiểu biết (theo đường lối ngoài ý thức) để bù đắp cho goût. Nhưng, có thể có hiểu biết nếu không có taste thật hả?

(taste và không chỉ)

Điều này liên quan (rất chặt) đến điều đã miêu tả ở trên: những người posing, đặc biệt theo hướng artist. Chính những người bad taste lại rất muốn được coi là nghệ sĩ. Chen lẫn vào đó là cả ham muốn (dục vọng) tự biện minh.


Pour le plaisir de l'anecdote: Một lần, tôi hỏi một người, vì người đó từng dịch một cuốn sách của một tác giả, xem có muốn dịch một cuốn khác của cùng tác giả không, tôi muốn in. Câu trả lời tôi nhận được là, giờ người ấy chỉ dịch Osho thôi.

Ta thấy được, rất rõ, những người như Osho, Thích Nhất Hạnh, Krishnamurti vân vân và vân vân (đông lắm, vả lại tôi cũng không thực sự rành) có chức năng chính là gì: chức năng của họ là làm nghèo nàn thế giới.


"Rình best-seller" là một chuyện rất quan hệ, vì đây chính là sự lặp lại, một vết tích của thời trước, thời mà tôi đã gọi là "sa mạc", ở trên. Nó là sa mạc là bởi tập tục hồi đó của công việc dịch sách chủ yếu là như sau: nhờ được ai đó đi nước ngoài (lúc đó hiếm), quơ sách về. Những người được nhờ chủ yếu quơ (đúng theo nghĩa đen) từ những chỗ nào tiện cho họ. Vậy là toàn sách thuộc loại văn chương nhà ga. Ngày nay nhà ga không còn không khí của xưa kia, littérature de gare không còn là một điều gì dễ hiểu nữa. Nhưng nó từng tồn tại, và tồn tại rất mạnh. Vậy cho nên ở Việt Nam, suốt một thời, có vô số thứ như thế; điều này giải thích sự tồn tại của những thứ chạm đến giới hạn của sự buồn nôn, chẳng hạn Người lữ hành kỳ dị.

Nói tóm lại, đã chẳng có mấy lựa chọn, thậm chí không hề có lựa chọn. Cái đó đi kèm với sự mua hàng hóa vơ bèo vạt tép: thời của cái-gì-cũng bãi rác.

Thế nhưng, sách best-seller chính là littérature de gare của đoạn ngay tiếp theo: các đoàn tàu hỏa không còn thịnh hành như trước, nhưng nhiều thứ vẫn di chứng lại - dẫu thế nào thì trong lịch sử, đó vẫn cứ là cả một câu chuyện lớn.

Đã nói đến văn chương nhà ga: ở Việt Nam có văn chương nhà ga không? Có. Khách đi tàu ở đây cũng mua nháo nhào lấy những quyển sách bán mẹt, bán thúng, xộc xệch bết bát và nham nhở màu sắc rợ. Và ngôi sao của văn chương nhà ga ấy là gì? Là Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Được một lần, các nhà ga bến xe đã đóng vai trò nhà phê bình văn học vô cùng chuẩn xác: bởi vì đó chính xác là chỗ cho những thứ như Số đỏ. Đấy là văn chương nhà ga. Và việc nhiều người nghĩ đó là văn chương lớn cho thấy một điều đã nói ở trên: bad taste.


Vấn đề nằm ở - điều này là hiển nhiên - một điều: đọc.


Không chỉ là các acteur (prestataire): cần nhìn vào những người làm chính công việc ấy (dịch), nhưng lại cũng cần nhìn vào những gì được nói về công việc ấy. Có rất nhiều những gì đã được nói, đột ngột nhiều lên, như bỗng mãi đến cuối cùng người ta mới tìm ra được điều để nói về một thứ giản dị như vậy.

Và, ta sẽ nhức hết cả đầu (cộng thêm điếc hết cả tai) với việc, sau khi suốt ngày nghe lải nhải những tín đạt nhã với cả belle infidèle thì đến điệp khúc invisibility.

Ở đây là cả một sự chuyển dịch của mặc cảm: những người sợ bị vô hình thấy nỗi sợ của mình ở khắp nọi nơi. Nhưng, tôi dám khẳng định, dịch thuật là dạng công việc đặc biệt cần invisibility.

Và thế cho nên, những người như Spivak gây ngán ngẩm khủng khiếp. Nhưng Spivak? nếu vậy thì đọc Jacques Derrida luôn cho xong; vả lại, Derrida chính là người đã phát biểu một điều rất đầy đủ: viết tức là làm sao để không thể dịch được. Nói chung, cứ thấy nhắc đến với cả tung hô những Susan Bassnett và các tương tự thì thôi, khỏi cần quan tâm.


Vừa xong, đã xuất hiện một từ rất then chốt (chủ yếu vì nó tạo ảo tưởng): không thể dịch.

Cần phải nhìn sâu vào đây, vì nó chính là một đầu mối quan yếu trong câu chuyện. Tức là, có những thứ có thể dịch, và có những thứ không thể dịch? Hoặc giả, trong cùng một cuốn sách, có những chỗ có thể dịch, và có những chỗ không thể dịch?

Nếu hiểu như vậy, thì không chỉ sẽ không làm được gì (nữa) mà còn không hiểu gì về công việc ấy. Nó rất giản dị, nhưng nó giản dị chính là vì nó phải đối đầu với một điều: sự không thể.

Tức là, không có chuyện cái này hay cái kia là không thể dịch, mà toàn bộ công việc chính là sự không thể. Đó là bất khả. Ngôn ngữ không thay đổi giống như nhuộm quần áo, và chỉ có dịch thuật khi nó đi ra từ cuộc đối đầu với cái bất khả.


Như vậy thì, cộng mấy điều lại, tức là không thể cộng thêm không có cách nào, thì thực sự là hoàn toàn không thể không thể? Nhưng chính là như vậy. Các công việc - nếu đó đúng là công việc - của con người, chúng luôn luôn được dựa trên cơ sở là sự không thể. Điều này khiến chúng ta thoát được luôn khỏi một thứ: hy vọng, cũng như ảo tưởng. (Mandelstam: nhưng điều gì nói rằng em sẽ hạnh phúc?)


Nhưng, cũng giống, để biết về văn chương, không có cách nào khác là đọc các tác phẩm văn chương lớn, muốn biết về dịch thì cần phải nhìn vào các bản dịch (và quên bớt đi những gì nói về nó, Venuti e tutti quanti):


Tức là, các bản dịch lớn: chẳng hạn như các Essais của Montaigne đã được dịch sang tiếng Anh (ngay lập tức) như thế nào - tương tự, Tìm thời gian mất của Proust. Thánh Kinh, Nghìn lẻ một đêm, etc., và thêm một ví dụ: Gérard de Nerval dịch Faust.

Chỉ cần nhìn nhận như vậy, sẽ thấy ngay, các tác phẩm là thứ định quy tắc. Các tác phẩm văn chương lớn thì định ra quy tắc, chứ quy tắc không phải là một cái gì phát ra từ một lý thuyết gia về dịch thuật. Có rất nhiều điều quan trọng hơn so với invisibility (or not).

Có thêm một điều nữa, dường như còn chưa bao giờ được đề cập (nhìn ra) ở dịch: đấy - tức là việc thực thi nó - rất có thể là cả một cơ hội lớn để phê bình. Một dạng công việc đồng nghĩa với tháo gỡ ra rồi lắp lại có không ít cơ may khiến người làm điều đó thấy được nhiều điều ở bên trong, chẳng mấy khi lộ ra đến ngoài. Tôi từng làm việc đó nhiều lần, một trong những lần mà tôi thấy đáng nói hơn cả, là áp dụng vào văn chương của Borges. Tôi muốn nhìn rõ Borges.

Phải làm như vậy (tất nhiên, đây là cách riêng của tôi: ở một số trường hợp - không phải lúc nào cũng vậy - làm như thế thì chạm được vào tận đến những gì cấu tạo nên một đối tượng; nói ngắn gọn, các thớ, các sợi của một thứ gì đó, trong kết cấu của nó) thì tôi mới hiểu ra một điều: văn chương của Borges là một thứ có thể thôi miên, nhưng nhờ quá trình vừa miêu tả thì còn thấy thêm. Bởi vì cần phải thấy thêm: mọi thứ gì hấp dẫn cũng như có giá trị lớn đều có thể thôi miên, chính vì chúng hấp dẫn. Nhưng sự thôi miên phát ra từ Borges là một sự thôi miên chỉ là thôi miên: nó không có cái mà ta có thể gọi là substance. Nó khéo léo, và không có gì hơn.

Nếu muốn ngắn gọn, Borges, đó là một dạng siêu hình học édulcoré, nếu không muốn nói là oiseux. Xét cho cùng, một thứ xi rô; sophisticated, đúng, nhưng là xi rô.


Trở lại (sát hơn) với chủ đề chính, và đây là lúc sẽ phải đề cập một điều rất khó chịu (tất nhiên, đối với chính tôi): trong hai mươi năm vừa rồi, tôi ở đâu?

Trong quãng thời gian ấy, tôi không phải là dịch giả. Từng có lúc tôi định nói điều đó, nhưng rốt cuộc lại thôi: hẳn sẽ nghe như thể tôi muốn giải thích điều gì đó. Vả lại, từ trước đó cả mười năm, tôi đã nói điều này, một cách hết sức công khai.

Tôi không phải là dịch giả, mà tôi tổ chức công việc ấy. Tôi thấy là cần làm gì thì sẽ nghĩ ra cách để làm nó, thông qua các trung gian. Có những khi thấy là tôi làm quách luôn cho nhanh, thì tôi làm. Nhưng tôi không phải là một dịch giả, trong suốt quãng thời gian đó. Đúng là tôi định nhịp, nhưng điều đó không đồng nghĩa với tôi thực sự tham gia, ở phương diện thực hành (hoặc cũng có thể: thực hiện). Vả lại, tôi không làm gì theo com măng. Đến giờ, tôi vẫn chưa bao giờ làm gì theo com măng. Thế nhưng, nhận com măng là một yếu tố hết sức quan trọng.


16 comments:

  1. http://nhilinhblog.blogspot.com/2016/11/tien-but-can-mua-dong.html

    tròn 6 này

    (thế mà cứ tưởng là vẫn sẽ)

    ReplyDelete
  2. 5, 10, 15, 20 năm mười mười lắm hai mươi

    ReplyDelete
  3. Anh cũng tò mò tử huyến vì cái tên tầu tầu

    ReplyDelete
  4. hưng linh thì húng lìu lắm quá

    ReplyDelete
  5. em cũng nhớ Chuồng bò trong tháng mù sương, Phạm Tú Châu chọn và dịch, do là cuốn đầu tiên em làm quen các tác giả “trẻ” của TQ.

    ReplyDelete
  6. một lịch sử có nhiều chữ nhưng, lại không nhưng gì

    ReplyDelete
  7. ĐT có cái hiệu sách bé tí trên mặt phố đó, bán sách cả mới lẫn cũ, cả kĩ thuật, tả-pí-lù. 1 độ như đẩy ô LL làm Giám Đốc.

    Cái tên đã nhằm làm giáp ranh. Nhưng hình như nó chả làm (được) gì. Cần người làm. Mà nào có ai.
    -------

    1 cánh tay tàn phá không thể bỏ qua là bác Hùng Thái Hà. Bác ý cứ Thiền đi thôi, thì có phải đỡ hơn không.

    ReplyDelete
  8. Dịch, trước hết, có lẽ là tối thiểu, phải đọc và hiểu được người ta, chung quanh người ta. Mà như thế thì nên, và cần, hỏi chuyên gia, đừng ngượng.

    Có lẽ mong ai đó có nguồn lực, nên làm 1 cái nơi kiểu như "Đọc và giới thiệu", khó tính 1 chút, để làm chốn về, gợi ý cho ai có sức thì bắt tay vào dịch.

    ReplyDelete
  9. 1 lần bên FB, ông Nguyễn Hoàng Đức, nhân chỉ trích Thomas Paine phủ định Thiên Chúa. Còm vào 1 câu bị ông xóa phụt mất ngay.

    Mình dân ngoại đạo, tải về đọc lướt qua đã thấy không ổn. Ông Đức định trở thành lớn (thực lòng mong và cầu chúc ông đạt ý nguyện), mà cũng vậy. Nói thì thành quá, nhưng bản chất đó chính xác là tình trạng múa gậy vườn hoang. Vì là... vườn (nó) hoang.

    Sách chỗ anh Hùng thì không chỉ dịch rác mà còn trắng trợn cắt bỏ và chèn thêm vu vơ vào. Mà đó mới chỉ là mấy cái sách self-help và linh tinh. Đành là người đọc nên tự trách trước, nhưng nhà chuyên môn còn thế, thì công chúng trung bình biết cậy ai. Thương nhau thế đúng là bằng mười hại nhau.

    ReplyDelete
  10. nhà đang yên ổn con đừng về

    ReplyDelete
  11. Thích Nhất Hạnh, Krishnamurti, Osho, những kẻ khéo nói, biết bỏ bùa, trên hết là muốn làm giáo chủ, và đã thành công.

    Nhưng chính thành công đó có mặt trái: không có đệ tử lớn (làm sao mà có được; nếu thật sự có, họ sẽ nhận ra, và không cam tâm làm đệ). Cái chết sẽ đem toàn bộ theo mấy vị đó xuống mồ.

    "theo Như Lai mà không hiểu (đúng), chính là phỉ báng Như Lai"

    Phật dạy đi đến chỗ không còn thiện/ ác. Thích Nhất Hạnh thì cả đời dạy người ta tìm hạnh phúc từng giây. Đó chính là phỉ báng trong lí thuyết và phản bội trong thực hành.

    ReplyDelete
  12. Một độ rộ lên Sidney Sheldon, không biết có thuộc nhà ga nào. Nhẽ còn tệ hơn cả Số đỏ.

    ReplyDelete
  13. chỉ riêng những tác phẩm anh dịch thôi, với độc giả không quen, không làm việc trong ngành xb, đã không dễ để có một danh sách đầy đủ.

    ReplyDelete