Oct 22, 2023

Thầy cũ



Thomas Bernhard là một người yếu đuối (về thể trạng) nhưng ấy là một tinh thần mạnh. Việc phải nằm rất nhiều thời gian không chỉ ở sanatorium (just leave me alone) mà còn ở bệnh viện (như Pavillon Hermann - đã được kể trong Cháu trai Wittgenstein) không ngăn cản rằng, chính những người như vậy lại là những người rất hiếm không bao giờ bị mất cái đó.




(ơ, sao đến giờ này mà vẫn chưa thấy ai xuất hiện, cho việc đã nói?)



Vì, cần phải có tinh thần mạnh thì mới xử lý được một vấn đề như vấn đề thầy cũ. Vấn đề thầy cũ là một vấn đề rất khó giải quyết, trước đó các tinh thần yếu (ít nhất không mạnh) phát run lên. Các ông thầy rất không dễ xơi.

Hoàn toàn giống với sự thể, phải là những người có tình cảm mạnh thì mới xử lý được một điều: tình cũ, cái trước đó thậm chí người ta thông thường còn chẳng dám nhìn thẳng vào.

Như vậy, Bernhard và Alte Meister: chỉ ngay sau Cháu trai Wittgenstein là sẽ tiếp luôn Thầy cũ.


Những ai từng đến Kunsthistorisches Museum ở Wien biết một điều:


(quên mất, tiếp tục "1 colour")


đấy là, tại đó, có thể mua được sách của Thomas Bernhard. Tức là, ở viện bảo tàng, không chỉ mua được, tại cửa hàng lưu niệm, xú-vơ-nia như mọi bảo tàng, khu tưởng niệm, bưu thiếp in hình bức tranh nào đó bày bên trong; tại chính bảo tàng ấy, còn có thể mua được sách của Bernhard. Không phải bất kỳ quyển nào, mà chính là Thầy cũ.

Bởi vì, cuốn sách của Bernhard làm cho Kunsthistorisches Museum tại Wien trở nên nổi tiếng. Tất nhiên, tự nó đã nổi tiếng (tuy trong sách, Bernhard bảo, nó chẳng hề nào so được với Prado, chẳng hạn), cho nên ta sẽ nói, để chính xác hơn, rằng cuốn sách làm nó trở nên nổi tiếng hơn. Trong số độc giả, những người không nhất thiết hay đi xem tranh ở bảo tàng.

Đấy là do, nhân vật Reger của Thầy cũ ngày nào cũng, hoặc gần như vậy, đến đó xem một bức tranh. Bối cảnh của cuốn sách chính là viện bảo tàng.


Ngồi trên một cái ghế và ngắm bức tranh: cứ như thế, lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu ngày. Xem một bức tranh không ngừng, và chỉ một mình nó, suốt một thời gian rất dài, hết sức đều đặn, ấy là kinh nghiệm của Reger trong Thầy cũ. Đó là một bức tranh của Tintoretto, có một bộ râu lớn. Reger là một nhà phê bình nghệ thuật. Ta dễ nghĩ ngay, một nhà phê bình hội họa; nhưng không, Reger là một nhà phê bình âm nhạc. "Tôi" đến viện bảo tàng vì hay hẹn với Reger ở đó, Thầy cũ là những gì mà "tôi" nghĩ khi ở viện bảo tàng, với Reger trong tầm mắt, trên một cái ghế băng cố định (một cái ghế tiện nghi, dành riêng), trong một phòng cố định, trước một bức tranh cố định. Để có thể làm được như vậy (có những thứ cố định, cho riêng mình) tại một viện bảo tàng, Reger có sự giúp đỡ của một nhân vật làm công việc trông coi ở đó: Irrsigler; nhờ Reger, Irrsigler từ lâu đã có thể phụ trách cả việc hướng dẫn tham quan, chứ không đơn thuần làm bảo vệ, canh gác; đối với "tôi", những gì Irrsigler giải thích cho những người xem tranh khôn hơn tất tật lời lẽ của đám sử gia nghệ thuật. Bernhard cũng giải thích tại sao lại có cái họ Irrsigler kỳ cục như vậy: đó là một người gốc Tyrol.


Trở lại với những uncle, Onkel, oncle, và kèm với đó, Neffe, neveu, nephew.

Còn có:


mà đã từ ít lâu nay, tôi loay hoay định đọc.



5 comments:

  1. Korrektur, sẽ chứ?

    ReplyDelete
  2. không

    tức là, tôi không biết: có thể là chẳng có gì nữa, nhưng cũng có thể là còn hơn thế rất nhiều

    ReplyDelete
  3. tôi lại thích một tập truyện ngắn. mấy quyển mua ở Đức mỗi quyển chỉ lẻ tẻ vài truyện, bản dịch mà gom nhiều quyển lại được thì đỡ

    ReplyDelete
  4. đi chỗ khác mà gom, đòi hỏi gì mà lắm thế

    với cả, đọc tiếng Đức là được rồi, không có cách nào hơn đọc tiếng Đức đâu

    ReplyDelete
  5. làm gì chỗ nào bằng chỗ có Nhị Linh vì kiểu gì trước khi ra sách Nhị Linh chẳng viết mấy bài phân tích rất thú, tôi cần mấy cái đó hơn bản dịch hehe ;)

    ReplyDelete