Oct 23, 2023

Mémoires d'un

tiếp tục - và như vậy cũng tức là, đã đi được chẳng phải là không sâu - Stendhal: sau Vie deSouvenirs d' thì giờ đến Mémoires d'un; hai cái ở hai đường link vừa xong đều đã tiếp tục

(cũng tiếp tục "Thầy cũ")


Điều đặc biệt ở đây là, cả Vie de Henry Brulard lẫn Souvenirs d'égotisme đều được in khi Stendhal đã qua đời, thì cuốn sách trong nhan đề có "Mémoires d'un" (vậy thì, có thể thấy ngay, liên quan đến autob, ít nhất là một phần nào đó) in khi Stendhal còn sống. Đây không phải là một tác phẩm posthume. Tên đầy đủ của cuốn sách là Mémoires d'un touriste.

Nhưng


tôi thích nối tiếp hai quyển kia là quyển này, hơn:


Quyển sách lâu quá rồi, giờ sờ vào mới thấy, nó có lời tựa của một ông thầy của tôi (lại chuyện thầy cũ); đây là một giáo sư ở Paris IV, vô cùng nổi tiếng. Tôi theo séminaire của ông thầy trong một học kỳ. Thậm chí ở học kỳ đó, tôi còn được giáo sư ấy hết sức ưu ái. Nhưng cứ nhìn thấy cái gì mà Monsieur le Professeur viết là tôi tránh không đọc. Và là như vậy ngay từ xưa, ngay từ đầu. Có một lần, nói chuyện với Linda Lê, chẳng hiểu sao tôi nói là hồi trước tôi từng học ông giáo sư. Linda Lê bảo, mình cũng từng học ông ấy, tất nhiên là trước nữa, khi Linda Lê học ở Paris IV. Rồi chuyển sang chuyện khác, không có thêm một lời nào.

Mở quyển sách ra (đã nhảy qua lời tựa):




Khi Stendhal dùng Le Tintoret (Tintoretto) để nói những gì mình muốn nói về âm nhạc:



Và phát biểu, một dàn nhạc lý tưởng nghĩa là như thế nào:


Đây là quãng thời gian Stendhal ở Milan. Không thể khác, La Scala khiến Stendhal vô cùng sung sướng. Một con người hay được miêu tả là cứng rắn, suốt ngày nhạo báng, mới chính là người có thể có được các phấn hứng lớn.


3 comments:

  1. cái này thú nhỉ. có lôi cuốn như Heine về Paris?

    ReplyDelete
  2. El síndrome de Stendhal

    ReplyDelete
  3. cùng lúc với Henry James, anh tạo cảm hứng đọc lại (mới/cũ) Stendhal, ân sủng nối tiếp ân sủng :))

    ReplyDelete