Dec 8, 2023

Conversations

[post 2400]


(kết thúc khmtmnn

tiếp tục - đã sắp xong - "chương 4", cũng như "một dự định""hai mươi năm")


Các "conversations", "entretiens", "trò chuyện": đã đặc biệt nói nhiều đến những cái đó, với một nhân vật khác (cứ tìm sẽ thấy).



Đấy là ở trong domaine Đức; giờ, ta sẽ chuyển sang một domaine khác: Tây Ban Nha


Cũng trong domaine Tây Ban Nha, và vẫn là các trò chuyện: có một "conversations" lừng danh khác, khi Max Aub hỏi chuyện Luis Buñuel. Nếu đọc cuốn sách in chúng bằng tiếng Pháp, thì sẽ có lời tựa của một nhân vật: Jean-Claude Carrière. Jean-Claude Carrière, đến lượt mình, lại trở thành nhân vật chính trong một cuốn sách khác đã nói đến - và đấy cũng lại là, ô surprise! một cuốn sách in "conversations". Người này nói chuyện với người kia, rồi người kia lại nói chuyện với người kia nữa, cứ thế mãi. Jean-Claude Carrière lại chính là người viết hộ hồi ký cho Luis Buñuel.

Khi Max Aub nói chuyện với Luis Buñuel, thì đấy là hai người bạn (từ rất lâu năm) nói chuyện với nhau, còn khi Corredor nói chuyện với Pablo Casals (quyển sách trong ảnh) thì đó là một người trẻ tuổi kính cẩn hỏi chuyện Maestro lớn. Max Aub liên tục giăng bẫy, tìm cách bắt ông bạn Luis Buñuel nói (nhất là những điều mà ông bạn ấy không muốn nói), còn trong "conversations" với Pablo Casals, chủ yếu là các ca ngợi.

Tất nhiên, Pablo Casals rất đáng ca ngợi: một virtuoso thuộc loại lớn nhất của lịch sử. Thêm nữa, vào giai đoạn cuộc đời của Casals, một khi đã là người chơi violoncelle ở tầm cỡ ấy, thì đó còn nhất thiết phải có nhiều công lao to lớn với bản thân cái đàn: tức là, tìm ra những con đường mới cho cách chơi đàn, cách hiểu các bản nhạc. Mỗi nhạc cụ (đặc biệt, các loại đàn dây: đàn dây thì rất khó thực sự đạt đến đỉnh cao) đều có một hoặc vài nhân vật như vậy (Paganini và violon) trong lịch sử của nó: nhạc công cần nhạc cụ, nhưng nhạc cụ cũng cần nhạc công.


trio của lịch sử, Casals cùng Cortot và Thibaud:


Pablo Casals năm 35 tuổi:



Tôi nhanh chóng tìm được điều mà tôi muốn biết hơn cả, ở câu chuyện cuộc đời Casals: đấy là, Casals đã tìm thấy sáu bản suite của Bach như thế nào.

Một virtuoso nhiều công trạng đối với một nhạc cụ (khiến cho lịch sử của nhạc cụ ấy nhiều phần không thể tách rời với mình), ngoài những điều đã nói ở trên, còn cần phải làm cho répertoire của riêng nhạc cụ đó lớn lên. Điều này, đến lượt nó, lại liên quan rất nhiều tới bản thân virtuoso: mở rộng nhạc mục có thể là tự viết các bản nhạc mới, chuyển soạn từ những chỗ khác, etc., nhưng chuyện còn hoàn toàn có thể nằm ở chỗ, chính hiện diện của virtuoso lớn kích thích các nhạc sĩ cùng thời viết cho nhạc cụ ấy. Rất nhiều nhạc sĩ không hề chơi giỏi một nhạc cụ nào đó, nhưng nếu có thể cộng tác hay thậm chí được truyền cảm hứng từ virtuoso thì lại viết được. Một virtuoso khiến composer hiểu ra, nhạc cụ kia té ra còn có rất nhiều tiềm năng. Lịch sử viết nhạc, một phần lớn, diễn ra trên mối quan hệ đó, ít nhất thì những gì tồn tại lâu nhất. Chẳng hạn, chính Bach, khi thấy đàn luth có thể phong phú như thế nào, thì viết các suite cho nó. Rồi viết các suite cho violon. Rồi các suite cho violoncelle: sau sáu suite cho violon là sáu suite cho violoncelle, từ BWV 1007 đến BWV 1012.

Câu chuyện Pablo Casals và những bản nhạc ấy (ở đây, có một cái gì đó tương tự như là các bản nhạc đã có sẵn, để đợi người interprete chúng) (thêm một điều: Pablo Casals tức là giai đoạn âm nhạc lãng mạn đã phai màu, đi đến khúc cuối; và âm nhạc lãng mạn, ở một phương diện rất lớn, đồng nghĩa với phát hiện trở lại Bach): ngay prelude đầu tiên đã gây ấn tượng vô cùng lớn. Nhưng prelude của bản số ba (đô trưởng) mới thực sự khủng khiếp, ngay từ những nốt đầu tiên, đoạn "chạy gam" đi xuống.

Casals phát hiện chúng từ rất sớm. Thậm chí là từ khi còn nhỏ


ngoặt một phát: tôi nhớ ra là trong Một chủ nhật khác, Thanh Tâm Tuyền nói đến các suite của Bach, và đấy chính là các suite cho cello này; Thanh Tâm Tuyền gọi là các "liên khúc" thay vì dùng từ "tổ khúc" như quen thuộc sau này, và cách nói khiến người ta không chắc được đấy là các suite cho luth, violon hay cello, nhưng tôi có cảm giác Thanh Tâm Tuyền muốn nói những bản cello; đấy là thuần túy những gì mà tôi còn nhớ, còn chưa giở sách ra xem lại


Casals mua được tập nhạc khi chỉ mới hơn mười tuổi. Tiếp theo đó là hơn mười năm nghiên cứu và tập chúng, trước khi biểu diễn trước công chúng. Không khó để đoán, đó là một prodigy, một Wunderkind. Điều kỳ quặc là ông bố của Pablo Casals, một nhạc sĩ (nhạc nhà thờ, etc., hệt như nhiều câu chuyện khác) lại không hề muốn con trai mình trở thành virtuoso, thậm chí đã tìm một thợ mộc nhằm có chỗ cho Casals học việc; chính bà mẹ mới là người ủng hộ thiên hướng của Casals, nhất là trên con đường trở thành một người chơi violoncelle: một việc rất khó (Pablo Casals chơi rất giỏi nhiều nhạc cụ khác, và còn là một nhạc trưởng thượng thặng).

Những chuyện hồi nhỏ của Casals diễn ra tại một thành phố nhỏ không xa Barcelona: về sau này, Pablo Casals sẽ trở thành người dựng dàn nhạc Barcelona, công việc khiến Casals tốn mất đến nửa triệu đô la (tiền hồi ấy).


2 comments:

  1. Có lẽ bởi: Làm sao giải thích những rung động? Muốn đứng mãi một chỗ như một thân cây, một tảng đá, một ngọn núi không chuyển. Và nghĩa là không muốn nằm, không muốn tan chẩy, không muốn biến. Hoặc bởi: Nhạc tràn trề sinh lực, cao sang, phúc hậu. Hoặc bởi:___ Nhưng cũng có thể là một nhạc cụ dây khác.

    ReplyDelete
  2. Một tháng cuối năm nhiều thang hương, thang âm khác những Auf den Winter, hell und klar freu'n wir uns ein ganzes Jahr (Y)

    ReplyDelete