Trước hết là một bài mới của bác Nguyễn Chí Hoan về Chuyện người tùy nữ, đọc ở đây.
Những quyển sách cuối cùng của mùa hè năm nay cuối cùng cũng đã tới nơi. Như là đi một chuyến tàu chợ đi thì ít lắc thì nhiều. Nghe mẹ tôi kể ngày trước từng đi một chuyến tàu chợ có ông lái tàu đến cái ga xép bỏ thẳng về nhà ngủ một giấc, tỉnh dậy mới quay lại lái tiếp. Nghĩ cũng khiếp.
Trong những quyển ấy quyển mà tôi trông chờ nhất (như đã nói) là hồi ký của Claude Lanzmann, Le Lièvre de Patagonie. Về tác giả: Lanzmann là người làm bộ phim Shoah đồ sộ, chắc chắn là một trong những nhân vật có thẩm quyền nhất về Thế chiến thứ hai, đặc biệt là vấn đề tiêu diệt người Do Thái; những người có uy tín khác hay được nói tới là Anthony Beevor và William Shirer; một nhân vật nữa, có vai trò quan trọng trong Shoah, là Raul Hilberg. Về tên quyển sách: sở dĩ có tên này là vì Lanzmann trích dẫn một đoạn viết về những con thỏ của Silvina Ocampo (những ai rành về Borges chắc chắn biết bà nhà văn này - nghĩa đen cái nhan đề là "Con thỏ vùng Patagonie"). Về cách viết cuốn sách: Lanzmann đọc cho hai người (đều là nữ và đều thuộc tạp chí Les Temps modernes, nơi Lanzmann làm sếp sòng) gõ máy tính lại.
Đọc ngấu nghiến chương đầu. Quả là danh bất hư truyền, một giọng văn tuyệt hảo, một sự làm chủ văn phong và ý tưởng rất đáng nói. Và một chủ đề (của riêng chương một) ám ảnh mạnh mẽ: nó viết về cái chết. Và không phải bất kỳ cái chết nào, cụ thể là cái chết do bị hành hình. Mở đầu là hình ảnh máy chém (guillotine, biệt danh "la veuve" nghĩa là "bà góa"), sản phẩm của Cách mạng Pháp. Rồi những cách thức giết người khác nhau mà Lanzmann từng chứng kiến hoặc nhìn thấy hình ảnh khắp nơi trên đời, Nhật, Pháp, Úc etc.
Lanzmann là người đấu tranh chống án tử hình. Trong chương đầu tiên này ông kể hồi những năm 1960 đã từng đấu tranh đòi chính phủ Tây Ban Nha hủy quyết định xử tử một người. Mãi rồi hơn chục năm sau Tây Ban Nha bỏ án tử hình. Mọi việc đều có thể thay đổi. Một tranh đấu khác (lần này kéo dài) của Lanzmann là tìm cách cứu những người FLN (ai từng đọc về chiến tranh Algérie đều biết nghĩa là gì). Nhân vật lịch sử duy nhất có quan hệ mật thiết với Lanzmann được nhắc tới trong chương này chính là Le Castor, tức Simone de Beauvoir (như tôi đã có lần nói, de Beauvoir là người tình của Lanzmann). Nhiều lần khi được tin có người sắp bị tử hình, de Beauvoir và Lanzmann lại lật đật chạy đôn chạy đáo gọi điện khắp nơi tìm ai đó dám đánh thức tướng de Gaulle dậy giữa đêm để ký lệnh ân xá vào phút chót, vì de Gaulle là người duy nhất có thể làm được như vậy. Có vẻ như là chưa bao giờ cặp tandem này thành công cả.
Đó là các nỗ lực nhằm cứu vãn. Vấn đề là đối diện với một số thứ, câu hỏi không phải là làm thế nào để cứu vãn, mà là còn có thể cứu vãn được hay không. Rất nhiều lúc câu trả lời là không. Cái chết là một điểm cực quá lớn, đứng trước nó đã từng có rất nhiều sự suy tư. Lanzmann chỉ là một người tiếp nối trong mạch đó mà thôi.
Một chương khởi đầu thật là nặng nề, không biết hai người (phụ nữ) gõ máy tính hộ Lanzmann cảm thấy thế nào. Trong tâm trạng nặng nề đó, tôi đọc các tin tức về Phạm Đoan Trang, một người bạn. Tôi tin Đoan Trang vô tội, và tôi mong mọi chuyện sẽ sớm ổn thỏa.
Câu cuối cùng, bác phải thay từ "tin" bằng "biết" bác ạ! Viết mấy bài báo như vậy là "quyền" chứ không phải "tội".
ReplyDeleteChẳng ai "biết" được tất cả mọi điều về một người khác. Một người (tương đối thận trọng) sẽ chỉ dùng từ "biết" khi nói về bản thân mình, và thậm chí không phải trong mọi trường hợp :-D
ReplyDeleteTừ "tin" cũng đã rất là đủ rồi. Mình cũng tin như thế.
Em biết bạn today20, mà không tin bạn ấy vô tội. Em tin bạn Đoan Trang vô tội mà không biết bạn ấy. Em vừa biết vừa tin là em vô tội. ;))
ReplyDeleteĐối mặt với nỗi tuyệt vọng bên trong thì cần niềm tin. Đối mặt với một thể chế tuyệt vọng thì cần may mắn. (Đoán vậy.) Dù sao cũng chúc may mắn.
"Một thể chế tuyệt vọng" = "Sự tuyệt vọng của một thể chế" (same sh*t, nhưng phải sửa không bạn NL lại biên tập)
ReplyDelete;P
Ơ sao bạn KV lại không tin là mình vô tội :-? hmm hmm, mình cần phải bị bắt mới tạo được niềm tin hay sao :-D
ReplyDeleteĐối mặt với một thể chế tuyệt vọng mới là đúng ngữ pháp chứ. Cái bạn đối mặt là thể chế (và nó có thể là tuyệt vọng), không phải bạn đối mặt với sự tuyệt vọng của nó :-D
Xin phép bác Nhị Linh để tiếp tục comment mà không phải nói với bác, cũng không phải nói với bạn nào cụ thể!
ReplyDeleteHàng năm khi Reporters Without Borders công bố Chỉ số tự do báo chí toàn cầu hay số nhà báo bị bắt, bị thương, bị giết trong năm vì/khi đang tác nghiệp, tổ chức này không cần nói "chúng tôi tin các nhà báo này vô tội" hoặc "chúng tôi tin nước xyz thiếu tự do báo chí". Họ chỉ nói index only deals with press freedom, and does not measure the quality of journalism. Khi đọc chỉ số này, tôi cũng không nói "tôi tin/không tin nước xyz không có tự do báo chí". Facts dẫn đến awareness, cho dù người ta không bao giờ có đủ facts về một vấn đề. Mà awareness thì gần với biết hơn là tin.
Trở lại với câu của bác NL, tôi xin được võ đoán rằng có lẽ điều làm bác NL cũng như đa số những người quan tâm deeply concerned về việc bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang có liên quan đến:
1. Nghề nghiệp của cô Trang; và
2. Chuỗi các sự kiện dẫn đến việc cô này bị bắt.
Nếu thay cô Trang bằng bà bán phở và việc bị bắt mang tính ngẫu nhiên thì chắc bác NL không phải than thở trên blog mà chỉ cùng lắm là gossip vì bác còn phải đợi đến lúc mọi chuyện ra ngô ra khoai. Đặt trong một bối cảnh như thế, và một thể loại "tội" như thế, thì một người có thể nói tôi biết thay vì tôi tin. Đơn giản như "biết" trong "biết những quyền của mình". "Biết" và "tin" trong chuyện này còn thể hiện thái độ, và tất nhiên "thận trọng" cũng là một thái độ.
Muốn viết dài nữa nhưng thái độ thế là đủ rồi :)
P.S.: Xin lỗi vì Anh/Việt lung tung cả nhưng ở trong blog dịch giả nên không dám múa may bừa.
Hì, không tin bạn today20 vô tội vì đến giờ tem phiếu thực phẩm (miễn phí) Ý vẫn chưa được chia; mặc dầu có phụ bẫy chuột và gián mang vô trỏng thả. Nhớ không? ;))
ReplyDelete