Thơ viết khi con qua đời
Bây giờ mười lăm ngày sau khi em đã sinh
mười lăm ngày sau khi con đầu lòng của chúng ta đã chết
bây giờ lúc em đã bắt đầu bình phục
anh muốn nói với em
thôi đừng khóc
đừng tủi thân
đừng oán hờn số phận
mà hãy mừng
phải hãy mừng cho con ta
đã may mắn không phải làm người
như anh và như em
hãy mừng cho con ta
không phải sống nhục nhằn khốn quẫn như ta
giữa quê-hương-mình-xa-lạ
Bây giờ bảy ngày sau khi anh đem em ra khỏi nhà thương
(trên băng sau của chiếc tắc-xi cùng với áo quần, đồ dơ, và nước mắt)
bây giờ, bảy ngày, anh đã không phải nuôi em trong nhà thương
bảy ngày qua anh không còn ngồi trên băng ghế đá của bệnh viện
(cái băng ghế cách đây bốn năm, anh đã ngồi trông chờ em vào thăm nuôi một người chị nằm bệnh
trong mắt nhìn canh chừng với đầy ác cảm của những người thân gia đình em)
anh muốn nói
anh không thích đóng vai một người cha bạc phước
con qua đời ngay lúc mới sinh ra
nhưng anh không thích mình trở thành một người cha bất lực
nhìn con mình lớn lên
trở thành một thứ đồ chơi
trong chiến tranh
như anh
một thứ đồ chơi
chưa bể
Bây giờ những cơn đau bụng của em đã bắt đầu nguôi
những chén cơm em ăn đã không còn hòa cũng nước mắt
anh muốn nói với em
mười lăm ngày sau khi con đầu lòng của chúng ta đã chết
thôi em đừng có thai
ít ra trong lúc này
bởi anh không muốn
chiến tranh sẽ cướp mất con ta
ngay khi nó còn ở trong bụng mẹ
em dấu yêu - em đẫm lệ
trước cơn đau của em
những danh từ: tự do dân chủ
những chánh nghĩa quốc gia
những lý tưởng, những nhân danh
với anh
không quý bằng
một manh giấy báo để lót
Em dấu yêu
em hãy gượng cười
vì đời sống chúng ta
còn trăm ngàn đớn đau hơn thế
23/5/1971
--------------
Bài thơ này, không biết có phải xuất phát từ trải nghiệm thực của nhà thơ không, nhưng nó thật là cảm động, một cách nói về nỗi đau mà chỉ thơ ca mới có khả năng.
Cũng những năm 1970 đó, bên phía kia một nhà thơ cũng làm một bài thơ về cái đề tài rất ít người làm liên quan tới nhà hộ sinh này, là Nguyễn Duy, bài thơ bắt đầu bằng câu "Đêm rộng thùng thình như chiếc áo bờ lu", tất nhiên là rất khác về cách viết thơ cũng như tâm trạng so với Du Tử Lê, không biết chị So còn thuộc không?
Thời này, thực sự tôi đã thấm thía, chẳng ai còn đoái hoài đến thơ nữa.
Cảm ơn anh đã cho thấy "một cách nói về nỗi đau mà chỉ thơ ca mới có khả năng."
ReplyDeleteThời này, còn có những người thích làm thơ và nhất định không chịu đọc thơ người khác.
anh nói thế, thì có những hai người em biết nhảy dựng lên.
ReplyDeleteSao anh nói thế? Thời này vẫn có người làm thơ hay như anh GM và có người chăm đọc thơ như em í thôi hê hê
ReplyDeleteđúng là khi ở trong bệnh viện phụ sản, không có gì quý bằng một manh giấy báo để lót
ReplyDeleteChị So không nhớ, mà có lẽ không biết một câu Nguyễn Duy hay thế, tiếc thật, dù thuộc kha khá thơ Nguyễn Duy.
ReplyDeleteCùng nói về nỗi đau mà "chỉ thơ ca mới có khả năng" Nguyễn Duy còn có bài Trở lại khúc hát ru "gặp nhau rồi/ hãy chia nhau niềm vui lớn lao/còn cái giếng buồn đau/ càng đào càng thẳm"
anh GM làm thơ theo kiểu đầu Trần Dần đít Lê Đạt đó hử?
ReplyDelete"Thời này, thực sự tôi đã thấm thía, chẳng ai còn đoái hoài đến thơ nữa." Vâng, mỗi thời, mỗi người biết cảm nhận sẽ lại thấm thía những điều tương tự về thơ. Gọn, đọng, phi ngôn và siêu ngôn. Sinh và tử, được và mất. Rung động đích thực chẳng về phe nào hết: manh giấy báo để lót. Nhưng mấy trò khỉ đột ấy cứ tái diễn, rồi lại lý tưởng, rồi lại tự do, rồi lại cách mạng... [NSC]
ReplyDeletebác Ano kia thế mà kg chịu còm cho một cái bên nhà vì hình như ý định nó đúng là như thế ha ha chứ không thì nhớ Ai đây?
ReplyDelete"không bao giờ đâu Donna
ReplyDeletedù anh có yêu em
hơn bất cứ một thứ gì có trên đất Mỹ
thì anh vẫn trở về quê hương
nơi mẹ già anh đã một đời ăn cơm chan bằng nước mắt
nơi anh em, nơi chú bác, cô dì, gần xa ruột thịt
đã và còn đang từng giờ gục ngã
chiến đấu cho sự trường tồn và lý tưởng tự do của giòng giống
mặc dù ngay khi anh vừa bước chân xuống phi trường Sài gòn
anh có thể chết tan thây
vì một miếng plastic một trái mìn nổ chậm
hay một quả đạn từ xa của người anh em bên kia bắn tới"
http://dutule.com/D_1-2_2-214_4-322/Ve-bai-tho-Vo-long-cho-mot-nguoi-con-gai-My.html
- Vào những năm máu lưả ấy mà Du Tử Lê vẫn gọi "người anh em bên kia" chứ không phải là "kẻ thù". Và các bạn đang ấm êm ở đây cũng đừng nên quên rằng, trong cơn nguy biến, chính đồng bào hải ngoại sẽ là những người tiếp sức cho quê hương. "Trong đất trời nhau mình vẫn gần". Phải học tinh thần cởi mở cuả người Phương Tây, xem sự phản biện phản đối cuả ngôn luận là chuyện bình thường, đừng quá sợ hãi rồi trù dập. Tổng thống Mỹ luôn luôn bị chị trích vì điều này điều nọ, nhưng lúc nào cũng chào thất thấp, cười thật tươi rất đẹp trai và nói "Yes, We Can."
- Nếu không phải là Lê Thánh Tôn mà là, ví dụ, một số ông vua ngu vua ác nào đó lên ngôi thưà kế, không chừng Nguyễn Trãi đã vĩnh viễn bị lãng quên sau cú tru di tam tộc. Chúng ta có Lê Thánh Tôn chưa các bạn?
Nguyễn Duy có bài Đò Lèn cũng rất hay:
ReplyDelete"Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!"
Lần nào đọc bài này cũng xúc động. :)
Yes We Can còm hay. Lời thơ chuyển tải thông tin theo lối thơ, lời chửi chuyển tải thông tin theo lối chửi, lời xin lỗi chuyển tải thông tin theo lối xin lỗi, lời bông đùa chuyển tải thông tin theo lối bông đùa, lời mỉa mai chuyển tải thông tin theo lối mỉa mai. Có rất nhiều thông tin, không thể "hát" một kiểu mà được, phải đa dạng. Hiểu thế và sinh hoạt như thề thì mới khá. [NSC]
ReplyDeleteThời này là thời nào nhỉ bác Nhị Linh? Ý bác là hiện nay, tại thời điểm này, hay là bác muốn nói đến cái thời 1971
ReplyDeleteVẫn còn rất nhiều ngươì thích đọc thơ , yêu thơ nhưng không nhất thiết những cái gì mình biết thì người khác phải biết.Ban là người có nghiên cưú ,có học hàm học vị bên tây thì nền tảng quá tốt để bàn luận đến nơi đến chốn chứ bạn cũng đâu có trải nghiệm thực tế thời chiến tranh như thế nào?Còn như thế hệ chúng tôi thời chiến tranh đâu có được ăn học tử tế nhưng chỉ nghe Khánh ly cất câu hát "Đại bác đêm đêm dội về thành phố ,người phu quét đường dựng chổi đứng nghe..." trong những TÌNH KHÚC DA VÀNG thì chỉ còn lại nỗi đau trong lòng người nghe về thân phận con người bất kể anh là ai :trí thức hay phu xe,người buôn bán hay làm ruông cũng đều cảm nhận theo theo cái cách mà họ cảm nhận.Đừng nghĩ là tôi lạc đề nghe,nhạc Trịnh mà bỏ phần nhạc ra là thơ đó.Có trách chăng là thời buổi ngày nay sống trong hoà bình êm ấm dĩ nhiên sẽ không có mâý bài thơ để đời vì làm thơ về nỗi đau thì chắc chắn là hay hơn là làm thơ về lạm phát kinh tế hay lô cốt đầy đường.
ReplyDeleteTóm lại NL nên buồn vì không có thơ hay cho người yêu thơ đọc chứ không phài là không còn ai đoái hoài đến thơ đâu.ừ mà yêu thơ đâu nhất thiết phải thuộc làu và nhớ rõ về tác giả đâu nhỉ.GM xào nấu thơ Trần Dần từa lưa mà nhiều người vào comment khen hay chứng tỏ ít ra cái xóm blogspot này toàn là những người có tâm hồn đấy chứ.(dù ai cũng bảo là đỌc không hiểu ,NL có chắc là mình hiểu hết ý tác giả không?)
Cám ơn vì cho comment ở blog này .Chúc bạn có nhiều bản dịch để đời.Rất ngưỡng mộ các bạn tuổi trẻ tài cao như bạn và GM!
@Đàm Hà Phú: 1971? Lúc ấy NL ở đâu nhỉ? :) [NSC]
ReplyDelete@Ano: NL là một scholar trẻ, có cái nhìn của một scholar trẻ; đó là một cái nhìn khác, đem lại những thông tin khác, cũng tốt thôi. Không nhất thiết NL phải có mặt khi Khánh Ly hát chân đất ở sân trường nào đó được. Ở ngoại quốc, nhiều người trẻ viết và làm phim về những biến cố xa xưa rất xuất sắc. [NSC]
ReplyDelete"Thời này, thực sự tôi đã thấm thía, chẳng ai còn đoái hoài đến thơ nữa". Thay vì tranh luận với bác câu này. Tôi có bài tặng bác bên nhà
ReplyDeleteTranh luận để làm gì, bác có múa cái quyền nào thì tôi cũng có hiểu đâu.
ReplyDeleteTo^i doc bai` quye^n` tang NL ben blog cua? bac Dam Ha Phu roi. Toi khong nghi nhu bac DHP. NL lam` nhung viec nen lam`, tot cho xa hoi, van dan, khong phai voi muc dich showoff ca' nhan. Cai' ta^m quan trong hon ca. Xin cam on su thuc tinh.
ReplyDeleteVề vụ này các bác thích bình luận gì thì cứ ok nhé nhưng không chơi trò nói xấu, xúc phạm lẫn nhau, bác ĐHP thích nói gì về tôi cũng được nhưng một khi bác để người nặc danh xúc phạm tôi thoải mái thì tôi đánh giá tư cách bác rất kém đấy.
ReplyDeleteMấy hôm tới tôi không check mạng thường xuyên.