Khi xưa, tập thơ trọn vẹn đầu tiên mà tôi đọc đi đọc lại, đọc từng bài một, không sót một dấu chấm dấu phẩy, là Thơ thơ. Giờ đây nhìn lại tập thơ ấy có những câu thật là dở: "Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi/Dù chỉ là trong một phút mà thôi" hay "Em lấy chồng rồi hết ước mơ", nhưng cũng có những bài thật là tuyệt tác. Xuân Diệu đúng là một tài năng lớn nhưng chỉ lớn đúng vào một lúc. Thế mới tài.
Đọc sang Gửi hương cho gió thì không thích, nhưng giờ nghĩ lại thì tập đó mới là hay, có những bài kinh khủng như "Hy Mã Lạp Sơn" hay "Hoa đêm": "Hoa nhài xanh trong ánh nguyệt tuôn trời/Ánh nguyệt trắng trên hoa nhài đúc sữa" chẳng hạn. Một bài thơ tuyệt đẹp tượng trưng. Hay "Lời kỹ nữ" nữa, nhưng "Lời kỹ nữ" thì không nhớ nằm trong Thơ thơ hay Gửi hương cho gió.
Có một điểm giống nhau giữa tập thơ đầu tay của Xuân Diệu và tập thơ đầu tay của Thanh Tâm Tuyền là có rất nhiều lời đề tặng, gần như bài nào cũng là để tặng ai đó. Giờ không cần giở sách ra xem tôi vẫn nhớ "Cảm xúc" là để tặng Thế Lữ, bài có câu "Ruộng gió đồng trăng anh ấy đi" là tặng Tú Mỡ, bài có câu "Với bàn tay ấy trong tay/Tôi đã nguôi quên hận tháng ngày" là tặng Huy Cận, bài tặng Đỗ Đức Thu là một bài nào đó rất hay, hình như là "Vội vàng" (Của ong bướm này đây ngày tháng mật).
Tại sao các nhà thơ trẻ lại mừng rỡ tặng thơ của mình cho biết bao nhiêu con người như thế, tôi chịu không giải thích được.
Nhưng vô địch về đề tặng lại thuộc về một nhà thơ không trẻ, cái này thì càng chịu không giải thích được hơn. Đó là Du Tử Lê, tập thơ (hình như là) mới nhất: năm chữ du tử lê và, mười hai bài thơ, mới, ht productions 2009, minh họa của Đinh Cường, có kèm cả CD Du Tử Lê đọc thơ Du Tử Lê. Rất nhiều bài không chỉ tặng một người, mà vài người, nhiều khi rất nhiều người, như bài "sương. chiều. trên môi đấy," ghi đề tặng: "và, c. ngư. m. nha. đm.lan. vh.anh."
Nhân tiện chép ngẫu nhiên vài bài trong tập, vì thú thực đọc tập này tôi thấy bài nào cũng đường được nhưng chẳng thích bài nào, thế mới gay.
trở giấc cùng hư vô,
trở giấc cùng khuya. mây.
mưa về ngang ký ức.
những dòng sông bó tay:
nhìn trái tim thôi đập.
trở giấc cùng rừng. khô.
cửa, mời lưu dấu tích.
kệ hỏi sách dọn kho.
bụi cười vui nứt, nẻ.
trở giấc cũng hư vô,
từng nấm mồ hớn hở.
(9/08_ 1/09.
gai lũy thừa vết xước,
và, v.quang, đ.giao
tâm khốn đốn niềm tin.
tình chôn, vùi sách ước.
chân không theo đường quen.
gai lũy thừa vết xước.
xúc xiểm tôi: mùi hương,
và, nn.bảo, x.trà
mở những giác quan đêm
lắng nhịp tim quá khứ.
xúc xiểm tôi: mùi hương:
lá tồn kho. dự trữ.
hỏi thăm tôi: vết thương.
- nằm yên nghe xạ trị!
Tôi tưởng tặng thơ nhiều nhất là bác Đàm Hà Phú. Thơ cũ mà cũng tặng bao người cơ mà!
ReplyDeleteThế có phải là bác The Setting Sun đang đọc thơ để xạ trị ạ?
ReplyDeleteRút cục thì cái cô độc ấy nó mất đi đằng nào bạn NL ui :)
ReplyDeleteThơ của các thi nhân cao vời thỉnh thỏang lại có một câu funny phết, ví dụ "Vui thay cảnh sáng trăng/Ái tình bắt đầu căng!" của HMT ;)
Mình ít đọc Du Tử Lê, không rõ về các bài khác thế nào, mí bài bạn NL bốt trên đây chẳng có bài nào hay cả :-(
ReplyDeleteChị So tìm được câu thơ buồn cười thế. Hàn Mặc Tử viết vậy không biết có ý gì không hay chỉ vô tình ghép vần nhỉ hihi. Em cười hích hích cái đứa bên cạnh nó cứ nhìn, tại chị So nhé ;)
ReplyDeleteEm cũng nghĩ cái không biết cái cô độc biến đi đâu, nếu nó không còn nữa chứng tỏ ba cái cô độc kể trên là những dạng chuyển hóa khác nhau chứ không phải là một. Bạn Nhị Linh đặt tên entry quả là thách thức những cái đầu, quán trước thì đùa mà mình tưởng thật, quán này thì ma trận xoắn trôn ốc :P
quắn nào ra quắn ấy có phải không ạ :d
ReplyDeleteđấy là lúc đầu em còn định đặt quả title choáng hơn nữa cơ: "tôi không còn cô độc vì đã tìm thấy cô độc ở nơi không thể không cô độc", ác man chưa
Du Tử Lê là một nhà thơ đặc biệt nổi tiếng, có nhiều câu thơ thực sự là vang dội một cõi trời, đến nỗi tuy tôi không phải người hâm mộ DTL nhưng vẫn nhớ, như là "Con dế buồn tự tử giữa đêm sương" chẳng hạn. Trang web cá nhân của DTL ở đây:
http://www.dutule.com/
Nhớ hồi năm 1990, lần đầu tiên một tập thơ của các nhà thơ hải ngoại được in trong nước, mỗi người một bài, ấn tượng nhất vẫn là bài thơ của Du Tử Lê
ReplyDeletekhi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi
ngày ấy đọc thì lạnh người. Không ngờ thời thế đổi thay. Không biết DTL đã bao giờ về lại quê hương ?
về rồi, nghe đâu nhiều tai tiếng
ReplyDeleteCái comment cuối bác tự comment nghe thật nên thơ, chứ đâu có chợ búa :)) =)) Dễ thương hết xảy!!! :))
ReplyDeletemây lãng đãng cho hồn anh phiêu lãng
ReplyDeletechốn phồn hoa anh vẫn mãi chờ em
thấm cô độc giữa giòng không cô độc
nhưng đơn cô ôi blog vắng không người
tặng chủ blog dễ thương hết xảy
các khách blog dễ thương cũng tặng luôn
[nsc]
Xin chào những người nhiều chữ, những kẻ được đi du học về với thế thượng phong, đã hưởng hết cái lớp màu mỡ quyền lợi. Các bạn dùng sự khác nhau cuả những "dòng văn chương" để đánh lạc hướng những con gà nòi Miền Nam, làm cho nó bớt "móng sắt thương đau", giả vờ thương xót Văn học Miền Nam và quí Mở Miệng cho các bạn cái vẻ đàn anh hoà đồng và cao thương, phải không?
ReplyDeleteCác bạn cao tay thật, dùng chữ nghiã, kiến thức ngoại ngữ và văn học Âu-Mỹ khi quay về để tận diệt nốt Văn học Miền Nam, phải không nào? Đặt để những dòng văn chương khác nhau cuả Miền Nam vào thế đối đầu. Các bạn cố tình quên mất rẳng, suốt một thuở nào ngày trước, thơ văn cuả các tác giả Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Mai Thảo, Võ Phiến, Bình Nguyên Lộc,… là những dòng chảy riêng biệt, đã từng sống bên nhau, là linh hồn cuả Văn học Miền Nam, không ai muốn diệt trừ nhau, vì họ không độc quyền toàn trị. Ngay cả ông Tin Văn còn mơ tưởng vần vơ rằng Nam bô ̣ cuả cô Tư là ấp Tara cuả ổng nưã kia.
Dịch thuật và, phê bình cuả các bạn có cách tân cái hiện trạng lên chút đỉnh thôi chứ đọc không thuận, không thủng cái lỗ nhĩ lắm đâu. Cố gắng nâng cấp nhé. Sự đồng hoá áp đặt thô bạo, thiếu tự nhiên này, ngay đến các tác giả và độc giả ở hải ngoại không phải ai cũng hiểu được. Là người VN, ai ai cũng muốn đất nước quê hương mình thống nhất, đoàn kết để phát triển, nhưng không thể không nhận thấy sự đối xử phân biệt văn hoá Bắc Nam cuả kẻ nắm quyền thế lớn trong tay bao năm qua là bần tiện.
Du Tử Lê rất giỏi PR. DTL cực kỳ giỏi trong việc mua chuộc bạn bè, người tình, và quần chúng để đưa DTL lên
ReplyDeleteBạn YMN: tôi chỉ có thể nói là quả thực khi yêu người ta rất là mù quáng.
ReplyDeletehơ hơ, Nhị Linh, I love you more than I can say
ReplyDeleteHíc, hình như vài comments trong entry này phạm "luật tư hữu" hay được nhắc ở đây phải không ạ, anh chủ quán :?
ReplyDelete"Tại sao các nhà thơ trẻ lại mừng rỡ tặng thơ của mình cho biết bao nhiêu con người như thế" ->> Vì ngày xưa chúng không đập, bây giờ mà làm vậy chúng đập. ;D
"Tại sao các nhà thơ trẻ lại mừng rỡ tặng thơ của mình cho biết bao nhiêu con người như thế" - Tôi không phải nhà thơ nên cũng chẳng trả lời câu hỏi này
ReplyDelete@ĐHP: nếu bác không phải là nhà thơ thì em gọi bác là hồn thơ, khí thơ, hoặc ngài thơ nhé :-)
ReplyDeleteCau : "Em lấy chồng rồi hết ước mơ" la cua Han Mac Tu chu bac Linh ?
ReplyDeleteNgay mai toi bo lam thi sy
Em lay chong roi het uoc mo
Toi se di tim mom da trang
Ngoi len de tha cai hon tho
Xuan Dieu thi chi co khoc em nao lay vo thoi , :)).
í nhộn, tks, thế cái bài của XD có ý tương tự là như thế nào ấy nhỉ, nhớ mãi chịu không ra
ReplyDeleteBác xuân Diệu cũng không cô độc, y như bác :D
ReplyDeleteHồn đông thế, tôi sợ gì cô độc!
Ma với nhau thì ôm ấp cùng nhau
Chuyện yêu đương bấy giờ đã hết đâu
Niềm tâm sự vẫn còn như thuở sống
Trong cõi lạnh lan đi bao ấm nóng
Giữa hồn thường thắm thiết một ma thơ
Đem nhớ nhung an ủi dưới trăng mờ
Và trong gió phất phơ đi có bạn
Kẻ đa tình không cần đủ thịt da
Khi chết rồi, thì tôi sẽ yêu ma ....
TTT đề tặng thơ, trong Tôi không còn cô độc, là để ‘nói lên’ cái ý tôi không còn cô độc. Tinh thần của tập thơ là trong bài thơ viết về Cách Mạng Hung, mà ông mong, Việt Nam cũng có một cuộc cách mạng như thế.
ReplyDeleteCòn trong Thơ ở đâu xa, đề tặng, đa số là bạn tù của ông.
Đâu có ẩu tả như DTL. Ai khen thơ bạn ta, là bạn ta tặng!
Bạn ta đúng là thi sĩ, một thứ thi sĩ tán gái vào loại thầy!
Còn chuyện ông về VN, thì nhảm quá. Đọc trên blog ông thì biết:
hiennguyen@yahoo.com Chúng tôi tò mò muốn biết ông đã quen nhà thơ Du Tử Lê như thế nào? Khi nào?
Nguyễn Trọng Tạo: Tôi đọc thơ Du Tử Lê từ trước 1975 do tình cờ có được những tờ báo Sài Gòn in thơ anh, rồi sau là đọc tập thơ anh được giải thưởng. Nhưng mãi đến năm 1993 tôi mới gặp anh (cùng đi với 2 người phụ nữ gốc Huế). Anh từ Mỹ về Huế tìm tôi và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Anh nói rằng, định tìm lần trước nhưng ngại, nay liều gõ cửa. Anh đến nhà tôi, và như đã quen từ lâu lắm. Các nhà thơ với nhau vẫn thế. Tôi bày tiệc rượu đón anh, mời cả Hoàng Phủ Ngọc Tường đến. Chúng tôi ngồi với nhau đến khuya mới tiễn khách về bằng xe máy. Anh Tường chở Du Tử Lê, tôi chở 2 cô gái Huế bạn anh. Đến ngã tư cầu Tràng Tiền thì bị công an huýt còi. Nhận ra tôi, một anh công an nhắc vui: Lần sau anh Tạo chỉ nên chở 1 o thôi kẻo xe quá tải cháy máy đó.
Sau đó tôi chuyển ra Hà Nội. Nhiều lần về nước Du Tử Lê thường gọi cho tôi, rồi chúng tôi gặp nhau khi ở nhà tôi, khi ở khách sạn anh ở. Và tôi rất vui khi vẽ bìa “Du Tử Lê Thơ Tình” cho anh. Vợ anh bảo, đó là cái bìa thích nhất trong 40 bìa sách của anh Lê. Tiếc là cuốn sách đó phát hành ở Việt Nam không được suôn sẻ.
Blog DTL
Thú thực, Gấu chẳng thấy ‘vẫn thế’ gì cái chuyện liều gõ cửa cả!
Bạn ta, thân phận nhà thơ, còn thân phận một anh sĩ quan Ngụy. Nghe nói đã từng bị VC hăm làm thịt nữa chứ!
NQT
Mr. Tin Văn đã từng bao giờ đụng độ DTL ở cái khoản "tán gái vào loại bậc thầy" chưa ạ?
ReplyDeleteĐọc comment dài dài của bác YMN đột nhiên tôi chợt nhớ ra là sắp đến 30-4.
ReplyDeleteMù quáng mà có thể nhận biết được một cây văn chương như NL đôi khi cũng bí rị? Khát vọng phát triển văn học nước nhà, cái u uẩn cuà người chẳng thể vẫy vùng, thi thố do sự quản lý văn hoá khắc nghiệt đã khiến cho cây văn chương có khi đã mất phương hướng, không hiểu đâu mới là gốc rễ chính cuả vấn đề. Thay vì đi mở cổng chuồng ngựa, chàng Đông-ki-sốt lại quát mắng sao con ngưạ lười biếng không chịu lên đường, rồi còn trách cái con ngựa gần bên nhởn nhơ gặm cỏ chả thiết tha lên đường gì cả. Nếu tôi có xúc phạm "quyền tư hữu" ở đây thì NL cứ việc hủy còm cuả tôi, không sao, nhưng tôi phải viết, bất luận hôm nay có là 30/4 hay 30 tháng chạp. Tại sao phải làm cho người khác chịu khổ nhục đến hai lần: tác phẩm đã không được xuất bản trên chính quê hương cuả mình, lại còn bị hậu sinh cười cợt. Xin cảm ơn trang chủ.
ReplyDelete@ NL
ReplyDeleteNhững người yêu thơ DTL thì không đọc được Tin Văn, và ngược lại.
Riêng trang chủ TV thì thượng vàng hạ cám, cái gì cũng đọc được cả!
Thân
NQT
YMN: thì đó, sự mù quáng thể hiện ngay ở từ "cười cợt" của bác đó.
ReplyDelete"Mái tóc đau màu trắng thời gian
ReplyDeletenhững chiếc lá đau mùa vàng năm tháng"
- Nguyễn Hoàng Đức.
Bác YMN, ý tôi là tôi chợt nhớ đến chứ không phải tôi bảo bác nói thế vì sắp đến ngày đấy.
ReplyDeleteBác bình tĩnh đi ở đây có ai "cười cợt" đâu mà, có khi mọi người còn trân trọng muốn tìm hiểu là khác ấy chứ. Quá khứ nào cũng phủ rêu phong bí ẩn hấp dẫn cả bác ạ.
Gởi HY:
ReplyDeleteNhìn vão các blog cuả VOA sẽ thấy ngay:
Rất nhiều comments phê phán và kêu gọi ĐCS và nhà nước thay đổi, cải cách. Nhưng rất rất it comment trong những bài viết về ngày 30/4, và lại rất ôn hoà.
Những trang web, blog còn tưởng niệm ngày 30/4 đều cũng là để nhắc nhở nỗi đau trong qua khứ chứ không dấy lên thù hằn. Kỷ niệm thương đau thì nhắc nhở là việc bình thường chứ, đến nạn nhân động đất hằng năm còn được tưởng niệm kia mà. Không lẽ khi họ tưởng niệm là để kết án ông Trời?
Cho thấy người VN trong và ngoài nước đã không còn hận thù mà chỉ muốn hướng tới tương lai. "Tư duy Biển", "Ra Khơi", "Tiến ra Biển"… tại sao không cậy vào các seamarks, hoa tiêu… Có biết bao hoa tiêu qúi hiếm để đời mà phải đành bó tay. "Biết mấy hoa hồng một giọt hương / Bao nhiêu than đá một kim cương" [chà ông Tố Hữu có câu này cũng bảnh lắm a] Nhìn đâu cũng thấy cướp biển, cho nên "Tổ quốc ta như một con tàu"/ cứ chạy hoài mà chẳng biết đi đâu… Trong khi đó, Mỹ rồi sẽ gắn thêm nhiều ngôi sao trên lá quốc kỳ.