Apr 21, 2010

Tiễu Nhiên-Mị Cơ

Mấy hôm ngừng đọc thơ, chán thơ lắm rồi, chuyển sang đọc thơ nhưng đã biến thành văn.

Trước tiên là Tiễu Nhiên-Mị Cơ, mà nếu ai không rành cách phiên âm ngày xưa sẽ không thể hiểu chính là truyện Tristan et Yseult. Truyện này Vũ Ngọc Phan dịch ra tiếng Việt in năm 1941 hoặc 1942, sau được NXB Đời Nay trong Sài Gòn in lại vào năm MCMLXIII (đố các bác là năm bao nhiêu?) với trong lời giới thiệu: "Nhưng đến 1945 đà tiến triển bị chận đứng hẳn lại, các nhà văn đều phải hướng tư tưởng theo một chiều của Cộng-sản, đâu ta còn thấy những nét tươi tắn trong thơ văn nữa, ngay di tích của nền tảng văn hóa dân tộc trước 1945 cũng đều bị Cộng-sản tiêu hủy hoàn toàn".

Đại khái hồi ấy hai bên Bắc Nam đều dành cho nhau những lời lẽ kiểu như vậy, trong một cuộc chiến về tuyên truyền tàn khốc.

Trước khi in thành sách, như trong "Lời nói đầu" của Vũ Ngọc Phan có nói, bản dịch này đã có và đăng trên một tạp chí xuất bản ở Hà Nội cách đó quãng chục năm, tức là khoảng đầu những năm 30, chưa hiểu là tờ tạp chí nào.

Tiễu Nhiên-Mị Cơ trong tiếng Việt ở dưới dạng văn xuôi, cũng như một trường hợp nữa: kịch Le Cid của Corneille thành Tuồng Lộ Địch bởi bàn tay của Ưng Bình Thúc Giạ Thị, thật ra là một dạng thơ không nghiêm nhặt, chêm thêm nhiều câu đưa đẩy. Bản dịch/phóng tác này in năm 1959, trong vớ kịch phiên bản Việt Nam Rodrigue thành Lộ Địch còn Chimène thành Chi Manh.

Bản tuồng phóng tác này in lại trong Ưng Bình Thúc Giạ Thị cuộc đời và tác phẩm, Triệu Xuân sưu tầm, biên soạn, giới thiệu, NXB Văn học, 2008, 200.000 đ. Cũng như các bộ sách khác do Triệu Xuân làm, quyển này cũng chi chít lỗi, đọc mà có lúc nghĩ chắc mình ngu lắm chả hiểu sách nói gì, có lúc đâm ra nghi có mỗi việc chép từ sách cũ ra sách mới mà có khi người ta còn làm không nổi.

9 comments:

  1. MCMLXIII = (M + CM + L + X + III) = 1000 + 900 + 50 + 10 + 3 = 1963

    hihi

    ReplyDelete
  2. có cảm giác như vẫn còn đọc thơ:)

    ReplyDelete
  3. Le Cid đã được Phạm Quỳnh dịch và đăng trên Nam Phong năm 1920 dưới tựa đề Tuồng Lôi Xích. Sau này Lê Kiều Như lấy cảm hứng từ tựa đề này để đặt tên cho tiểu thuyết của mình là Sợi xích!!!!

    ReplyDelete
  4. Thú thật với bác, em đọc phải nhiều cuốn dịch tởm lợm quá cơ. Chẳng nhớ là những cuốn nào (chán quá nên chẳng thèm nhớ ạ) nhưng mờ hôm nay thấy bác nhắc đến lỗi dịch thuật thì cho em trút ra cho hả giận tẹo.
    Sai phạm kiểu đó không bị phạt gì hả bác?

    ReplyDelete
  5. Ano: tks, chưa biết vụ đó, mới nhìn thấy trên NP bản dịch của PQ quyển "Grandeur et Servitude Millitaires", Vigny.

    Titi: hic bác nhầm sao đó chứ, có nói gì đến lỗi dịch thuật đâu ạ.

    ReplyDelete
  6. "Cũng như các bộ sách khác do Triệu Xuân làm, quyển này cũng chi chít lỗi, đọc mà có lúc nghĩ chắc mình ngu lắm chả hiểu sách nói gì," là cái đoạn này ạ. Nhưng mờ là lỗi chép sách chứ không phải dịch thuật. Sori vì hiểu sai ý bác.
    Nhưng em vẫn lặp lại câu hỏi, sai như trên không bị phạt là sao? LÀm người đọc mua sách xong ròi như bị đánh lừa vậy. Hic...

    ReplyDelete
  7. bác nghĩ ra cách nào hộ đi, tôi cũng đang tiếc 200.000 lắm đây

    ReplyDelete
  8. À chuyện này chị nhớ là hồi xưa chị xem rồi. Đại thể hình như chị này có chồng xong rồi ngoại tình với anh này. Rồi lại còn cái gì mà "nung sắt đỏ để tỏ tình oan", đại thể là nung bàn tay để chứng tỏ mình đoan chính gì đấy.

    ReplyDelete
  9. Ủa bác Linh hồi xưa còn tự an ủi là mấy cuốn "tiếc" đó cứ giữ lấy để về sau còn làm giáo trình (trềnh :D) cơ mà. =)) 200VND có là bao, tư liệu quý hiếm đấy nhé.

    ReplyDelete