Jul 28, 2010

(8) Bây giờ thì Nam Phong

Phong hóa đã nghe, giờ nhìn Nam phong một tí cho nó cân bằng lực lượng, nhỉ :d

Bài này đăng trên Nam phong số 119, Juillet 1927, tên bài ở ngay trang nhất phần Quốc ngữ là "Báo Nam Phong được mười tuổi", mấy chi tiết cũng hay về lịch sử báo chí Việt Nam giai đoạn ấy:

"Năm 1917 bên Âu-châu chiến-tranh đương dữ-dội; bên này thì chính-trị cẩn-nghiêm, dư-luận trong nước hình như vắng ngắt, trong Nam ngoài Bắc, thật là tịch-mịch không có tăm tiếng gì. Báo-quán thì ở Hà-nội ở Sài-gòn lơ-thơ có một vài tờ báo quốc-ngữ, còn báo bằng chữ tây của người mình, tuyệt-nhiên chưa có cái nào. Báo quốc-ngữ cũng là báo phổ-thông mà thôi, chửa có nghị-luận gì. Vả lại bàn đến chính-trị, nói về việc nước, bấy giờ coi như câu chuyện quái-gở, không ai dám công-nhiên đả-động. Còn văn quốc-ngữ thời hãy còn non-nớt, chưa ai nghĩ dùng để bàn-bạc những vấn-đề quan-trọng hay nghiên-cứu những nghĩa-lý cao-xa. Tiếng "quốc-văn" dùng để chỉ văn quốc-ngữ cũng mới thông-dụng tự năm 1917 trở đi. Đến cái "phong-trào quốc-văn", về sau này tràn khắp cả xã-hội, thì hồi ấy còn phẳng-lặng êm-đềm cả.

Giữa lúc ấy, báo Nam-Phong ra đời.


Chủ nghĩa của báo Nam-Phong thế nào?

Ở một nước dân-trí hãy còn chửa khai-thông hẳn, quyền ngôn-luận cũng còn chưa được hoàn-toàn như nước ta, lấy chính-trị làm tôn-chỉ không bằng lấy văn-hóa làm chủ-nghĩa."


"Theo ý-kiến của đồng-nhân thì cái vấn-đề văn-hóa ở nước ta ngày nay là quan hệ hơn hết cả. Làm thế nào mà thâu-thái được cái tinh-hoa của văn-hóa Đông-Tây để gây lấy một cái tinh thần cốt-cách mới cho dân-tộc Việt-Nam này, khiến cho không đến nỗi mất nền-nếp cũ mà lại học được phương-pháp mới: ấy trong mười năm nay chúng tôi chỉ băn-khoăn về một câu hỏi đó."


"Quốc-văn đã tiệm thành, bấy giờ phải đem ra dùng để truyền-bá các tư-tưởng học-thuật mới.

Đoàn-luyện quốc-văn, truyền bá học-thuật, đó là hai cái mục-đích thiết-yếu của báo Nam-Phong trong mười năm nay.

Hai cái mục-đích đó chúng tôi đã đạt được chưa, xin để độc-giả chư-quân-tử phán-đoán."


+ rất nhiều người có ấn tượng Phạm Quỳnh già hơn Nguyễn Văn Vĩnh, chắc tại cái vẻ ăn mặc quốc phục thâm sì của Phạm Quỳnh, lối văn lại cổ kính rất chi là ấy, nhưng sự thật Nguyễn Văn Vĩnh thuộc thế hệ trước hẳn thế hệ của Phạm Quỳnh

+ lựa chọn của con người ta hâm nhỉ, cái thời in thạch bản với typo thiếu vật liệu bỏ cha thì cứ tương dấu gạch nối vào, mà có nhất quán đâu, lung tung hết cả, giờ in kiểu mới chả lo mấy vụ đấy thì cứ thi nhau mà bỏ hết gạch nối

hâm nhỉ :d

10 comments:

  1. Toàn bài viết này được đăng ở blog phamquynh.worpress.com, entry:

    http://phamquynh.wordpress.com/2010/06/18/bao-nam-phong-dược-mười-tuổi-phạm-quỳnh/

    ReplyDelete
  2. hic tôi cũng hay vào trang đó mà không để ý đấy, phí mất 3 phút gõ bàn phím rồi, thôi nhưng mà cũng không sao, mình tặng cho các bác ấy đống gạch nối mà các bác ấy thấy không cần thiết nên cắt hết đi thì cũng coi như là có đóng góp zồi :d

    ReplyDelete
  3. Site co virus,bao server check.Tks

    ReplyDelete
  4. Ở một nước dân-trí hãy còn chửa khai-thông hẳn, quyền ngôn-luận cũng còn chưa được hoàn-toàn như nước ta, lấy chính-trị làm tôn-chỉ không bằng lấy văn-hóa làm chủ-nghĩa."


    "Theo ý-kiến của đồng-nhân thì cái vấn-đề văn-hóa ở nước ta ngày nay là quan hệ hơn hết cả."

    Sau 100 năm, tình hình vẫn chả có gì thay đổi, hê hê.

    ReplyDelete
  5. chính thế chính thế, vậy vấn đề là gì? vấn đề là vấn đề mãi mãi cần phải nhìn như thế, hay nhất thiết phải thoát khỏi quan điểm đó, nhỉ? đau đầu phết

    mà Nam Phong chính ra lại là một trong những tờ báo chính trị nhất của thời đó đấy

    hê hê, đồng-nhân làm gì thế :d

    ReplyDelete
  6. Tốt nhất là nước mình lại cho một bọn thực dân nào đấy vào xâm lược. Để chúng nó khai cái văn hóa một thời gian đủ lâu. Xong rồi đánh đuổi nó đi.

    Chứ toàn người Việt với nhau, chả thằng nào nghe thằng nào đâu. Cải tạo văn hóa làm sao nổi.

    Chị đang bận mờ cả mắt.

    ReplyDelete
  7. Hê hê... "Chứ toàn người Việt với nhau, chả thằng nào nghe thằng nào đâu." Ố ồ... Chị Nkd kêu toàn thể các bác [giai] bằng "thằng" đấy nhé :-p

    Đọc thêm về Phạm Quỳnh ở Chungta.com:
    http://chungta.com/Desktop.aspx/Tac-gia/Tac-gia/Pham_Quynh/

    "Dưới đây là những phác hoạ tổng quát mấy khuynh hướng chính trong việc đánh giá văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh.

    * Khuynh hướng phủ nhận là chính, đứng trên nhãn quan chính trị tất cả cho công cuộc giành độc lập, giải phóng dân tộc.

    Khuynh hướng này gắn chặt con người chính trị của Phạm Quỳnh với các hoạt động văn hoá đầy mâu thuẫn của ông; không thừa nhận mảy may hiệu quả khách quan trong hoạt động báo chí, văn chương của ông, mà áp đặt cứng nhắc với yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc; cho rằng chủ trương bảo tồn quốc hồn, quốc tuý, tiếng Việt mà Phạm Quỳnh cổ xuý làm chệch hướng đấu tranh cách mạng trực tiếp với kẻ thù.

    Tuy nhiên về chủ tâm của Phạm Quỳnh: cam chịu làm tay sai hay chỉ muốn lợi dụng địch hoặc trong ông có những uẩn khúc nào, tâm sự của ông ra sao thì tài liệu hãy còn sơ sài ngoài tập di bút “Hoa đường tùy bút” chưa trọn vẹn. (Các ý kiến của Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Vũ Đức Phúc, Nguyễn Văn Trung, Trần Đình Hượu, Nguyễn Văn Hoàn, Thiếu Sơn giai đoạn sau...).

    * Khuynh hướng thận trọng và cởi mở, ghi nhận những đóng góp khách quan của Phạm Quỳnh (gắn liền với các cộng sự của ông trong nhóm Nam Phong tạp chí) ở phần khả thủ nhất.

    Khuynh hướng này thiên về xem xét ảnh hưởng tích cực của lập trường dân tộc, chủ nghĩa quốc gia của Phạm Quỳnh trong thái độ trân trọng di sản văn học dân tộc, truyền bá, dịch thuật những tác phẩm văn chương ưu tú của nước ngoài, chăm chút ngôn ngữ tiếng Việt. Không vội vàng kết luận về động cơ chính trị của Phạm Quỳnh, một khi chưa đầy đủ căn cứ xác thực để minh định bản tâm của Phạm Quỳnh. (Các ý kiến: Thiếu Sơn thời kỳ đầu, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Nghiêm Toản, Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng, Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Đình Sử, Trịnh Bá Đĩnh, Từ điển văn học (bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu chủ biên…) .

    * Khuynh hướng chiết trung, chiêu tuyết, biện hộ cho Phạm Quỳnh cho rằng trong sâu xa, cơ bản ông là người yêu nước theo kiểu của ông.

    Khuynh hướng này chứng minh những lời nói tâm huyết của ông bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, làm sáng tỏ cái chết oan khuất của ông; chủ trương cần xuyên qua vỏ bọc ngoài để thấy ẩn ý tốt đẹp hướng về dân tộc trong tác phẩm của ông. (Các ý kiến của Nguyễn Trần Huân, Vương Trí Nhàn, Xuân Ba...). Đơn cử ý kiến của Nguyễn Trần Huân: “Sự xoay sở tế nhị của Phạm Quỳnh để dung hoà đôi bên rút cục có lợi cho Việt Nam, nếu không kể một vài nhượng bộ cần thiết cho thực dân Pháp”. “Nói cho thật khách quan, nên nhận rằng đó là một sự xấu xa cần thiết tương đối nhỏ bé so sánh với những công lao to tát mà tạp chí đã làm cho tiếng Việt. Nhóm Phạm Quỳnh đã tạo những huy hiệu cao cả cho nền văn chương Việt Nam trẻ tuổi đang hình thành và tìm kiếm con đường của mình”.

    ReplyDelete
  8. "Tốt nhất là nước mình lại cho một bọn thực dân nào đấy vào xâm lược. Để chúng nó khai cái văn hóa một thời gian đủ lâu. Xong rồi đánh đuổi nó đi.

    Chứ toàn người Việt với nhau, chả thằng nào nghe thằng nào đâu. Cải tạo văn hóa làm sao nổi"

    Hehe, thỉnh thoảng lại được nghe một ý tưởng rất original từ chị gái:)

    ReplyDelete
  9. ý nghĩa của mấy cái gạch nối là gì ạ?

    ReplyDelete
  10. Khách vãng lai: Có dấu gạch là báo cho người đọc biết từ là từ ghép. Việc bỏ dấu như ngày nay theo tôi không nên!

    ReplyDelete