Nov 21, 2010

Brand New Ones: Emil Cioran

Thật ra là chẳng mới mẻ gì đâu, Emil Cioran chết lâu rồi. Nhưng sự đen tối, nghĩa là bóng tối đen thẫm, đen trũi, đen tuyền này, thì vẫn cứ mới. Trắng đỏ xanh vàng lâu lâu là cũ, nhưng đen thì lúc quái nào cũng mới :(

Với cả tôi lỡ "ôm" hết sách của Cioran rồi, không lấy Cioran khai mạc cho mục Brand New Ones này thì cũng tiếc :)

(mấy đoạn sau đây trích từ Le Crépuscule des pensées, Hoàng hôn của các tư tưởng, 1991)



Cứ việc nói vũ trụ chẳng có nghĩa gì, bạn sẽ không làm bất kỳ ai phật lòng - nhưng thử nói cùng điều ấy về một cá nhân mà xem, cá nhân ấy sẽ phản đối liền, thậm chí còn làm điều này điều kia chống lại bạn.

Chúng ta ai ai cũng vậy cả: ngay khi đó là một nguyên lý chung, tức thì chúng ta tự đặt mình ra ngoài vòng, chẳng buồn nháy mắt mà coi mình là ngoại lệ. Nếu vũ trụ không có nghĩa, thì liệu có ai thoát được khỏi lời nguyền của bản án đó không? Toàn bộ bí mật của cuộc đời chỉ có thế thôi: nó không có nghĩa gì hết, tuy nhiên mỗi người trong chúng ta lại tìm được nghĩa cho nó.

*
*       *

Thượng đế có rất nhiều lợi ích để bảo vệ những bí mật của mình. Đôi khi, chỉ một cái nhún vai giản dị cũng đủ phá hủy tất cả chúng; bởi từ lâu những suy tư của chúng ta đã làm chúng sụp đổ. Ngay một con dòi cũng đủ sức quấy nhiễu giấc ngủ của Thượng đế, miễn là nó có khả năng âu lo siêu hình.

Suy tư về Thượng đế đặt chướng ngại vật cho tự sát, nhưng không cho cái chết. Nó sẽ không thể thuần phục được cái bóng tối hẳn từng làm Thượng đế kinh sợ khi lần tìm mạch đập giữa cơn hãi hùng của cái Không.


*
*       *

Ngần ấy con người chỉ cách biệt với cái chết bởi nỗi hoài nhớ mà họ có về nó! Ở đó cái chết tạo ra một tấm gương cuộc đời, nơi nó có thể tự chiêm ngưỡng mình.

Thơ ca: công cụ của một thứ chủ nghĩa tự si chết chóc.

*
*       *

Các con thú, cũng như cây cối, rất buồn, nhưng đã không biến nỗi buồn thành một công cụ hiểu biết. Ở chính cách làm này, con người ngừng là tự nhiên. Cứ nhìn ra quanh chúng ta mà xem, ai mà không thấy rằng chúng ta liên hệ thân ái với cây cối, với các con thú và nhiều loại khoáng chất, nhưng với con người thì chẳng bao giờ hết.

*
*       *

Mọi thời điểm ấy khi cuộc sống im tiếng, để cho bạn nghe thấy sự cô độc của mình… Tại Paris, cũng như ở một thôn xóm xa xôi, thời gian co rút lại, nằm co quắp trong một góc ý thức, và bạn chỉ có một mình với mình, với bóng tối và ánh sáng của mình. Linh hồn bị cô quạnh, và trong những cơn co thắt vô hạn ấy, trồi lên bề mặt giống như một cái xác được vớt lên từ đáy nước. Chính khi đó người ta nhận ra mình có thể mất linh hồn theo một cách khác như trong Kinh Thánh.

*
*       *

Mọi tư tưởng đều giống những tiếng rên rỉ của một con dòi bị các thiên thần giẫm đạp lên.

*
*       *

Bạn sẽ không thể hiểu nổi “suy tư” là gì nếu không quen lắng nghe im lặng. Giọng nói của nó mời gọi sự từ bỏ. Mọi khai tâm tôn giáo đều là những nhấn chìm vào bề sâu của nó. Tôi đã bắt đầu hiểu được học thuyết của Phật ngay khi nỗi hãi hùng của im lặng túm lấy tôi. Im lìm vũ trụ dạy biết bao điều, rằng chỉ sự hèn nhát mới đẩy chúng ta vào vòng tay ôm của thế giới này.

Tôn giáo là một khải ngộ giảm mức của im lặng, một mềm mại hóa bài học của hư vô mà những tiếng thì thầm len lỏi đến ta, được lọc qua nỗi lo lắng của chúng ta và sự thận trọng của chúng ta…

Vậy nên, im lặng ở vào những đối cực với cuộc sống.

*
*       *

Có những khoảnh rừng trống nơi các thiên thần dừng chân: ở bên lề những sa mạc, tôi sẽ trồng các loại hoa để có thể được ngơi nghỉ trong bóng tượng trưng ấy.

*
*       *

Ngay mỗi khi các suy nghĩ của tôi hướng tới con người, tức thì niềm thương hại xâm chiếm lấy tôi. Vậy nên, cách nào đi nữa tôi cũng sẽ không thể nào tìm thấy được dấu vết của nó. Một sự đoạn tuyệt với tự nhiên tự ấn định bản thân mình trong suy tư.

*
*       *

Niềm say mê thánh tính thế chỗ cho rượu, theo đúng cách với âm nhạc. Cũng vậy đối với tình dục và thơ ca. Các hình thức biến tấu của sự quên, có thể thay thế nhau một cách hoàn hảo. Những kẻ say, các vị thánh, những người yêu đương và các nhà thơ, ở khởi đầu, cách bầu trời cùng một khoảng cách, hoặc đúng hơn là cách mặt đất cùng một khoảng cách. Chỉ khác nhau những con đường, nhưng mọi con đường cũng đều hướng tới không còn là người nữa. Chính vì vậy nỗi thèm muốn nội tại cũng kết án họ.

*
*       *

Rụt rè là một niềm khinh bỉ bản năng đối với cuộc đời; vô sỉ là một niềm khinh bỉ nặng lý tính. Sự động lòng là hoàng hôn của sáng suốt, một “xuống cấp” của trí tuệ ở tầm mức trái tim.

Mọi rụt rè đều mang sắc thái tôn giáo. Nỗi sợ không thuộc về một ai, sợ Chúa không là ai cả; còn về phần tác phẩm của ông ta… Sự nghi ngờ siêu hình tạo ra trong chúng ta một bản tính gây kinh tởm cho xã hội, gây phiền. Sự thiếu cả gan đối với những con người - khi mà sức mạnh tự gạn lọc để thành khinh bỉ - xuất phát từ một sức sống bất xác quyết của cái cốt tử với thế giới, mang nặng những nghi ngờ. Một bản năng chắc chắn và một niềm tin xác quyết chuyển cho bạn quyền được không thích đáng, thậm chí còn buộc bạn phải như vậy. Rụt rè là một cách thức đeo mạng cho một hối tiếc: bởi cả gan chỉ là một hình thức được sự vắng mặt của hối tiếc khoác lên mình.

+ don’t be shy

18 comments:

  1. hay. tem phát :D

    bác này thì thỉnh thoảng làm câu châm ngôn nó mới thú, chứ dồn dập quá dễ tàu hỏa vào ga lắm ;))

    ReplyDelete
  2. Ôi màu mè đỏ vàng xanh trắng đen đủ cả nhưng dài quá mất cô đọng. Qua bên blog ChuNamCương nói ít đủ ý Nhị ơi. Đỏ với xanh xúm lại đái lên đám cỏ vàng. Hết. Tưởng gì lạ ở trong một mớ hình ảnh đó, tưởng mới và hay lắm, hoá ra chả có gì. Giọng điệu chài mồi lâu ngày cũng lòi ra cái cốt xơ cuả nó mà thôi.

    Nho Tây lãng mạn và ngôn ngữ ảo diệu, còn Nho Tàu thì khô sắc, gọn đanh. Vậy mà người ta nói Việt Nam ta "nhân tài như lá muà thu" thì đâu có đúng, nhỉ?

    "Ngay một con dòi cũng đủ sức quấy nhiễu giấc ngủ của Thượng đế, miễn là nó có khả năng âu lo siêu hình.Mọi tư tưởng đều giống những tiếng rên rỉ của một con dòi bị các thiên thần giẫm đạp lên."
    Hai câu này nghe ra rất ngộ nghĩnh quá mà...

    ReplyDelete
  3. Nói Nhị Linh nghe cho vui nghe, tôi thích nghe nhạc vàng lắm. Ai biểu tôi lỡ bị mẹ sinh ra trước 1975 nghe hát mỗi ngay. Thế là bạn tôi chê "Mày vàng khè", tôi bèn lè lưỡi ra. Có hôm tôi hát một bài ca kách mạng, bị vì có thời là thiếu nhi khăn quàng đỏ, má tôi tự nhiên đỏ lên. Sau này khi già già, tôi đọc Nhân Văn Giai Phẩm, thích thú nhưng... hú hồn, không biết nó màu gì?
    Mong được bạn Nhị Linh chỉ giáo, cho biết cái màu cuả nó ạ. Thanks.

    ReplyDelete
  4. chịu, thỉnh thoảng tôi còn bị mù màu cơ hic

    Tân: cứ tưởng tượng hơn 1000 trang Cioran toàn như thế này :((

    ReplyDelete

  5. Phthlap
    Hướng dẫn Kiếm tiền online: http://get-dola.blogspot.com/

    Huong dan click quang cao va signup kiem tien online: http://get-dola.blogspot.com/

    Click quang cao kiem tien: http://get-dola.blogspot.com/

    ReplyDelete
  6. à há mình bắt đầu hiểu rồi, chắc mỗi entry có từ "brand" là mấy bạn quẩng kấu này nhảy ngay vào thừa cơ bục nước đéo cò :d

    ReplyDelete
  7. thử cho mấy từ ấy ấy vào entry xem thế nào :)

    ReplyDelete
  8. hí hí okie để lúc nào thử, bác thích xem ảnh với cả clip phải hông?

    ReplyDelete
  9. @Gió Chướng: người ta nói Việt Nam ta "nhân tài như lá muà thu"

    ặc ặc, mấy chú ta chỉ giỏi ôm chân tây đầm mà dọa nhau

    ReplyDelete
  10. Khiếp! Môt xiên dài, rặt một thứ lời có cánh cả.
    Đọc thành tiếng cái này mà vợ nó nghe thấy thì một phen tan nát chứ không phải đùa.
    S.

    ReplyDelete
  11. a bác Say, bác nói chí phải đấy :) nhưng tôi vẫn nghĩ có cánh thì dù sao vẫn hơn là có mụn í :p

    ReplyDelete
  12. Héhé, khỏe không Nhị?
    Tôi đang nghĩ đến Homer mà Nhị lại rủ tôi nói chuyện với cái tay Đặng Xuân Bường của Nguyễn Huy Thiệp à? Lời->Cánh->Bướm->Mụn, phải không? Thôi cũng được, khởi thủy là L...ỜI mà ;-)
    S.

    ReplyDelete
  13. cám ơn bác đã có nhời hỏi thăm, đang hơi yếu bác ạ :( người ta cứ nói này nói nọ nhưng tôi thấy đúng tận thế chính là mụn đấy :p

    ReplyDelete
  14. Ừ, cũng có thể, ngày cái nhọt vỡ tung rồi thì là sách đi đằng sách, kính đi đằng kính. Ngọt ngào.
    Bonus bài thuốc: ăn mướp đắng và chớ nung nấu cái gì trong người/ S.

    ReplyDelete
  15. Xin mời ông thầy dùi "Lời->Cánh->Bướm->Mụn" LVS trả lại không gian văn chương cho blog NL đi. Ô nhiễm quá rùi...

    ReplyDelete
  16. hí hí, cụ Gió này tinh thật, tinh hơn cả virus quảng cáo

    ReplyDelete
  17. Hèhè, cái này người Bắc nói: rách việc, rỗi hơi; người Nam nói: rảnh quá, quởn.
    Ok, Gió. Trả lại cho Tao đàn cái riêng tư thanh khiết :)
    S.

    ReplyDelete
  18. hố hố các bác thỉnh thoảng học cụ tiên chỉ đi: vui thôi mà :p

    ReplyDelete