Sep 29, 2013

Các điệp viên

Nước Anh có biệt tài sinh ra những nhà văn rất khó tiếp cận, mặc dù vô cùng nổi tiếng, sách bán rất chạy; điển hình là Somerset Maugham và Graham Greene; Greene, ở Việt Nam chủ yếu chỉ được biết đến với The Quiet American, còn từng suýt được Nobel Văn chương.



Và đây, chính trong The End of the Affair (Kết thúc một truyện tình), có một đoạn Greene bàn tới Maugham, một đoạn hết sức thú vị về mối quan hệ giữa nhà văn và nhà phê bình:


"Tôi tới dự đám táng trễ bởi vì tôi đã xuống phố để gặp một người tên là Waterbury; ông này sắp sửa viết một bài phê bình tác phẩm của tôi trong mục điểm sách nho nhỏ. Tôi lưỡng lự không biết có nên gặp ông ta hay không và tôi biết quá rõ những câu văn thật kêu trong bài báo của ông ta; ý nghĩa thâm trầm ông ta đã khám phá ra mà chính tôi cũng không biết và những lỗi lầm tôi chán không muốn nghe. Kết cục ông ta lên giọng kẻ cả xếp hạng tôi có lẽ hơi cao hơn Maugham, bởi vì Maugham nổi tiếng, còn tôi, tôi chưa phạm cái tội đó; tôi chưa phạm hẳn tội đó, dù là tôi vẫn giữ một sự độc hữu về việc chưa thành công; những bài phê bình nhỏ ấy, tựa như những nhà trinh thám khôn ngoan, có thể đánh hơi trước sự chưa thành công của tôi được" (Book 5, 2)

Đọc hơi lủng củng so với nguyên bản: "I was late for the funeral. I had gone into town to meet a man called Waterbury who was going to write an article on my work in one of the little reviews. I tossed up whether I'd see him or not: I knew too well the pompous phrases of his article, the buried significance he would discover of which I was unaware and the faults I was tired of facing. Patronizingly in the end he would place me - probably a little above Maugham because Maugham is popular and I have not yet committed that crime - not yet, but although I retain a little of the exclusiveness of unsuccess, the little reviews, like wise detectives, can scent it on its way."

(bản dịch nhìn chung đọc cũng bực, ví dụ như có đoạn miêu tả London thời Thế chiến thứ hai, cuộc sống điêu tàn, hay mất điện, các cô gái điếm đứng trên phố đổ nát, họ dùng "torch" để soi mặt mình cho khách xem, thì cứ bảo đó là "đuốc" trong khi nó là đèn pin: đuốc gì mà tắt đi bật lên liên tục được hehe)

Nhà văn ở "thứ hạng" như Graham Greene thường tự cho phép mình viết những thứ rất quái dị, mà có lẽ nhiều nhà văn khác sẽ không chạm tới, cộng thêm cái kiểu châm chọc Anh quốc đặc trưng nữa: trong The Heart of the Matter có câu chuyện anh Harris và anh Wilson ở cùng nhau, đêm đêm hai anh tổ chức một cuộc thi thể thao: giết gián, còn trong The End of the Affair, Greene tạo ra một cảnh kinh điển: Maurice Bendrix trong một trận bom của Đức bị vùi dưới đống đổ nát, chỉ một bàn tay thò ra từ bên dưới cánh cửa sập; Graham Greene cực thành công về mặt điện ảnh, lại còn viết review phim, trong đó có vụ rất tai tiếng và gánh chịu nhiều hậu quả về pháp lý, do tố cáo một bộ phim có Shirley Temple đóng (khi còn là ngôi sao nhí) khiêu dâm; bộ phim The Third Man thì khỏi nói rồi, nó là một kinh điển, có cả Orson Welles tham gia.

Nhưng Graham Greene, mặc dù vẻ nặng nề trong cách hành văn và những dằn vặt dài dặc đọc mệt, vẫn vô cùng thính nhạy: không chỉ The Quiet American tiên tri nhiều thứ, mà Our Man in Havana cũng vậy; Our Man in Havana cũng là hình mẫu cho The Tailor of Panama của John Le Carré sau này: cả hai đều chế giễu MI6 và đều dựng ra nhân vật chính làm những công việc tưởng chừng rất tầm phào: ở Le Carré là một anh thợ may, ở Greene là một anh bán máy hút bụi.

Sức mạnh văn chương của Graham Greene có lẽ là ở chỗ những tầm phào như vậy, tuy rằng Greene cứ liên tục xoay quanh những vấn đề cực lớn như Thiên chúa giáo và lòng tin đạo vân vân.

The End of the Affair giống như một thằng cha xù xì chán đời liên tục ho khù khụ mà dạy cho độc giả một điều rất chi siêu hình: đừng tưởng bắt đầu một tình yêu là chiện khó, kết thúc nó như thế nào mới là cực kỳ khó.

Graham Greene cũng có một khác biệt lớn: các truyện trinh thám thường nên lướt qua những đoạn đầu vì ít khi có gì, nhưng đọc Greene thì nhất thiết phải đặc biệt để ý chương đầu.


-----------

Phạm Xuân Ẩn chỉ là một trong tập đoàn điệp viên phục vụ cho khối Cộng sản; thông tin của Phạm Xuân Ẩn về việc Mỹ sẽ không tham chiến trở lại tại miền Nam Việt Nam được đánh giá về mặt tầm vóc ngang với khi Richard Sorge báo về: Nhật sẽ không mở mặt trận phía Đông, nên Liên Xô có thể dồn quân sang mặt trận phía Tây để đánh nhau với phát xít Đức.

Nhưng còn một tập đoàn điệp viên nữa: những người Anh; từ Graham Greene ta có thể tìm ra những so sánh giữa Phạm Xuân Ẩn và những người Anh, nhưng không phải Phạm Xuân Ẩn và câu chuyện The Quiet American.

Bộ ba Kim Philby-Graham Greene-John Le Carré cho thấy mức độ phức tạp kinh người của cái nghề này, cũng như của các vấn đề chính trị thế kỷ XX, Xô viết rồi MI5, MI6 vân vân.

Graham Greene từng làm việc cho Kim Philby trong ngành gián điệp, còn sự nghiệp gián điệp của John Le Carré bị chấm dứt chính bởi Kim Philby đã tuồn thông tin về Le Carré cho bên Liên Xô; vì cả Graham Greene lẫn John Le Carré đều là nhà văn nên Kim Philby trở thành nguyên mẫu cho cả hai, Greene xây dựng Philby thành nhân vật trong The Third Man và Le Carré trong Tinker Tailor Soldier Spy; vốn dĩ Greene và Le Carré thân thiết với nhau nhưng khi vụ việc Kim Philby bùng nổ thì Greene đứng về phe Philby còn Le Carré thì lên án quyết liệt, thế là hai người nghỉ chơi với nhau.

Cuộc đời Harold Adrian Russell Philby, hay được gọi là "Kim" Philby rất kỳ lạ: từ rất trẻ đã mê cộng sản, yêu một em Áo cộng sản, từng làm cho tờ The Times (chứ không phải Time như Phạm Xuân Ẩn) cover thông tin ở Tây Ban Nha, không cần Liên Xô ra lệnh mà tự chui vào MI6, sau làm đến tận chức sếp của bộ phận Xô viết; mãi đến khi bùng nổ các vụ việc hạt nhân ở Mỹ thì Kim Philby mới có nguy cơ bị lộ, trốn thẳng sang Matxcơva năm 1963 rồi ở đó hàng chục năm trời.

Quyển sách của Philby tên là My Silent War, có một lời tựa của Graham Greene.

Khi đọc quyển này, điều làm tôi nghĩ đến Phạm Xuân Ẩn là đây:

tr. 222-223 của Điệp viên hoàn hảo:

"Khi tôi hỏi Ẩn về những cái chết này, cũng như vụ Tư Cang giết những người Mỹ và Nam Việt Nam trong đợt Tổng tấn công Tết Mậu Thân, cũng như những lời khoe khoang từ đơn vị tình báo H.63 của ông rằng họ đã giết rất nhiều người Mỹ, Ẩn đã quả quyết rằng chưa bao giờ người ta nhìn thấy ông làm đau bất kỳ người nào. Khi tôi nói với Ẩn rằng dù điều đó là sự thật, thì vẫn có người đã phải chết, ông trả lời rằng những người này là "thương vong của chiến tranh". Khi tôi dồn ông hơn nữa, ông đã chọn cách gạt bỏ và bảo câu hỏi của tôi bị lạc đề, và hơn một lần nói rằng "những người kia là bạn của tôi, tôi không bao giờ làm đau họ, nhưng trong chiến tranh thì làm sao tránh được người vô tội gặp thảm họa. Tôi chỉ bảo vệ đất nước của tôi.""

Còn đây là lời bình luận của Phillip Knightley trong lời nói đầu cho My Silent War của Kim Philby:

"Philby had no moral qualms about the agents he had betrayed during his spying career. He saw the struggle between Western intelligence and the KGB as a war. “There are always casualties in war,” he told me, adding, “Anyway, most of them were pretty nasty pieces of work and quite prepared themselves to kill if necessary.”"

Khía cạnh nổi bật nhất ở các điệp viên tầm cỡ, nhất là các nhân vật nhị trùng (Phạm Xuân Ẩn có nhị trùng không vẫn là một câu hỏi) là sự yên ổn về mặt đạo đức: ở họ có một điều gì đó rất mạnh, khiến cho Kim Philby sống đến gần 80 tuổi thì qua đời một cách vô sự ở Matxcơva, đúng bốn tháng trước khi chế độ Xô viết sụp đổ.

Chính vì Kim Philby không cứu, Julius và Ethel Rosenberg đã lên ghế điện ở Mỹ vì tuồn thông tin về bom nguyên tử cho Liên Xô.


-----------

Đã từ Phạm Xuân Ẩn link sang Graham Greene rồi Kim Philby, thì nhất quyết không thể bỏ qua John Le Carré.

The Spy Who Came in from the Cold (1963, đúng năm Philby chạy sang Liên Xô) cho đến nay vẫn là tiểu thuyết gián điệp xuất sắc hạng nhất; đọc về những vụ điệp viên lấy bối cảnh sau này như Chiến tranh Vùng Vịnh vân vân tôi không bao giờ thấy "đúng" nữa, có vẻ như là chỉ Chiến tranh Lạnh mới là bối cảnh chuẩn cho các truyện gián điệp, phản gián; sau này Le Carré còn viết không ít tác phẩm xuất chúng nữa, nhưng không bao giờ lấy lại được đúng cái tâm trạng của một người trong cuộc như ở Người từ miền đất lạnh.




Vấn đề đạo đức ở những quyển non-fiction như về Phạm Xuân Ẩn hay hồi ký của Kim Philby thường bị né tránh, thì ở đây được nói toẹt ra ngay từ đầu:

"Riêng về vấn đề đạo đức thì chúng ta không ngại" (sếp sòng của "Circus", Control, nói với Alec Leamas, tr. 27 bản tiếng Việt).

Ở chương đầu, Alec Leamas chứng kiến điệp viên tốt nhất của mình, Karl Riemeck, nhân vật quan trọng của Đông Đức, từng cung cấp cho London rất nhiều thông tin quý giá, bị bắn hạ ngay ở trạm kiểm soát đi lại từ Đông Bá Linh sang Tây Bá Linh.

Mạng lưới bị tiêu diệt, Leamas quay về London; khác với ở các tác phẩm trước đó, masterspy George Smiley chỉ xuất hiện thấp thoáng; Leamas bắt đầu chui vào "the cold" để chuẩn bị cho một cú chót, một cú dính dáng đến cấp cao nhất của phản gián Đông Đức, và gần như mọi sự việc đều được sắp xếp theo một kế hoạch tinh vi bậc thầy, để kết thúc ở màn "máu đẫm bức tường Bá Linh" lừng danh.

Trong đời thực, thời điểm Le Carré cho xuất bản The Spy... là ngay trước khi ông chính thức rời bỏ công việc của một điệp viên (Le Carré từng làm cho MI5 rồi chuyển qua MI6, có thời gian đi thu thập thông tin về những người có cảm tình với Xô viết ở Oxford, trong khi Kim Philby từng thuộc nhóm sinh viên thiên tả của Cambridge - cuộc đấu trí của các tay chơi lớn trong ngành gián điệp-phản gián cũng là một cuộc đấu trí của tinh hoa trí thức nước Anh).

Cuốn tiểu thuyết có những đoạn nhận thức rất cảm động:

"Lúc bấy giờ chàng mới biết Liz đã cho chàng những gì; những gì mà chàng sẽ phải quay về và tìm lại nếu chàng còn có ngày trở về Anh Quốc: đó là niềm ưu tư đối với những gì vụn vặt - lòng tin nơi đời sống bình thường; tính hồn nhiên khiến mình tự bẻ từng mẩu bánh nhỏ cho vào một bao giấy, bước xuống biển và ném cho những con hải âu" (tr. 132)

Và những đoạn tranh luận rất lý thú giữa Fiedler (phó phản gián Đông Đức) và Leamas, những câu rất ngắn gọn nhưng hiệu quả: khi Fiedler hỏi Leamas về "nhân sinh quan":

"Anh muốn nói về một nhân sinh quan hay sao? Chúng tôi không phải là Mác-xít, chúng tôi không là gì cả. Chỉ là người" (tr. 177-178).

Trên đây là bản dịch tiếng Việt của Bồ Giang và Đoàn Lạc Anh Xuân, in tháng Mười hai năm 1974 tại Sài Gòn trong "Tủ sách Bồ Giang", bên cạnh là một "nhánh" khác hẳn: Ian Fleming và Hoàng Hải Thủy.



bài liên quan

30 comments:

  1. W. Somerset Maugham có nguyên một tập truyện, gồm nhiều truyện ngắn gián điệp, cùng một nhân vật chính, Ashenden. Tên cuốn sách: "Ashenden: Or the British Agent", được viết dựa trên kinh nghiệm của chính tác giả,vốn làm việc cho sở Phản Gián Anh Quốc thời Thế chiến thứ Nhất. ("It is partly based on the author's experience as a member of British Intelligence in Europe during the First World War." wikipedia). Đọc đã lâu, tôi chỉ nhớ đến một truyện, tựa "The Hairless Mexican ((tạm dịch "Gã Mễ nô-he"). Nói chung giọng văn của Môm trong cuốn tiểu thuyết gián điệp điệp cũng là giọng văn của ông ở những cuốn truyện khác: rất Ăng-lê.

    ReplyDelete
  2. Chỉ là người?

    Câu hỏi khi nào người là người và khi nào người là thú dường như là ẩn dụ xuyên suốt cuốn sách của Thomas Bass.
    La Fontaine và La Bruyère xuất hiện đầy ý nghĩa ở hai thời điểm. Ở chương đầu, thời niên thiếu: “An loved these stories about humans and animals which reveal that the only difference between them is human pride and pretension, which put us at a disadvantage when compared to the noble simplicity of other animals." Lần thứ hai, gần đoạn kết: "I sometimes feel as if the books An presses in my hands are coded messages, ways of talking about experiences that are still too dangerous to confront directly. [...] Another day, the lesson is drawn from the Fables of Jean de La Fontaine. An delights in these stories of beasts acting like men and men like beasts.
    Metaphor của PXÂ về tướng Loan: “Loan was turned into a tiger, first a tiger cop and then a full-fledged tiger [...] A commander has to know how to handle the animal part of human nature. If you don’t control this aspect of your men, if you let them run wild, then you are finished."
    Trong một lần gặp cuối, PXÂ muốn Bass đọc một cuốn sách của Gérard Tongas - người, cũng như Edward Lansdale, "had an intelligent dog who one day saved him from being poisoned to death."

    ReplyDelete
  3. you know, nhạc phim The Third Man rất nổi tiếng và được chuyển soạn cho nhiều nhạc cụ khác nhau, được chơi phổ biến trên diện rộng

    ReplyDelete
  4. indeed

    still my favorite version: https://www.youtube.com/watch?v=PatFHj6WBbw

    the man looks like a typist

    ReplyDelete
  5. nhạc phim quá dễ nổi tiếng, nhưng theme của Anton Karas có cái gì đó vượt xa những thứ như Schindler's List hay nhất là "Cavatina" (phim Deer Hunter thì phải)

    anw nhạc phim có lẽ không bao giờ có gì vượt được Tom & Jerry; hình như cái ông vẽ T&J mới chết

    ReplyDelete
  6. nhưng cũng khó so sánh nhỉ, một bên (C, SL) thì melodramatic, một bên (T&J, TM) thì tạm gọi là atmospheric

    một pha kinh điển khác: https://www.youtube.com/watch?v=yYntDJBG1Nk

    ReplyDelete
  7. oh I see, nhưng các bộ phim đã trở thành nhà hát lớn nhất lịch sử - anw không gì ớn bằng "ê vơ ri thinh ái đù ai đu ít phò u", với cả Ennio Morricone

    ngược lại, có lẽ chính những bộ phim "spaghetti western" lại có các theme lớn

    ReplyDelete
  8. @N: zither có trước hay đàn tranh có trước nhỉ? Trần Văn Khê có được gọi là zither man khg?

    ReplyDelete
  9. nhớ mấy lần nằm ườn đó để ái đù ai đu ít phò mình, cảm giác còn ghê hơn cả ớn, giống như là tra tấn, thôi thì đừng cho gì nhau là hơn, để nghe “Tàn tạ” vậy

    ReplyDelete
  10. á đù (nhại Nguyễn Lam Điền)

    bài TT nghe như tt thế chắc đúng của TS chứ không phải TTT rồi

    ReplyDelete
  11. The End Of The Affair là tên một bài trong album mới nhất Song For Our Daughter của Laura Marling, mượn ý từ chính cuốn sách của Greene
    "I love you goodbye
    Now let me live my life"
    gần đây nghe 1 đoạn nhạc phim do Thom Yorke viết, phim Suspiria, không xem, tuy nhạc nghe rất hay, cũng nhờ nghe Radiohead mà đoán ra cuốn của Mantel mà NL nói hôm trước, dù không quan tâm Mantel

    ReplyDelete
  12. nghe như còn pha thêm cả Mama I'm Coming Home

    ReplyDelete
  13. đầu album là một bài lấy ý từ Leonard Cohen, mà Leonard Cohen lại lấy ý viết bài ấy từ một nhà thơ, Cavafy, trong Istanbul hình như có nhắc đến Cavafy
    phần lời của cả album nghe như được Leonard Cohen viết

    ReplyDelete
  14. à ok thế thì sẽ sớm có một chuyên đề Cavafy - người dịch Cavafy sang tiếng Pháp là Marguerite Yourcenar

    ReplyDelete
  15. “em gối đầu sương xuống
    chuyện trò bằng bóng hình”

    Làm thế nào chúng ta cần linh hồn khác để bám vào?

    ReplyDelete
  16. nghe Cavatina rồi nhận ra là đã nghe ở đâu đó rồi, chắc là nhạc hiệu chương trình tv, như bản BWV 565, với một số người, nếu cái đầu tiên của Bach họ nghe không phải đoạn aria trong Hannibal thì là cái này
    LC là ý kiến cá nhân, Marling kể album như lá thư bà mẹ viết cho đứa con gái tưởng tượng (lại nhớ đến nhan đề sách LL), lấy ý từ Maya Angelou
    "...how would I guide my daughter, arm her and prepare her for life and all of its nuance? I'm older now, old enough to have a daughter of my own, and I feel acutely responsible to defend The Girl. The Girl that might be lost, torn from innocence prematurely or unwittingly fragmented by forces that dominate society. I want to stand behind her and whisper in her ear all the confidences and affirmations I found so difficult to provide myself. This album is that strange whisper; a little distorted, a little out of sequence, such is life."
    bài đầu tiên nghe được là "Held Down" qua BBC vì album ra sớm nhân dịp corona, Marling nói muốn làm một cái gì đó có ích
    nằm nghe, tự tưởng tượng là Our Daughter :) hồi máu, hay như ăn đậu thần trong Dragon Ball, hoặc "ba giây sau khi hồi sinh sẽ không bị tổn thương"

    ReplyDelete
  17. ơ trong Hannibal có air của Bach í hả? aria on G string á?

    Toccata&Fugue thì cộng hết mọi hình thức biến hình mỗi cái chỉ tính là một cây số thì chắc cũng đủ đi lên sao Hoả rồi

    ReplyDelete
  18. hay là nhầm nhỉ?
    chắc diễn đạt không rõ ràng, vì từng xem một clip, đoạn Hannibal thái thịt có cái tiếng nhạc ấy, cái đoạn aria đầu Goldberg Variation, cũng có đọc đâu đó bảo Hannibal nghe Bach
    hay là nhầm rồi

    ReplyDelete
  19. làm gì mà hốt hoảng thế, có mấy ai chắc chắn được mọi điều về Bach đâu, kể cả nhạc sĩ không nhỏ chưa chắc đã phân biệt được hết các cantate, nếu không nhầm thì các suite cho cello giờ vô cùng thịnh hành phải mãi Pablo Casals mới phát hiện được

    anw tôi xem Hannibal từ lúc chắc còn chưa nghe đến 10 bản nhạc của Bach, nên cũng chẳng chắc được gì

    ReplyDelete
  20. Từ Hoảng :v
    NL nghe "The Pirate That Should Not Be" đi. Phát hiện ra bộ đôi ghi ta trước, sau lại phát hiện soundtrack (NL chắc sẽ thích họ đấy) Rồi lại thấy fb nói 9 năm trước phim phát hành, mới nhớ ra đã từng xem rồi. Gần như quên hết, quên gần như cả nội dung phim, còn không nhớ có đúng xem ngoài rạp không. Thế mà đó là phần duy nhất của Cướp biển vùng Carribean đã xem. Theme của nó cũng nổi tiếng.
    Hoặc, liên quan đến các điệp viên, theme của James Bond.

    ReplyDelete
  21. gần đến cái tên hay nhất rồi đấy, Từ Hoảng (hoàng tử) thì gần bằng Hứa Chử ("Hứa Chử cởi trần đánh Mã Siêu")

    duo của Hans Zimmer á? còn theme, "The World Is Not Enough"?

    ReplyDelete
    Replies
    1. the world is not enough
      but it is such a perfect place to start, my love
      and if you're strong enough
      together we can take the world apart, my love
      ...
      no, nowhere near enough

      :)

      Delete
  22. Laura Marling ấy, mới nghe qua thì tưởng hay thôi, chẳng ăn thua đâu

    ReplyDelete
  23. "You Know My Name" :v
    hình như đang bị lẫn lộn giữa soundtrack với theme, không hiểu khác nhau chỗ nào
    cặp ghi ta là Rodrigo và Gabriela, một cặp vợ chồng, NL đọc cmt trên yt sẽ hiểu tại sao có tên là "The Pirate That Should Not Be"

    ReplyDelete
  24. về LM, chắc sẽ chờ xem, "We will see it through"

    ReplyDelete
  25. hi hết in silence rồi à, vậy được :)
    vui, cheers!

    ReplyDelete
  26. à có biết Hanuman

    fingerstyle you know

    thế thì nghe Andrew York đi vậy (nhớ né Tommy Emmanuel)

    ReplyDelete
  27. chắc là sẽ không nghe cả hai :) chắc vì một người học và chơi nhạc bài bản nghe sẽ không giống một người *stop* cũng không thể nghe giống nhạc sĩ đầu trọc và ca sĩ uống nước bưởi được
    "No one, no matter how famous or lucky, can completely avoid hardship. In point of fact, it is overcoming this hardship that bring one fame."
    "Let's save the world again." (FF phần bao nhiêu đó remake)
    Tin lời NL đi đọc HPLN, cuối cùng gặp một lũ dở đặt Hoa Hùng cạnh Quan Vũ *stopagain*
    định không chơi trò này nhưng cuối cùng vẫn, vì có một thằng ranh vì Quan Vũ, một thằng bạn và cái này mà đọc Tam Quốc, đường Hoàng Hoa Thám một thời đầy tượng Quan Vũ, Khổng Minh
    that kids long gone, this old man is all that's left, i gonna live with that *chấp nhận để hoàng tử bé cười vào mặt*
    https://www.youtube.com/watch?v=5wjJdSPLHFU

    ReplyDelete
  28. you don't know what you've missed, a nhưng có quan trọng gì đâu, Hoa Hùng với QV ăn thua gì, Lã Bố mới gây khó chịu kinh chứ

    ReplyDelete
  29. "Can anybody provide me with a decent challenge?"
    Lã Bố đương nhiên quái vật, mãi gần đây mới phát hiện ra anh ấy gốc Mông Cổ, giống La Fontaine nhỉ :v
    hồi mới chơi thằng nào cũng sẽ đâm đầu đánh Hổ Lao Quan, để rồi

    ReplyDelete