Sống là làm sao đi cho hết một kỷ niệm
Câu này là của René Char, được Patrick Modiano lấy làm đề từ cho tác phẩm Livret de famille (Sổ hộ tịch). Quảng trường ngôi sao là tên một tác phẩm của René Char nhưng Modiano không hề biết điều đó khi dùng cụm từ này làm tên cho tác phẩm đầu tay của mình, có lẽ từ đó mà có sự quan tâm đặc biệt của Modiano đối với René Char, nhà thơ bạn thân của Heidegger và từng tham gia kháng chiến hồi Đức chiếm đóng Pháp.
Vivre c'est s'obstiner à achever un souvenir
Các tiểu thuyết của Modiano đặc biệt như thế nào thì đề từ cho những tiểu thuyết ấy cũng đặc biệt như thế, và thường xuyên là chìa khóa mở cửa cho phần sâu kín hơn cả: đó chính là cách thức để một văn chương nhìn qua rất đơn giản như văn chương của Modiano đi xuống sâu hơn nhiều so với vẻ bề ngoài.
Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối với đoạn văn của Guy Debord, và đề từ kiêm nhan đề cuốn tiểu thuyết Du plus loin de l'oubli (Từ thăm thẳm lãng quên) rút từ thơ của thi sĩ Đức Stefan Georg, v.v. và v.v.
-Kỷ niệm dài chưa đi hết, nhớ cũng sâu hơn vẻ bề ngoài. Từ thăm thẳm những điều không thể lãng quên...tin là người vẫn đứng đợi.-
ReplyDeleteKhi đã đi hết/qua kỷ niệm người ta có vẽ, tưởng tượng, tái tạo con khủng long sao cho trông bớt đáng sợ kg?
ReplyDeleteTưởng Sống là nàm xaoo yêu và được yêu bởi pác Nhị ^^
ReplyDeletetức là sao? :p
DeleteDạ thưa, có lẽ bác khó hiểu vì chỉ là cảm xúc, chả liên quan đến..."học thuật" :")
DeleteDora Bruder, L'herbe des nuits, Un pedigree, Une jeunesse và còn ko biết cuốn nào nữa nhỉ, chả có đề từ thế này... :P
ReplyDeletechắc có những lúc quá lười
Deletequelle explication =)))
Delete