Đối với tôi, nếu ta thực sự nhìn kỹ, và biết cách nhìn, thì lịch sử của bất kỳ lĩnh vực nào cũng có những thời điểm rất sáng, đột xuất. Kể cả lịch sử dịch thuật Việt Nam :p
Đây là một khoảnh khắc lớn như thế:
Về sau này, khi nhắc đến bản dịch này, người ta hay nói đến nhan đề Đảo kho vàng, đây chính là ấn bản tôi đọc hồi còn bé, mà còn chưa biết Vũ Ngọc Phan là ai; thật ra Stevenson là ai hồi ấy tôi cũng chẳng biết nốt:
(hai ảnh trên đây tôi mượn trên Internet; những năm cuối thập niên 80 này, bên cạnh những bộ truyện Tàu như ở đây còn có rất nhiều truyện trẻ con)
Treasure Island của Stevenson có nhiều bản dịch ở Việt Nam. Ngoài bản dịch Đảo kho vàng (mà ít người biết trước 1945, lúc in ở nhà xuất bản Đời nay của Tự Lực văn đoàn, từng tên là Châu đảo như bức ảnh ở trên cho thấy), rất phổ biến là bản dịch mang tên Đảo giấu vàng, rồi Đảo châu báu, hoặc giả, nghe lạ lùng hơn, bản dịch Hoàng kim đảo của Hà Mai Anh. Hiếm câu chuyện phiêu lưu kinh điển nước ngoài nào hấp dẫn độc giả Việt Nam đến như thế.
Quay trở lại ấn bản Châu đảo hai tập của nhà Đời nay:
Sách in xong vào "tháng riêng Tây" [sic], tại nhà in riêng của Tự Lực văn đoàn, năm 1945, nó thuộc niên đại rất muộn của Đời nay, và trên nó chứa đựng rất nhiều chi tiết liên quan đến tổng thể lịch sử tồn tại của Đời nay.
Thật ra đã có giấy phép xuất bản mãi từ 1943:
Danh sách gồm rất nhiều ấn phẩm của Đời nay tiền chiến:
Tác phẩm của Vũ Ngọc Phan:
Về tác phẩm phê bình của Vũ Ngọc Phan, xem thêm ở đây và ở đây, bộ An Na Kha Lệ Ninh hồi Sài Gòn, có thêm sự bổ khuyết của Vũ Minh Thiều thì xem ở đây.
Thêm một ít trang trong bộ Châu đảo:
Em yêu chị. Chị biết thật nhiều.
ReplyDeletecó là gì, tôi còn muốn cưới Nhị Linh đấy
DeleteLeon Quang Le
Deletebắt đầu ấy quá rồi đấy
ReplyDelete