Sau Tây Ban Nha (ở kia và ở kia): văn chương Bồ Đào Nha từ sau Eça de Queirós chưa bao giờ là một văn chương nhỏ.
Pessoa huyền thoại (với câu chuyện cũng huyền thoại không kém liên quan đến vị hôn thê Ofélia Queiroz, một câu chuyện không khỏi làm ta nhớ đến mối quan hệ với phụ nữ của Kierkegaard hay Kafka) chính là một Kafka khác.
Và hiện tại, nếu không biết rằng António Lobo Antunes là một trong vài nhà văn lớn nhất thế giới còn sống, thì coi như cũng chưa thực sự biết về văn chương thế giới trong một tổng thể.
Tiểu thuyết đầu tay của Lobo Antunes (từ kinh nghiệm trải qua với cuộc chiến tranh Angola; Lobo Antunes vốn là bác sĩ tâm thần):
Một tiểu thuyết khác:
Cuốn tiểu thuyết này thuộc vào "loạt tiểu thuyết Benfica", một trong những gì đỉnh cao nhất của Lobo Antunes, gồm những đối thoại không ngừng giữa hai người bạn cũ hồi nhỏ gặp lại nhau với tư cách khác, một người xét hỏi, một người phải trả lời; hiếm khi nào âm hưởng William Faulkner vang lên mạnh mẽ đến như thế:
Cũng giống Jose Saramago, nhiều tiểu thuyết của Lobo Antunes quay ngược về lịch sử của Bồ Đào Nha. Với Saramago, chủ yếu là các vấn đề liên quan đến tôn giáo: Thiên chúa giáo Bồ Đào Nha luôn luôn là một vấn đề lớn của xã hội; Lobo Antunes thì là các suy tư về độc tài.
Không chỉ có tiểu thuyết:
Một nhà văn tiếng Bồ Đào Nha khác (nhưng là Braxin), qua đời cách đây bốn mươi năm. Cuốn tiểu thuyết mỏng này là khi Clarice Lispector vướng vào những kỷ niệm tuổi thơ ấu, đi tìm lại một không khí xa xưa rồi dựng ra nhân vật cô gái Macabéa xấu xí nghèo nàn bất hạnh:
- bao nhiêu cánh cửa để mở?
ReplyDelete- đếm không hết