Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long chắc chắn là một trong vài nhân vật văn chương Việt Nam khó nhìn nhận nhất của thế kỷ 20. Đây cũng là người chứa đựng nhiều bí ẩn nhất trong số những người anh em nổi tiếng nhà Nguyễn Tường.
Con đường sáng, tiểu thuyết, ấn bản đầu của nhà xuất bản Đời nay, 1940:
Lại thêm một quyển sách mất bìa, hehe.
Khi đăng báo, Con đường sáng, hồi đầu tiên, ghi tác giả là "Nhất Linh và Hoàng Đạo".
Tôi từng đọc thấy hơn một nhà văn Việt Nam thú nhận từng có khoái cảm đầu đời nhờ đọc cảnh anh chị hôn nhau dưới trời mưa trong Con đường sáng.
Hai tác phẩm của Hoàng Đạo in ở Sài Gòn về sau:
Có một chi tiết: tôi không chỉ viết lời tựa cho Bỉ vỏ, tôi còn viết lời tựa cho một ấn bản gần đây của tập Anh phải sống, trong đó ngoài các truyện của Nhất Linh và Khái Hưng, "Nùng Chi Lan" và "Cánh buồm trắng" thấy nhà xuất bản mở ngoặc ghi là của Tứ Ly (tức Hoàng Đạo - giai đoạn đầu, bút danh chính của Nguyễn Tường Long là "Tứ Ly", về sau mới hay dùng "Hoàng Đạo"), nhưng trong tập Tiếng đàn cũng không thấy có hai truyện ấy. Có ai biết kỹ hơn về chi tiết này không nhỉ?
Nhân tiện, một ít Thạch Lam ở Sài Gòn:
Và một nhân vật nữa của Tự Lực văn đoàn, Tú Mỡ, tác giả của thứ thơ thực sự là thơ của Tự Lực văn đoàn:
Ấn bản trên đây rất là hihi: tập 1 thì của Phượng Giang, Sài Gòn, 1952, còn tập 2 thì của Minh Đức, Hà Nội, 1957.
Đây là một tuyển tập thơ Tú Mỡ khác:
Mở đầu cuốn sách viết riêng về Tú Mỡ của Lê Thanh, Cộng lực, 1940:
Mình xem lại trong quyển Anh Phải Sống 1934 thì đâu thấy chỗ nào ghi "Nùng Chi Lan" và "Cánh Buồm Trắng" của Tứ Ly đâu nhỉ?
ReplyDeletexem mục lục í, mở ngoặc ghi từng truyện là của ai; bản Phượng Giang 58 bỏ hai truyện này khỏi tập
ReplyDeleteÀ, thấy rồi. Hehe
ReplyDeleteĐể mình coi lại hồi ký NTB xem có kể gì về vụ đó không.
oay, có vẻ cũng chẳng có trong đó đâu, kiểm tra cả hồi ký vợ NTB rồi, hehe, nhưng cũng có thể là đọc sót, bác máu thì cứ thử một phát nhá
ReplyDelete