Bản thân tên gọi "Nhân văn-Giai phẩm" nếu nghĩ cho kỹ thì cũng không hoàn toàn chính xác. Ít nhất, nếu gọi tên theo cách ấy, cũng cần gọi là "Nhân văn-Giai phẩm và Văn". Tờ Văn nằm chính xác vào đúng tâm điểm của một sự kiện sẽ còn gây vô số hệ lụy về sau. Trăm hoa cũng có vai trò của nó, tất nhiên hơi khác.
Trong năm nay, tôi đã nói đến "mốc 50 năm" (xem ở kia) rồi "mốc 100 năm" (xem ở kia) rồi lại cả "mốc 70 năm" (xem chẳng hạn ở kia và ở kia), giờ thử đến với cái mốc 60 năm :p
Đó là năm 1957. Ngày 10 tháng Năm, tờ Văn ra số 1 (Nguyễn Công Hoan và Nguyên Hồng - ta còn nhớ trong Cát bụi chân ai Tô Hoài miêu tả quãng thời gian sau đó Nguyên Hồng đi đâu cũng vác theo cả mớ Văn để thanh minh mình làm việc tốt mà lại bị trừng trị). Đây là thời điểm Hội Nhà văn Việt Nam mới thành lập (tài liệu tuyệt đối quan trọng của sự kiện này: xem ở kia; giờ đây chắc chắn đây là một thứ không còn dễ kiếm nữa). Hiển nhiên, Văn chính là cơ quan ngôn luận chính thức đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (măng-sét báo ghi rõ ràng: "Tuần báo của Hội Nhà văn Việt Nam".
Nhưng chuyện oái oăm nằm ở chỗ đó là cơ quan ngôn luận đầu tiên rất bi thảm và bất hạnh. Sẽ rất khó tìm thấy dấu vết của nó trong các phát ngôn "chính thức" ở mọi mức độ của chính Hội Nhà văn.
Văn ra được tổng cộng 37 số, số cuối cùng, 37, ra ngày 17 tháng Giêng năm 1958, trên số này có thông báo hai số sắp tới sẽ nghỉ để chuẩn bị ra số Tết, là số sẽ không bao giờ xuất hiện. Năm 1958 sẽ là năm khủng khiếp (gọi đúng tên là "Terreur") của văn chương Việt Nam. Dưới đây là hai trong số những số tạp chí Văn nghệ khét tiếng nhất, món hàng độc của giới sưu tầm sách báo Việt Nam:
(tôi đặc biệt chụp hai số này, bởi vì chúng từng thuộc bộ sưu tập của Văn Tâm)
Giờ đây, không khó để biết rằng Văn của giai đoạn tháng Năm 1957-tháng Giêng 1958 chính là nơi đăng, chẳng hạn, "Phở" của Nguyễn Tuân trên số 1 và số 2, "Bích-xu-ra" của Thụy An trên số 2, rồi thơ của Yến Lan, truyện của Hồ Dzếnh, đến cả "Vợ nhặt" của Kim Lân, hoặc ít được biết đến hơn: bản dịch truyện "Phòng số 6" của Sê-khốp (Nguyễn Văn Sỹ). Ta cũng có thể tìm thấy tên của Trương Chính hay La Côn, etc. etc.
Nội dung của tờ báo, tôi sẽ còn trở lại sau, cùng mối liên hệ của nó với sách in thời ấy, bởi vì, trong một quãng thời gian ngắn, không ít thứ từng đăng trên Văn đã được in vào những quyển sách. Cả một câu chuyện phong phú vô cùng (chẳng hạn, truyện của Thụy An vẫn được in vào ít nhất một tập sách hồi đó).
Và, quan trọng hơn, cái nhìn vào "Nhân văn-Giai phẩm" cũng cần được điều chỉnh tương đối, không thể "bắt chết" vào hai tờ báo cùng nhà xuất bản Minh Đức (tất nhiên, ta cũng hiểu rằng các nhân vật bị xử án đều thuộc nhóm Minh Đức, nhưng chính sự "nổi loạn" của chính những người thuộc Hội Nhà văn mới thực sự gây đau đầu).
Một số điều có thể thấy trên Văn:
Giá báo là bao nhiêu?
Ngay trên số 2, ta thấy có thông báo dưới đây:
Điều này là rất quan trọng: Hội Nhà văn đã được thành lập, "Hội Văn nghệ Việt Nam" và nhà xuất bản của nó tức khắc không thể còn như trước.
Tuy nhiên, vài số sau đó Văn vẫn quảng cáo cho nhà xuất bản Văn nghệ:
Và tiếp tục "Văn nghệ" (đây là tạp chí):
Một quảng cáo báo mới khác:
Khi Nguyễn Công Hoan bối rối vì muốn in sách nhưng không còn sách cũ:
Nhiệt liệt hoan hô nhà văn Vercors nước Pháp:
Một số thông tin khác:
A, nhìn đây mới nhớ ra, cần phải sớm đến với Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (chú ý báo viết "Lã Trí Viễn"); cùng thời điểm 1957, nhà xuất bản Văn Sử Địa bắt đầu ra tập 1 Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, sẽ gồm 5 tập (Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan), trong đó tập 5 (1960) đã là do nhà xuất bản Sử học in.
Cũng cần đến với Thiều Quang (em trai của Thiếu Sơn Lê Sĩ Quý) cùng chính cái Tập san phê bình này: nó là phụ trương của tờ Hà Nội hàng ngày (xem thêm ở kia).
Và, sau đó rồi thì sao? Đoạn đầu của Hội Nhà văn Việt Nam lằng nhằng lắm. Sau đó rồi, có một tờ khác ra, đó là Văn học (Nguyễn Đình Thi and Co.) Rồi sẽ đến báo Văn nghệ, tức là tờ báo ngày nay chúng ta vẫn còn thấy, mà gần đây tôi nhắc đến, liên quan đến số hai nghìn bao nhiêu đó gần ba nghìn (xem ở kia).
Nếu có lúc rỗi rãi, tôi sẽ lược lại toàn bộ câu chuyện này, ta hãy xem ở trên, hai số Văn nghệ năm 1958. Ta lại có Văn nghệ bắt đầu ra từ năm 1948. Lúc nào đó tôi sẽ nói đến các số Văn nghệ "giấy rơm", và cũng ở giai đoạn trước khi về Hà Nội ta đã có nhiều thứ, chẳng hạn ở kia (biệt danh của tờ này là "Văn nghệ khổ nhỏ"). Rồi Văn, Văn học, Văn nghệ quãng cuối thập niên 50 đầu thập niên 60, rồi về sau, đầu thập niên 70 thì thế nào, cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 ra sao, quãng 85-86 có những chuyện gì xảy ra etc. Một câu chuyện rất dài và rất dễ gây nhầm lẫn.
Cách đây vài năm, có một bộ sách khai thác nội dung một chuyên mục trên báo Văn nghệ được in ra, trong đó có vài lời nói đến lịch sử báo Văn nghệ: tất cả đều sai. Đó là hậu quả của, tất nhiên, thứ nhất, một câu chuyện quá rối rắm và nhiều phần bị che mờ (ví dụ như đoạn của Văn) nhưng thứ hai, và quan trọng hơn nhiều, hậu quả của một hiện tượng xã hội ngày nay, là rất nhiều người tưởng mình có khả năng siêu phàm, cái gì cũng làm được tất. Rất nhiều người bỗng một ngày đẹp trời thấy mình chính là một nhà nghiên cứu.
Chưa hết, chuyện nhìn vào lịch sử còn phức tạp hơn so với rất nhiều người tưởng, vì một điều nho nhỏ, chuyện trùng tên. Tôi còn nhớ, một lần trong giới sưu tầm đang nói chuyện về tờ Văn nghệ (Lý Hoàng Phong) thì một nhân vật nhảy vào thì thào ra vẻ bí hiểm đồng thời hiểu biết lắm, "Nhân văn-Giai phẩm chứ gì". Đây là một câu chuyện kinh điển của giới sưu tầm sách Việt Nam, và cũng là kinh điển cho thấy giới trọc phú thích trò hiểu biết có thể táo tợn (và giỏi) đến đâu. Không có gì lạ khi nhân vật đó là một kinh tế gia: không có gì cần phải nghi ngờ, hiện nay trong xã hội Việt Nam, các kinh tế gia đứng số một về sự bốc phét, nhất là khi trong số đó nhiều người thích chơi trò sách vở.
Tờ Văn nghệ Lý Hoàng Phong thì ví dụ như thế này:
Văn thì hiển nhiên lại là một sự trùng tên (xem thêm ở kia).
Nhưng có rất nhiều trùng lặp khác nữa. Ở trên tôi nhắc đến tờ Văn học sẽ ra ngay sau khi Văn đình bản, nhưng trong Sài Gòn cũng có Văn học, tờ của nhóm Phan Kim Thịnh mà rất nhiều người biết, tôi cũng tìm ra thêm một tờ Văn học nữa cũng tương đối cùng thời kỳ tại Sài Gòn, và tất nhiên, ta còn ngược lên được đến Văn học tạp chí đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
Đến cả Nghiên cứu văn học cũng lại trùng tên nốt. Đây là tờ của Thanh Lãng:
nhân tiện: đã tiếp tục bài về thành phố Dantzig của Günter Grass
một bài rất hay nhân kỷ niệm trăm năm cm t10!
ReplyDeletenói đúng hơn, không phải kỷ niệm révolution mà kỷ niệm cái đuôi sao chổi tất yếu của nó, Terreur :p
ReplyDeleteI’m not that much of a internet reader
ReplyDeleteto be honest but your blogs really nice, keep it
up! I'll go ahead and bookmark your site to come back
later. Cheers
Thanks for sharing your thoughts about Tan Van. Regards
ReplyDeleteThank you for the good writeup. It in fact was a amusement
ReplyDeleteaccount it. Look advanced to far added agreeable from you!
However, how could we communicate?
Great beat ! I wish to apprentice while you amend your site, how could i subscribe
ReplyDeletefor a blog web site? The account helped me a acceptable deal.
I had been a little bit acquainted of this your broadcast provided
bright clear concept
Link exchange is nothing else however it is just
ReplyDeleteplacing the other person's blog link on your
page at appropriate place and other person will also do
similar in favor of you.