BAVH không có gì huyền bí:
Vài tập Bulletin des Amis du Vieux Hué:
Tờ "bulletin" của Léopold Cadière (Cadière sẽ là một trong những nhân vật chính của "Đông Dương thuở ấy") có thể lấy từ chính nó ra để tạo thành các quyển sách rời, dưới đây là một ví dụ, hai cái này trông giống hệt nhau nhưng lại khác nhau, quyển bên phải "extrait" (trích, trích lục) từ quyển bên trái; có những lúc sự extrait hoàn toàn giống "bản gốc":
(liên quan đến đô đốc Charner)
Lật sấp một quyển trông sẽ rất hay:
Các "bulletin" là đối ứng theo kiểu riêng của nó với hình thức feuilleton: bulletin thông thường có tuổi thọ rất đáng gờm (bởi vì các bulletin thường là cơ quan ngôn luận của các thiết chế - institution, mà thiết chế được tiền định sẵn là sẽ lên lão): bulletin là dòng chính, từ đó có các "extrait", là các "chi lưu"; hoặc bulletin là thân cây lớn, các extrait là cành mọc ra. Thế giới của phơi ơ tông không khác: tờ báo đăng phơi ơ thông thường không sống lâu (báo đăng phơi ơ tông giống như một giai đoạn trong chu trình ấu trùng-sâu-nhộng-bướm) nhưng nó cũng là dòng chảy chính (hoặc thân cây): rất nhiều người đọc những tờ báo như thế sẽ cắt riêng phần đăng phơi ơ tông ra, từ đó lấy đi một thứ sẽ trở thành tương tự một quyển sách (đây là phương thức trích lục trong trường hợp feuilleton). Nhưng đồng thời, báo đăng feuilleton ở trong thế đối đầu với các bulletin: lẽ sống của phơi ơ tông chính là chống lại tính chất thiết chế.
Truyền thống rút ra từ bulletin thành một thứ rất tương tự sách: đây là thời điểm 1970 tại Sài Gòn, quyển bên phải trích từ quyển bên trái của Bulletin de la Société des Études Indochinoises tức là BSEI (BSEI cũng là một nhân vật chính của "Đông Dương thuở ấy": câu chuyện BSEI, tính tổng số, còn dài hơn bản thân câu chuyện EFEO):
Philippe Langlet về sau sẽ chủ yếu dùng cái trên đây để lấy bằng tiến sĩ. Quãng thời gian tôi hay gặp Philippe Langlet, tôi còn chưa hề biết Langlet thực sự làm gì. Tôi sẽ còn quay trở lại với ông bạn già năm ấy.
Một "extrait" khác, theo một kiểu khác đi (cũng BSEI):
Còn đây, extrait từ chính BAVH:
Điều quan trọng khi nhìn vào Indochine, Đông Pháp, Đông Dương, Viễn Đông etc., mãi rồi tôi cũng hiểu ra, đúng, chính là EFEO: đúng, cần phải nhìn nhận Viễn Đông Bác Cổ, nhưng vấn đề nằm ở chỗ nhìn EFEO như thế nào.
Một ấn phẩm của Hội Địa dư (Société de Géographie), một thời là dạng institution rất nổi bật:
Muốn nhìn nhận EFEO thì tất nhiên không thể bỏ qua BEFEO, đây là một số:
Nhưng, tôi nghĩ là tôi đã nhìn ra quy tắc: EFEO là quan trọng, nhưng nó quan trọng chính ở chỗ muốn có ý nghĩa (và giá trị) - về cơ bản - sẽ phải tách khỏi EFEO, tức là giữ với nó một khoảng cách (do đó, tương quan). BAVH là ví dụ thuộc hàng lớn nhất, nhưng tờ tập san dưới đây, của Institut Indochinois pour l'Étude de l'Homme (ngày nay bị lãng quên quá nhiều) cũng rất quan trọng (đây là một số năm 1939):
hấp dẫn! lôi cuốn! các vị thần trở lại trên một hoàng hôn các tượng thần. gió phản-lực nổi lên. (gắn loa, chạy dọc các phố :P)
ReplyDeleteô, dường như người ta vẫn chưa biết thực sự tường tận về Cadière đâu nhé
ReplyDeleteThanks for another informative site. Where else could I
ReplyDeleteam getting that type of info written in such a perfect approach?
I have a venture that I'm simply now working on, and I've been on the
glance out for such info.