dưới đây là những ấn phẩm thể hiện những gì chính yếu mà EFEO làm được trong nghiên cứu về Việt Nam từ thập niên 90 cho đến nay, 12 ấn phẩm có đánh số, với số XI và XII mới ra:
chi tiết hơn:
ngoài loạt trên đây, còn có một số thuộc loại "hors-série", dưới đây còn thiếu một ít:
đã đến con số 12, thập nhị nhân duyên, thập nhị sứ quân, cũng nên xem lại cả một quá trình
như tôi đã nói ở kia, chất lượng các nghiên cứu mà EFEO sản xuất ra ngày một thấp đi, có cảm tưởng các thành viên EFEO từ lâu đã không biết phải làm gì nữa, và quả thật thời của các nhà nghiên cứu người Pháp rất lớn về riêng Đông Dương qua đã quá lâu rồi; giờ đây không thể tìm nổi một nghiên cứu nào gây cảm hứng lớn, điều cơ bản để khi đọc các nghiên cứu ta đỡ cảm thấy hứng thú săm soi những chỗ kém, lỗ hổng về lập luận, tài liệu khảo cứu sơ sài etc.
ví dụ như tập thứ II, về Đông Kinh Nghĩa Thục: không biết các nhà nghiên cứu của EFEO đã làm cái gì để đính chính và cập nhật chưa? vì liên quan đến Tân đính luân lý giáo khoa, đã có những nghiên cứu mới cho thấy nguồn gốc Nhật Bản của nó (tập sách của EFEO thuần túy là lôi lại tài liệu từ lưu trữ, đồng thời tránh đi phần đã tìm được của những người trước đó; chung quy, quanh đi quẩn lại về Đông Kinh Nghĩa Thục vẫn chưa có gì vượt ra ngoài nhận xét ngắn ngủi của Đặng Thai Mai xưa kia; và tập II của bộ EFEO này chẳng có hàm lượng nghiên cứu hay tư duy gì cả: chẳng hạn 1) nhìn thấy nội dung đặc Nhật Bản của Tân đính mà các nhà nghiên cứu không tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của nó? 2) các nhân vật về sau này vẫn in sách như Lương Văn Can, gần như chắc chắn, ở những cuốn có tính cách dạy dỗ như bộ Luận ngữ loại ngữ, có dấu vết cho thấy chúng là in lại tài liệu giảng dạy trước đó ở Đông Kinh Nghĩa Thục)
tôi sẽ còn quay trở lại với các nghiên cứu của EFEO một cách kỹ lưỡng hơn
kể từ Alexandre de Rhodes, ta nhận ra một điều rất rõ ràng: các nhà nghiên cứu phương Tây xuất hiện để bù vào những khoảng trống vắng trong tư duy ghi chép của người Việt Nam (và người phương Đông nói chung); họ đã làm được nhiều điều khi sự trống vắng ấy còn tồn tại, và những lúc nào sự trống vắng lại bất ngờ hiện ra: ví dụ điển hình hơn cả là khi các "đầu ngành" như Nguyễn Đăng Mạnh làm công việc của mình dở quá, một thế hệ nhà nghiên cứu phương Tây (hồi ấy trẻ tuổi) bỗng tìm ra đề tài cho mình; kết quả là, theo thời gian, họ đã làm méo mó toàn bộ diễn giải về văn chương Việt Nam: giờ đây Vũ Trọng Phụng đã thực sự trở thành vấn đề rất lớn, vì ảnh hưởng dội ngược (dùng lại khái niệm ưa thích của Tạ Chí Đại Trường) nên người Việt Nam dường như cũng đồng loạt coi văn chương Vũ Trọng Phụng có giá trị quá to; điều này là hoàn toàn sai lệch
gần đây, trong cuộc tranh luận xung quanh cuốn sách của Lê Thành Khôi (tôi xin nhắc lại quan điểm trước sau như một của tôi: ý kiến của độc giả là quyền cơ bản, không ai có thể xâm phạm được, và trong đó đương nhiên không chỉ có những ý kiến thể hiện sự a dua, ngu dốt), tôi (và vài người) rất thích thú theo dõi một nhân vật hết sức hăng hái trong phê phán, thậm chí phỉ nhổ Lê Thành Khôi; bằng vài so sánh nhỏ về cú pháp, tật dùng từ, tật trình bày văn bản, dễ dàng thấy đó là một "me", vợ của một nhà nghiên cứu nước ngoài; nhân vật này ký tên giả và rất hăng say tìm cách hạ thấp Lê Thành Khôi; để nâng vị thế những nghiên cứu èo uột của chồng mình và các cộng sự của chồng mình à? hehe
các nhà nghiên cứu nước ngoài có vợ Việt Nam có vẻ học được rất nhanh hai chữ tào khang nhưng khi nào còn chưa học được hai chữ liêm sỉ thì coi như vẫn chưa học được gì đâu, coi như là lại một đời vứt đi vì mấy cái dục vọng nhỏ nhoi rồi
vụ ồn ào gần đây về các tiến sĩ đào tạo trong nước khiến tôi nghĩ đến các tiến sĩ lấy bằng ở nước ngoài; ô, họ cũng nhiều thứ lắm đấy, hơi khác so với thời tiến sĩ Đông Âu bảo vệ luận án tại Đại sứ quán Việt Nam và rất hay làm gà luộc nem rán mang đến nhà thầy hướng dẫn, nhưng lại có những thứ thật ra cũng hao hao: chèn ép người yếu hơn khi ngồi hội đồng và khi có tí đỉnh quyền lực, bợ đỡ người mạnh hơn (Lê Thành Khôi mà còn đủ sức quan tâm đến nhiều thứ, tôi cược là mấy thứ me kia cũng chẳng dám ho he to mồm đâu), vì tí tẹo lợi ích mà thế này thế nọ, rình chực từng lời mời phỏng vấn báo chí, và khi đã lên báo thì mặc dù thường xuyên chơi rất bẩn nhưng luôn luôn dạy dỗ người khác là phải "chơi đẹp" hehe
những điều Nietzsche từng nói, về "bạo chúa của bản năng" chẳng bao giờ là sai
nhân có nhắc qua đến Nhật Bản thời Đông Dương: tôi mới tìm được quyển sách này:
Hòe Đình có thể là bút danh của ai nhỉ? từng có một Hòe Đình ký tên dịch Thập quốc anh hùng xuất bản năm 1935; nhà Mai Lĩnh (một số người tưởng đâu từng có nhà xuất bản Mai Linh giống hãng taxi hiện nay hehe) thì yếu nhân là Ngô Tất Tố nhưng chắc quyển này không phải của Ngô Tất Tố (à quên, tôi còn chưa xem lại quyển Nhà xuất bản Mai Lĩnh, nhỡ đâu lại tìm được trong đó dấu vết nhân vật Hòe Đình này)
niên đại: 1942, nhưng trong sách cũng nói được viết từ 1939:
cuối sách quảng cáo "đang in" một quyển nữa cũng liên quan đến Nhật Bản, của Thái Phỉ, quyển này tôi chưa nhìn thấy bao giờ:
(tài liệu trên đây: courtesy of TTP)
Me kia là vợ nhà Phụng học à
ReplyDeletekhông
ReplyDeleteNhân vật ơi lấy nguồn sách đọc về Đông kinh nghĩa thục ở đâu ạ?
ReplyDeletenếu chưa có gì thay đổi thì tuy ĐKNT được nhắc đến suốt nhưng mãi người ta vẫn không biết gì về một số khía cạnh chính yếu
ReplyDelete