thêm một "về B." nữa, sau một "về B." khác ởkia.
Giờ, đã có thể nói một điều: Nguyễn Bá Cường (and Co.) đã tiêu diệt xong xuôi Henri Bergson trong tiếng Việt. Đây là chứng nhận cho sự sụp đổ của phân nhóm rất điển hình của giới nghiên cứu Việt Nam: phân nhóm cấp tiến (và gắn liền với giảng dạy) mang nặng ảo tưởng về hợp tác quốc tế (sau ảo tưởng của liên ngành, và là sự lặp lại - theo một cách ngoằn ngoèo - ảo tưởng của lý luận trước đây, cụ thể hơn, ảo tưởng về tiến bộ và khoa học).
Chúng ta quay trở lại từ đầu câu chuyện Bergson: Bergson cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 như thế nào? Người ta định danh giai đoạn cuối thế kỷ một cách rất nổi bật: fin du siècle, nhưng đầu thế kỷ cũng đâu kém phần oanh liệt. Đầu thế kỷ 16 chẳng hạn.
Đầu tiên là ba thứ mở màn câu chuyện về Bergson (tức là khởi đầu cho một literature vô cùng phong phú). Thứ nhất chính là bộ sách "Le Bergsonisme" hai tập của Albert Thibaudet (xem ởkia): đó lại là phần cuối của bộ sách ba phần, mang nhan đề chung Trente ans de vie fr. ("Ba mươi năm" etc.)
Rồi cuốn sách của Jacques Chevalier dưới đây:
(đây là ấn bản 1948, "nghìn thứ 17"; ấn bản đầu in năm 1926)
Tôi lại nhét mất vào đâu mất chưa lục ra được cuốn sách rất quan trọng của Édouard Le Roy. Le Roy là một nhà toán học rồi chuyển sang triết học, người được Bergson chỉ định thay thế mình tại Collège de France (ghế giảng về triết học Hy Lạp và La Mã); Le Roy cũng chính là người thay thế Bergson ở Viện Hàn lâm Pháp (Bergson qua đời năm 1941: tuy là một người Do Thái đã cải đạo, nhưng khi nhận ra người Do Thái châu Âu đang rơi vào tình cảnh như thế nào, Bergson nhất quyết tự coi mình là Do Thái - tôi sẽ còn trở lại với câu chuyện đó), sau chiến tranh.
Một người quen cũ, Albert Béguin, cuốn sách tưởng niệm Bergson, trong ấn bản "La Baconnière", tủ sách "Les Cahiers du Rhône" từng một thời rất nổi bật:
Literature về Bergson dài khủng khiếp, dưới đây là một số tạp chí Les Études bergsoniennes chuyên nghiên cứu Bergson:
Lần trước đã nói đến Deleuze bình luận Bergson, giờ tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh vào một nhân vật khác, Vladimir Jankélévitch:
Có thể coi Jankélévitch là người được Bergson phát hiện. Còn rất trẻ, Jankélévitch đã gây chú ý cho Bergson. Cuốn sách về Bergson của Jankélévitch, ngoài nhiều điều khác, còn có một đặc điểm: vì là người (gốc) Nga, Jankélévitch nói không ít về chuyện Bergson được các triết gia Nga đón nhận như thế nào.
Tôi sẽ sớm tập trung vào Jankélévitch cùng một triết gia khác cùng thế hệ, Emmanuel Levinas.
Triết học (phương Tây) gặp một biến chuyển rất lớn trong quãng thế kỷ 18, thế kỷ 19: mọi thứ không còn giống như trước nữa. Tuy không thực sự có thể nói rõ đó là gì, nhưng tôi nghĩ có thể xác định rõ - mà không sợ quá mức sai lệch - rằng chuyện liên quan rất nhiều đến Schopenhauer. Như thể, với Schopenhauer, nhiều thứ bị xô lệch đi (hoặc ít nhất, có không ít thứ phát sinh từ moment-Schopenhauer). Tôi cũng nghĩ, dẫu trông như thể không có liên hệ gì (rất khó tìm được Bergson nhắc đến Schopenhauer; nhìn chung, đa số triết gia của thế kỷ 20 dường như tìm cách vòng tránh (điều này chưa hẳn đồng nghĩa với vượt qua) Schopenhauer: chẳng hạn, Habermas gần như không bao giờ nhắc đến), giữa Schopenhauer và Bergson có những tương quan rất cốt yếu. Chắc rồi một ngày tôi sẽ thấy rõ hơn được, về điều đó.
Vào những giai đoạn có nhiều nhân vật triết học lớn (như thế nào là một giai đoạn như vậy? chẳng hạn, hiện nay không phải một giai đoạn thuộc loại ấy), rất dễ xảy ra hiện tượng: che khuất lẫn nhau.
Bergson hay Sartre khiến điều đó trở nên rất rõ (nhưng theo các hướng khác nhau): Sartre thuộc thế hệ của Jankélévitch và Levinas (cùng nhiều triết gia khác nữa); Sartre không phải triết gia lớn (tôi sẽ sớm quay trở lại) nhưng lại làm nhiều người bị khuất đi (ít nhất, trong cái nhìn đại chúng). Bergson, vì sự lớn của mình, chứng thực cho một thời đại lớn của triết học.
Bergson, chẳng hạn, dùng cuốn sách lớn cuối cùng của mình (chắc một số người còn nhớ là cuốn nào: đó là cuốn thứ tư, sau Tiến hóa sáng tạo) để bình luận (và tranh luận) với Lucien Lévy-Bruhl. Đây là một đối thoại rất lớn.
Một trong mấy trích dẫn (và chú thích) đầu tiên trong "introduction" cuốn sách Le Deuxième Sexe (Giới phụ) của Simone de Beauvoir dùng để bắn phá Emmanuel Levinas. Lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng - hay nói tóm lại, câu chuyện con người - còn là lịch sử của những bắn phá kiểu như vậy. Nhưng đó không hoàn toàn (không phải lúc nào cũng thế) là chuyện phe phái, căm ghét cá nhân lẫn nhau (tuy đúng là rất nhiều khi đúng là như vậy). Các lực, các đà (các khuynh hướng - "của tiến hóa", hẳn Bergson sẽ nói thêm) va vào nhau, đâm sầm vào nhau. Có những va chạm nhằm để tàn phá, nhưng cũng có các cú đâm dẫn tới hệ quả: một cân bằng mới. Chateaubriand chính là nhân vật cuối cùng của truyền thống hồi ký nhiều thế kỷ của Pháp (Hồi ký từ bên kia nấm mồ), nhưng chính Chateaubriand cũng bắn phá truyền thống ấy một cách khủng khiếp: Chateaubriand không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để tìm cách hủy diệt nhân vật vĩ đại của câu chuyện hồi ký đó: Saint-Simon.
Bergson thì không bỏ lỡ dịp nào để nhằm vào Spinoza, Leibniz cùng cả một loạt triết gia khác, tính luôn cả Aristote. Schopenhauer thì chưa bao giờ kiêng dè Hegel. Dường như không ngẫu nhiên khi trận Iéna (Jena) - cột mốc lớn trong câu chuyện về những trận đánh của Napoléon - diễn ra từ khoảng cách gần đến thế cái ổ lớn của triết học Đức, triết học về tinh thần, triết học về tự nhiên.
(còn nữa - nhân tiện, đã tiếp tục "[tiện bút] về phía Lâm Viên")
Bergson: Tiến hóa sáng tạo
tiếp tục
ReplyDeletemột cách tương đối, tức là lịch sử, lấy một dân đẫm pathos làm thước đo thì ở đấy Bergson lại không được "cảm nhận" cho bằng Schopenhauer. hay tại khi cái đà nó hăng quá khiến người ta cứ nghĩ rằng đang "vượt thoát".
ReplyDeletebố của Jankélévitch, ông Samuel, là người làm Freud xuất hiện ở Pháp
ReplyDelete"giới (thứ) nhì" được không? tàu nhật đều dịch "đệ nhị tính"
ReplyDelete