Anti-paradoxes
Réflexions sur un moment de l’histoire du Vietnam
résumé de texte de contribution
pour le colloque
“Échanges et
Acculturation Vietnam-France, état de lieux et perspective”
Hanoi, avril 2018
Cao Việt Dũng
On ne connaît pas une histoire, celle du
Vietnam. Ou bien, on la connaît peu, même très mal. La raison en réside
probablement dans ce qu’a dit Merleau-Ponty en commentant Max Weber sur la
possibilité de comprendre le passé, “le manque de distance […] ne nous laisse
voir qu’un côté [de la chose]”. Manque de distance d’abord donc, car le regard
dépend, toujours à un niveau un peu plus haut que l’entendement humain le
croirait, de l’espace, et cela dans plusieurs sens. Mais qui dit “Histoire” dit
aussi temps. Dès lors, un jeu commun d’espace et de temps - c’est banal, un
réseau à peine saisissable tissé des éléments de l’un et de l’autre faisant son
effrayante apparition chaque fois qu’on est tenté par ce qui s’est passé (mais
ce qui s’est passé pourrait-il être classé docilement dans les livres et la
mémoire, comme fait ou monument bien compris? la réponse à cette question
semblerait être très facile). On fait face à l’histoire et on fait face en même
temps à son manque intrinsèque, lieu par exellence des lignes de fuite. Vient
ensuite le pathos mêlé à bon nombre de regards rétrospectifs. C’est émouvant,
certainement, les souvenirs, pourtant fictifs pour une grande partie entre eux.
Au point de perdre pied devant la masse informe qu’est le passé, notre
passé. Ou au contraire, de se contenter de quelques clichés répétés à
perpétuité avec une complaisance de plus en plus grande au fil du temps, sous
la plume d’innombrables exégètes éminents qui se sont donné la peine de
l’examiner, comme un tout ou en en touchant quelque période, qui frôlent,
soumis en grand temps, les grands thèmes - les grands mots - ceux du
patriotisme, de la lutte, de l’idéologie ou bien de cette notion fourre-tout de
la “modernisation” - ce ne sont que quelques exemples. On devient très peu analytique,
l’esprit critique refusant de prendre la parole, dès qu’on adopte une logique
pré-existante.
Qu’on ne soit pas dupe: c’est sûrement
important et tentant de traiter les choses selon les grands schémas, qui sont
là d’ailleurs pour cela et qui de surcroît rassurent, puisque raisonnables et
facilement acceptés par le sens commun, cet “élément” trompe-l’oeil notoirement
instable (mais agréable, après tout). Et qui sonnent bien, aussi - une petite
chose pas du tout négligeable. Au risque, toutefois, de ne pas entrevoir des
choses virtuelles, en filigrane, deviner des liens bien dissimulés, autrement
dit une autre strate, d’autres strates, pour reprendre un terme cher à Michel
Foucault, de n’apercevoir que ce qui a pris forme avec contours plus ou moins définis
et non leur “formation”, leurs jeux étranges et inquiétants. Le passé est d’une
fourberie inouïe. Je propose justement une lecture d’un seul moment de
l’histoire vietnamienne, avec une bonne dose d’inquiétude dont, du moins je le
suppose, les événements significatifs se chargent en général, inquiétude et
incertitude, instabilité aussi, comme caractéristiques, comme essences même,
qui émanent de certains moments du passé. Moment privélégié pour ainsi dire,
car il en existe pas mal dans chaque “Histoire”, où qu’elle soit, et qui
semblent parfois ne pas l’être. Moment-éternité, en somme, dont la réalité
existe toujours. Pour être plus précis, je revisite des événements certes
débattus et donnant souvent l’impresssion d’être bien saisis de l’année 1930, qu’on
considère unanimement, sans aucun doute, comme infiniment importante.
Les révoltes, ou insurrections (ou
mutineries, c’est selon les points de vue) des jeunes gens du mouvement Việt
Nam Quốc dân đảng de cette année-là ont donné un coup sérieux au colonialisme
français en Indochine, cela va de soi, incontestable. Avec un minimum de
logique (et de liberté de pensée aussi: on devrait tenir compte des périodes
difficiles pour la pensée, où la mémoire de cette histoire a été très dûment
effacée) on comprend combien elles ont soulevé les âmes d’indigènes jusque-là
soumises, en gros, et tout conduira à la fin, un peu soudaine il est vrai, de
la domination centenaire française en pays annamite. Tout était plus
compliqué que cela, bien évidemment, mais on peut décrire la chose comme telle,
sommairement. On a également parlé, beaucoup, de l’ironie de l’histoire, le
fait que c’étaient les Français, avec leur système d’écoles
franco-vietnamiennes (qui semblaient avoir un plutôt bon fonctionnement)
imprégnées certes de bonnes intentions ont formé les rebelles intransigeants
pour qui le crime de lèse-majesté n’était en tout cas qu’un jeu - jeu dangereux
de vie ou de mort. On touche ici à peu près le coeur de l’histoire, car
l’ironie veut dire avant tout distance - un regard qui refuse apparemment les
duperies, finalement. Mais l’ironie (ou distance, ou paradoxe) pourrait aller
plus loin encore: jusqu’à l’hypothèse selon laquelle la bataille Điện Biên Phủ,
un quart de siècle plus tard, n’a que poussé jusqu’aux dernières conséquences
des actes de violence commis dans le désespoir par de jeunes étudiants en 1930,
la plupart d'entre eux disparus sous la guillotine ou au bagne. Le grand
conflit nationalistes-communistes, qui a marqué plusieurs décennies de
l’histoire d’ici, encore une fois; il
s’agit sûrement, et encore une fois, d’un grand thème. Mais cette fois, déjà un
peu nuancé, avec inflexion. Les communistes et leurs adversaires (dès avant
1930, les membres de Việt Nam Quốc dân đảng ont nourri de grands soupçons
envers leurs prétendus compagnons de route et l’intention de réunification des
deux partis révolutionnaires n’a jamais abouti) étaient peut-être plus prêts à
collaborer les uns avec les autres qu’on pourrait le croire, du moins sur un
certain plan, il s’agirait d’une histoire commune, cette fois au degré de la
conscience.
Or, on verra de grands paradoxes, dès
qu’un nouveau regard nous ouvre un autre horizon. Il suffirait, pour cela, de
regarder les choses de plus près (ou de plus loin, cela dépend). L’histoire contient,
essentiellement et à part les faits ou les dates, des paradoxes sans lesquels
rien ou presque n’est possible, et surtout la vérité qui n’existe que dans les
contradictions, à leur niveau propre; Goethe l’a dit déjà, très tôt, et il ne
s’est pas du tout trompé. Encore une fois, la nécessité de l’espace, de la
distance et du détachement. Ce n’est qu’avec une représentation du passé qui
n’a pas trop peur des paradoxes qu’on pourrait espérer atteindre quelque chose
qui se cachait tout le temps et qui est d’autant plus fuyant qu’il s’avère,
paradoxalement et pour la plupart du temps, évident. Quelque chose d’évident,
tellement évident qu’on refuse consciemment et même d’une manière inconsciente
de voir, donc.
Comment, par ailleurs, étaient les jeunes
gens, tout idéalistes et rebelles comme nos héros indochinois, en France, à la
même époque? Car l’histoire de cette période doit être une histoire (au moins)
double qui, à son tour, serait à la fois particulière et universelle. La
scansion pourrait en tout cas s’élargir. Encore un paradoxe. Car on a une
grande impression que le début du XXe sièle a échafaudé la scène
pour des changements d’ordre mondial. Les jeunes gens bourrés d’idéaux (et de
désenchantement) étaient plus ou moins partout, en France, en Indochine, mais
aussi en Afrique et en Europe de l’Est (où, dans une atmosphère kafkaïenne
avant la lettre, ils lisaient Strindberg, Hamsun et rêvaient de révolutions,
artistiques et politiques) qui forment un autre niveau (une strate invisible,
mais ce qui est invisible n’est pas pour autant non évident, du moins pour
quelques cas, dans des cirsconstances singulières) de l’universalité. Les compagnons
de malaise, si l’on ose encore forger des néologismes, en ce moment saturé
des mots creux et des formules verbales qui tournent souvent à vide, sans se
connaître forcément (on sait bien néanmoins qu’Aragon a chanté les martyrs de
Yên Bái, c’est poétique et connu), se ressemblent, au fond. Le paradoxe, cette
fois, est dans la ressemblance même. Qu’a fait Paul Nizan par exemple, qui est
né, par un grand hasard, plus ou moins la même année (ou avec un écart infime)
que Nhượng Tống ou Nguyễn Thái Học, leaders de Việt Nam Quốc dân đảng, ainsi
que Nhất Linh ou son frère Hoàng Đạo, qui n’ont pas participé aux actes armés de
1930 (autres milieux familiaux, autres aspirations et affinités) mais qui,
juste en 1932, comme poussés par une grande impulsion, ont entamé un autre
mouvement, cette fois littéraire: le célèbre Tự Lực văn đoàn. On s’enchaîne
alors des combattants aux écrivains et journalistes, mais ici le paradoxe est
moindre, car comme si c’était par aventure, en 1946 Khái Hưng, pilier de Tự Lực
văn đoàn et Nhượng Tống, plus ou moins le seul survivant de Việt Nam Quốc dân đảng
(de 1927), devaient participer à une lutte de propagande contre leurs
adversaires communs et réunis (ce détail est totalement ignoré jusqu’à
maintenant, on ne connaît pas vraiment leurs parcours, ni même leurs dates de
naissance). On voit, en somme, l’histoire des nationalistes vietnamiens. Avant que
le début de la guerre, vers la fin de l’année 1946 avec l’apparition du général
Leclerc et ses fameuses tanks en Indochine, ait mis un terme à tout cela. Mais
pas vraiment tout. Les nationalistes du Nord partiront pour le Sud et parmi
eux, Dương Nghiễm Mậu, à vrai dire un jeune admirateur de Khái Hưng, jouera un
rôle très important dans la préservation d'une partie de la mémoire de ce
dernier. Et dire que Nizan et ses amis étaient infiniment plus communistes (les
normaliens sont plutôt gauchisants, c’est un fait) que leurs compagnons de
lutte lointains géographiquement mais proches dans l’univers des idéaux, cela
donne beaucoup à réfléchir. À l’autre bout du monde, Nhượng Tống, sinologue
magnifique même s’il a fait très peu d’études, était, lui, lecteur de
Montesquieu et de Schopenhauer.
Je propose, tout compte fait, de lire (ou
relire) un moment de l’histoire du Vietnam dans une perspective double (et
paradoxale). D’un côté, il me semble nécessaire d’élargir l’horizon, de mettre
- un peu, du moins - en parallèle différents espaces: je suis d'avis que, pour
saisir les significations possibles de la période du début du XXe
siècle au Vietnam, il serait impératif d'étendre le champ d'étude, de ne pas
perdre de vue ce qui s’est passé ailleurs, à différents degrés. Pourquoi cela?
La raison est probablement dans la belle formule de Michel de Certeau, selon
laquelle il y avait un moment où s’est produit le passage du nom au nombre, un
phénomène universel, lui aussi. C’est exactement cela: l’histoire du Vietnam s’est
comme brisée, après le panthéon de noms illustres et royaux (pour préciser les
choses: il s’agissait d’un certain Orient qui n’avait que très peu de points
communs avec la représentation rêveuse et chimérique des lecteurs occidentaux
des Mille et une nuits) ce sera l’âge de l’anonymat, de la masse. Les
membres du parti Việt Nam Quốc dân đảng (des dizaines de milliers à son apogée)
sont pour la plus grande majorité anonymes, et les écrivains de Tự Lực văn
đoàn, avec ses journaux au tirage fort enviable, même pour les journalistes
d’aujourd’hui, visent l’anonymat du public. À eux de créer le quotidien,
quelque chose de tout nouveau au Vietnam. C’est vraiment universel: le monde a
changé sans qu’on en ait vraiment conscience. Et en même temps, le “régime du
nom” existe toujours. L’histoire de cette époque, en grandes lignes, a été
écrite par des individus, Nhượng Tống, Nguyễn Thái Học, Nhất Linh, ou Hoàng Đạo
que j’ai évoqués, tous très méconnus aujourd’hui. Personne ne les connaît
vraiment plus. Une brume épaisse les enveloppe, l’image est poétique mais c’est
encore peu dire. Mais il faudrait retracer aussi les liens entre eux, les
jeunes, et d’autres générations, les gens plus très jeunes mais actifs à cette
période, Khái Hưng, bien sûr, mais également Phan Khôi (on le redécouvre depuis
une dizaine d’années seulement, ce penseur hors norme qui possède une clarté de
regard - de l’esprit - digne de Valéry; on le sous-estimait beaucoup car ayant
choisi de ne pas devenir un auteur de livres, sa présence puissante se
dissimulait dans les vieilles pages de journaux que peu de gens (re)lisaient
encore, il a échappé en quelque sorte aux recensions des historiens
littéraires; sa “redécouverte” est décisive pour une nouvelle représentation de
l’histoire qui a de grandes chances d’être plus véridique) et Nguyễn Tuân - légèrement
plus jeune par rapport à la génération de Nhượng Tống et Nhất Linh - écrivain
dont la figure équivoque fascine grandement. Nguyễn Tuân, c’est le paradoxe
même, son cas est unique: il est le seul grand écrivain d’avant 1945 (du même
rang que Khái Hưng ou Nhượng Tống) qui a su trouver une place (pour le moins
éminente) au Nord du Vietnam de la période qui suit. Mais lui, très célèbre
pourtant, on le connaît mal, personne n’a pensé à chercher à retrouver le vrai
rôle qu’il avait joué, en vrai virtuose, sur la scène littéraro-politique au
début des années 1940. Trop, dans son cas particulier, de témoignages douteux.
Or, il est absolument important d'interpréter son parcours, cela expliquerait
beaucoup de choses qui se sont passées par la suite. On a, pour être
bref, toute une histoire, pour reprendre le titre d’un roman de Günter Grass
qui a cherché, justement, à démêler les jeux de force subtils d’une Allemagne
au moment de la chute du Mur.
Beaucoup de choses, dont l’important,
l’essence même, se trouve dans les journaux que nos héros ont créés, auxquels
ils donnaient une masse énorme de textes, parfois pour longtemps. De vieux
journaux que peu de gens connaissent vraiment encore (et plus) aujourd’hui. Les
journaux et les revues, c’est tout un chantier gigantesque - une autre
“tradition”, très difficile à discerner, tout aussi fuyante que l’image de
certains personnages. Ces gens-là, comme à l’époque de Balzac ou de Dickens,
écrivaient beaucoup, au jour le jour. Balzac (ou Dickens) a été poussé
peut-être par la nécessité de construire un nouvel espace en rupture avec les
“classiques”, et nos héros, cela peut paraître singulier, dans le but de créer
un espace de l’absence. À vérifier de près ces pages vieillisantes et en voie
de disparition, on a nettement l’impression de la non-présence des colons
français. Un refus d’une condition, refus somme toute pas éloigné de celui des
militants martyrisés lors des événements de Yên Bái, leurs compatriotes malheureux.
Et tout cela, c’est peut-être le plus
grand paradoxe - un “paradoxe terminal” -, s’est déroulé dans les
circonstances, les cadres de ce qu’on appelle “le colonialisme”, substantif qui
fait rêver aujourd’hui, et qui fait peur, toujours. Peut-on en voir l’essence
qui réside peut-être justement dans son envers? Balzac semble avoir tout vu
dans son roman génial L’Envers de l’histoire contemporaine. Balzac,
figure significative de la cohorte des “anti-modernes” français selon Antoine
Compagnon: anti-paradoxe est aussi, pour une partie du moins, anti-moderne -
deux axes virtuels, peut-être. Même si les choses ne sont guère plus
contemporaines, il nous faut parfois chercher leur envers, cette image floue,
une autre manière, virtuelle certes, mais importante, de la représentation,
toute représentation. Or, l’envers du colonialisme, où pourrait-on le trouver,
sinon, comme par un procédé extravagant de projection vers l’objet chez les
gens qui lui font face, eux-mêmes - tout en s’efforçant de ne pas tomber dans
le gouffre attrayant du dualisme bourreau-victime? L’histoire du colonialisme
est aussi bien une histoire de la domination et l’exploitation que celle des
complexes.
-----------
Trên đây là đề cương tham luận mà tôi viết để chuẩn bị cho cuộc hội thảo mới được tổ chức tại Hà Nội giữa tháng Tư vừa rồi, "Giao lưu văn hóa Việt-Pháp: thành tựu và triển vọng", cuộc "hội thảo khoa học quốc tế" mà cuối cùng tôi không hề đặt chân đến. Tại sao lại như vậy, dưới đây tôi sẽ nói rõ.
Tức là, từ cuối năm ngoái, tôi đã chuẩn bị để tháng Tư năm 2018 tôi không chỉ có loạt thuyết trình ba buổi về École de Genève (xem ở kia) cũng như cuộc hội thảo vừa nêu tên. Như vậy thì có quá nhiều không? Tôi công nhận, như thế thì cũng quá nhiều. Nhưng đây là cái nhìn của tôi: công việc nghiên cứu là gì, nếu không phải là tổng cộng của vô số thời điểm, những thời điểm không hề được đặc trưng bằng sự tìm thấy mà bằng sự không tìm thấy.
Công việc nghiên cứu, đối với tôi, là vô số thời điểm của sự nhận ra, lại sai đường rồi. Đó là tổng cộng của không biết bao lần muốn vứt đi mọi thứ, bỏ hết, quay lưng, vì cái gì cũng không thực sự có ý nghĩa, chẳng gì chịu nói cho ta câu chuyện của chúng. Công việc nghiên cứu không phải một liên tục êm đềm của thành tựu nối tiếp thành tựu (đôi khi có vài nhầm lẫn, chỉ cần ân cần sửa chữa là mọi thứ lại tốt đẹp). Thậm chí, tôi không nghĩ nghiên cứu thì có gì liên quan đến "thành tựu": một vài thứ có thể tìm ra đâu có là gì so với tổng lượng những mất mát vào bao con đường sai, bao nhiêu cái bẫy, vô biên sự đánh lừa. Chẳng có thành tựu nào hết, chẳng có "con đường đi lên" nào hết. Và không có tiến bộ (cf. Georges Sorel, Các ảo tưởng về tiến bộ & Georg Henrik von Wright, Huyền thoại về tiến bộ). Không ở đâu khác người ta thấy rõ được hơn là làm gì có bất cứ tiến bộ nào, bằng như trong công việc nghiên cứu.
Đã thế, nghiên cứu lại còn là một công việc đặc biệt buồn tẻ. Ta thu thập một đống thứ, ta xem chúng, chỉ để rốt cuộc nhận ra về cơ bản sẽ vứt đi hết, chẳng dùng để làm gì. Ta nghi ngờ đến cả ý nghĩa nền tảng của ý nghĩa. Và có giá trị nào đây, cái mớ lùng nhùng kia?
Cho nên, có những đoạn thời gian rất dài, nhà nghiên cứu bị tê liệt. Ý nghĩa sâu sắc của khái niệm "année sabbatique", những khoảng không làm gì (mà không phải gánh thêm sự cắn rứt lương tâm cho lắm). Không tìm thấy gì cả, chỉ muốn bỏ hết: nếu ai chưa bao giờ thấy như vậy, người đó là siêu nhân, hoặc có lẽ chẳng phải nhà nghiên cứu quái gì hết. Một đoạn văn cần phải viết cũng là một cực hình Golgotha. Điều này là địa ngục đối với ai hay để ý đến người khác làm gì. Thật ra, công việc nghiên cứu đồng nghĩa với không để ý nữa. Tắt hết đi.
Đã từ rất lâu, tôi không còn một chút ảo tưởng nào về phía những cuộc hội thảo, nhất là "hội thảo khoa học quốc tế". Tôi sẽ chỉ tham gia một cuộc hội thảo nếu đúng thời điểm nó được tổ chức, tôi vừa tìm ra một cái gì đó, có thể "chui vào" cuộc hội thảo kia (nhìn chung, chui được hết ấy mà, gửi tham luận gì mà ban tổ chức chẳng nhận - về cơ bản, mọi cuộc hội thảo đều thích có nhiều bài gửi đến).
Năm 2010, tôi tham gia một hội thảo ở Sài Gòn. Đó là lần đầu tiên và cuối cùng tôi tham gia một hội thảo ở Sài Gòn. Tôi nhận ra là có một hội thảo hơi quá muộn, chỉ còn vài ngày để tôi viết một bài mấy chục trang; lúc đó tôi vừa thấy là mình cần quan tâm đặc biệt đến báo chí Việt Nam đầu thế kỷ 20. Mọi chuyện rồi cũng ổn thỏa, vừa kịp, ban tổ chức tỏ ra băn khoăn vì gấp quá, khó lo vé máy bay cho tôi, tôi bảo thôi không cần, tôi tự đi được.
Buổi tối đến Sài Gòn, vào được khách sạn mà ban tổ chức chuẩn bị sẵn, tôi thấy đói, thế là ra ngoài đường, chỗ giáp ranh Cao Văn Năm-Lê Thánh Tôn ngồi ăn. Đoạn ấy ngày đó là một khu Nhật Bản rởm, giống Kim Mã ở Hà Nội, buổi đêm đặc biệt nhiều bướm đêm sặc sỡ. Sáng hôm sau, tại hội trường (rất to) Văn khoa Sài Gòn trước đây, tôi đọc xong (thật ra cũng không phải đọc: chưa bao giờ tôi "đọc tham luận" được), đợi người phản biện, đợi mãi không thấy đâu, rồi bỗng có người nói vọng từ dưới lên: "Đi Cần Thơ rồi". Thế là không có phản biện. Bỗng đâu một cụ già quắc thước ở giữa cử tọa đứng lên đòi được hỏi tôi, trước khi hỏi thì tự giới thiệu cụ là hậu duệ của quan Nguyễn Tri Phương. Cụ hỏi tôi một cái gì đó mà tôi cũng không hiểu lắm. Sau đó, có thời gian rảnh rang, tôi xem tập kỷ yếu tham luận. Trời ơi, giáo sư Trần Thanh Đạm có tham luận dài đúng nửa trang A4, cảm nghĩ ba câu. Giáo sư Trần Trọng Đăng Đàn đứng lên phát biểu, rơm rớm nước mắt vì cảm xúc dâng trào với di sản văn hóa miền Nam, Hồ Biểu Chánh etc.
Cuộc hội thảo còn thêm một buổi hôm sau nữa, nhưng tôi xong việc rồi nên về khách sạn lấy va li sang nhà bạn ở nhờ, hai thằng đi mua bia về nhà vừa uống vừa đánh bi-a (và tôi chứng tỏ thanh niên dạt vòm Hà Nội đủ sức bắt nạt đồng đạo Sài Gòn như thế nào). Cho đến giờ tôi vẫn chưa thực sự biết nhà nghiên cứu ngủ cùng phòng với tôi đêm đầu tiên là ai (đến rất muộn, chừng như ba giờ sáng, nhưng cũng không hẳn đánh thức tôi, vì đằng nào tôi cũng không ngủ được - tôi ngờ giường khách sạn có con gì đó; sang nhà bạn, tôi tắm hẳn một tiếng đồng hồ); về sau nghe loáng thoáng mới biết đó là một nhà nghiên cứu người Huế: thật là đáng tiếc, giá kể nói chuyện thì có phải tôi đã hỏi thăm được vài cố nhân Huế Trường Tiền không.
Tức là, nếu đúng thời điểm có gì đó, và có hội thảo tổ chức đúng lúc, tôi sẽ tham gia, chẳng hạn như đã nói ở kia. Hoặc có lần vì thấy thôi thúc phải nói đến Phạm Quỳnh trong tương quan với Charles Maurras thì tôi quyết định tham gia một cuộc hội thảo, dẫu cho cái giá phải trả là chứng kiến giáo sư Nguyễn Đình Chú phát biểu (rất ngớ ngẩn) xong rồi đi về ngay, làm giáo sư Trần Ngọc Vương tức lắm vì không phản đối được - nhưng dẫu sao, Nguyễn Đình Chú về rồi, Trần Ngọc Vương vẫn phản đối, và rất lâu, như thường lệ. Một lợi ích nho nhỏ là về sau, khi các tham luận của cuộc hội thảo đó in thành sách, cái tên Nhượng Tống đã xuất hiện trong index của nó.
Rất nhiều lần, viết xong tham luận là tôi coi như xong, gửi cho ban tổ chức rồi ở nhà, như ở kia, về Phan Khôi (cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa hề nhận được kỷ yếu cuộc hội thảo ấy, mặc dù những người tổ chức nhiều lần hứa, nhất là ông Phan An Sa).
Tôi chẳng thấy cần phải đi hội thảo mấy. Đằng nào thì các cuộc hội thảo luôn luôn đông người, và ở đó ta luôn luôn thấy vài khuôn mặt: Phong Lê aka Lê Phong Sừ chẳng hạn (tôi không nói đùa đâu, kể cả hội thảo về nông nghiệp vẫn có khả năng thấy có giáo sư Phong Lê), hoặc Lại Nguyên Ân.
Cho nên, cuộc hội thảo ở trên, khi một trong mấy người tổ chức, ông Nguyễn Bá Cường, liên hệ để mời tôi tham gia, tôi thấy đúng lúc có thể làm một cái gì đó, nên sau khi ngó nghiêng chút đỉnh, tôi nhận lời. Nó được tổ chức vào ngày 16 và 17 tháng Tư vừa rồi (nếu mọi sự thuận lợi, hai cuộc thuyết trình đầu tiên của tôi cùng với hai ngày hội thảo ấy sẽ làm nên một tuần bận rộn, cho tôi).
Đó là cuộc hội thảo có hai nhân vật chủ chốt, Nguyễn Bá Cường từ phía trường Sư phạm Hà Nội và Michel Espagne từ phía École Normale Supérieure Ulm. Đây là cặp cũng rất liên quan, trước đó, tới cuốn sách này:
Tôi sẽ sớm đến với cuốn sách của Trần Đức Thảo và, tất nhiên, bản dịch tiếng Việt mới đây.
Tôi gửi đề cương (tức là "texte" trên đây) cho cả Nguyễn Bá Cường và Michel Espagne, hơi muộn so với hạn (nhưng tôi biết, tôi là một trong những người đầu tiên gửi - đó là thông lệ của các cuộc hội thảo), và tôi hỏi tôi có thể viết dài như thế nào, vì có khả năng tôi sẽ viết dài (sau khi viết xong đề cương thì ta bắt đầu có cảm giác rất rõ về một số thứ).
Không hề có trả lời, từ cả hai ông.
Rồi vài tuần sau đó, ban tổ chức gửi email bảo tôi gửi ảnh chân dung.
Không, cái tôi cần biết (là độ dài bài viết) thì các ông không trả lời, nhưng các ông đòi tôi gửi ảnh chân dung. Một cuộc hội thảo cần ảnh chân dung người tham gia để làm gì? Tôi có cần nhờ các ông làm hộ chiếu hay visa gì đâu?
Cho nên, cuối cùng, tháng Tư vừa rồi, tôi chỉ có loạt thuyết trình ba buổi về École de Genève, chứ không hề tham gia cuộc hội thảo nghe nói rất lớn kia.
Hội thảo (quốc tế) là một trong những cái bả gần đây của giới nghiên cứu Việt Nam, tôi sẽ quay trở lại hết sức kỹ lưỡng.
Dẫu có thế nào, nhờ một phát "call for papers" mà tôi đã đặt được ra một cách tương đối tường minh những suy nghĩ của tôi sau một thời gian rất dài tìm kiếm. Tôi tin là bất kỳ editor nào xứng với cái tên ấy đều sẽ thấy "texte" trên đây của tôi là mầm mống cho một cuốn sách không đến nỗi quá tệ. Nhưng các editor lớn của Pháp, giờ có còn tồn tại không? José Corti và Christian Bourgois đều đã chết cả rồi (tôi từng nhắc đến Jérôme Lindon, nhưng editor người Pháp vĩ đại phải là Corti và Bourgois).
Lần thứ 2 bác kể về cái hội thảo ở SG đó!
ReplyDeletehội thảo quốc tế đó, cho nên phải trân trọng chứ
ReplyDeletecái sự buồn chán & thất bại của nghiên cứu cũng phải có mặt kia, nếu chân lý nhàm về mặt trái cái huân chương là đúng (nhưng "trái" là trái nào?) - "the lack of distance [...] lets us see only one side [of the thing]" - thì hình như: nghiên cứu tạo ra thời gian. bằng cách nào à? bằng cách tạo ra "khoảng cách".
ReplyDeleteđúng là "nó" tạo ra một "chiều" đấy, và rất có thể là chiều đó không phải là không giống thời gian, ít nhất tương tự ở sự đứt đoạn
ReplyDeletethật đáng tiếc cho cái hội thảo đó vì đã bỏ lỡ một đề cương công phu như thế này (ít nhất là công phu và nghiêm túc, chứ tôi không chắc là tôi hiểu).
ReplyDeleteđiều buồn cười hơn cả là mấy hôm ngay trước ngày tổ chức hội thảo ông Nguyễn Bá Cường lại gọi điện thoại nhặng xị lên cho tôi
ReplyDeletechẳng biết là để làm gì nữa
Có lẽ hội thảo và hình thức lớp học dạng seminar cũng không khác nhau nhiều.
ReplyDeletekhác nhau về cơ bản chứ, tuy trong conference có thể có moment của seminar và ngược lại
ReplyDeleteTôi không thấy như vậy. Hoặc có thể nói rằng những seminars mà tôi đã trải qua có quá nhiều moment của conference.
ReplyDeleteNhưng tinh thần của seminar và conference ở khởi nguyên của chúng có lẽ đâu xa nhau. Khi tha hóa, chúng trở nên gần nhau lại.
tất nhiên cả hai đều bắt nguồn từ "colloque", và nếu muốn ngược lên nữa, thì từ sự hội họp nói chung, nhưng cũng như đều là nước lại có nước ngọt và nước mặn
ReplyDelete