Aug 26, 2020

Under Western Eyes

đã tiếp tục "đặc quyền", "Trong hiệu sách (8)""những quãng đầu"


(version tiếng Pháp Under Western Eyes của Joseph Conrad, "édition originale", NRF 1920 - như vậy bản dịch Sous les yeux d'Occident xuất hiện chỉ chưa đầy mười năm sau bản gốc)



(quyển của tôi là bản số 638)

Cả một chương trình dịch Conrad, chỉ đạo nghệ thuật là André Gide:



Joseph Conrad thuộc vào số các nhà văn tôi hờ hững rất lâu: tôi từ chối đọc Conrad. Một người bạn bỗng tình cờ một hôm nhắc đến Conrad, trước thái độ (kể cũng hơi xấu) của tôi chắc hẳn đã đem lòng quyết tâm làm cho tôi thay đổi.

Luôn luôn đọc rất ít cho nên tôi thấy chẳng có vấn đề gì lắm nếu không đọc một nhà văn nào đó, kể cả (và nhất là) nếu ấy là một nhà văn hết sức nổi tiếng. Đỡ phải đọc, và nhất là vậy thì sẽ càng đúng với nguyên tắc: ít đọc. Giá kể tuyệt đối không đọc gì luôn thì lại càng tốt.

Nhưng đời đâu có lường được chữ ngờ: đến một hôm người bạn đã tìm ra cách khiến tôi rũ bỏ các lý lẽ như chủ nghĩa thực dân, đời thủy thủ thơ mộng, khám phá và thám hiểm etc. bằng cách nói Conrad, ngoài những gì ai cũng biết, còn có Under Western Eyes. Cái tên sách thì (có thể) giống câu thần chú. Tôi đã bắt đầu đọc Conrad bằng Under Western Eyes, thêm một cuốn tiểu thuyết Saint Petersburg.

Tất nhiên trước đó không phải tôi hoàn toàn không biết Conrad: đó là một trong những người thuộc vào số không thể không biết; thậm chí cách đây hơn chục năm, lúc được nhờ huấn luyện đọc (đấy, éo le là chỗ đó: tôi đọc rất ít nhưng chẳng phải không có những người nghĩ là tôi đáng tin cậy để làm một số việc), nhất là xem người ta có thể viết văn bằng tiếng Anh như thế nào, thì ngay lập tức tôi đã thấy là cần lấy mấy chục trang đầu Heart of Darkness làm ví dụ.

Cũng giống rất nhiều điều khác, một khi sự từ chối là mạnh, thì ngược lại càng mạnh hơn nữa: kể từ Under Western Eyes, tôi đã đọc mọi thứ Conrad có thể đọc. Tôi còn định sẽ sớm đọc lại toàn bộ thêm ít nhất một lần nữa.

Đây


thuộc vào số những kiệt tác của Edward Said (trong số kiệt tác của Said đâu có "Đông phương" và "văn hóa").

Đương nhiên, ngoài nhiều điều khác, Joseph Conrad vĩ đại ở điểm đổi ngôn ngữ. Văn chương Conrad tạo cho tôi ấn tượng gần với khi đọc vài nhân vật khác, Heine, Cioran, Beckett hay Canetti - nhưng có rất nhiều "đổi" - tôi chẳng hề thấy cùng cảm giác khi đọc Nabokov: có lẽ chẳng có gì là magical ở trong đó. Nabokov quá chặt (và đối cực của cái đó, tức là quá lỏng, là ai? thì tất nhiên là Borges Mù Vĩ Đại). Cũng tất nhiên, người bilingue thì không có gì lạ: tiếng Hy Lạp xửa xưa đã có sẵn từ diglossa (hay gì đó tương tự) để chỉ cái đó. Nhưng sự đổi ngôn ngữ ở Conrad quyến rũ ở chỗ (cũng như tại vài người khác): đó là một cú của toàn thể.


(à quên, một nhân vật rất liên quan: xem ởkia)


Đấy (lại như mọi khi - cay thế) đúng cái lúc muốn làm một tổng kết nho nhỏ thì chỉ tìm thấy được mấy mẩu lẻ tẻ:


(chắc mới chỉ chưa đến một phần ba của tổng cộng - thêm nữa lại còn không hề là phần trọng yếu)

Nhân ở trên nhắc đến Nabokov: Nabokov có một cuốn sách tên là Strong Opinions (tiếng Pháp: Partis pris). Tôi từng định cho dịch nó ra tiếng Việt nên xem kỹ; nhưng chính nó là điểm xuất phát khiến cho tôi thấy về một Nabokov thiển cận, một Nabokov quá chặt (tôi sẽ còn quay trở lại với sự quá chặt này). Nabokov thuộc vào số những nhân vật văn chương thế kỷ 20 bị thổi phồng ở tầm vóc ghê gớm nhất (và chỉ thế kỷ 20 mới có hiện tượng đó: vì sao thì tôi sẽ còn quay trở lại), trong đó bốn cái tên nổi bật hơn cả là (ngoài Nabokov): Joyce, Hemingway và Camus.


Trong Vành Thổ Tinh của Sebald, câu chuyện về Joseph Conrad (chủ yếu về sự đi khỏi và trở lại Ba Lan quê hương) là một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất (cùng câu chuyện về Chateaubriand và câu chuyện về Swinburne). Mario Vargas Llosa thì viết cuốn tiểu thuyết trong tiếng Anh gọi là The Dream of the Celt, về Roger Casement; đây là nhân vật dính dáng với Congo và tất nhiên không xa lạ với Conrad (khi người ta thu thập chữ ký đòi ân xá cho Casement, trước nỗi kinh ngạc chung, Conrad đã không ký vào đơn).

Nhưng có một nhân vật nữa: Ford Madox Ford; ở đây, đó sẽ là người ở vào giữa Joseph Conrad và Ezra Pound.


Khi Conrad viết truyện gián điệp (The Secret Agent) thì về sau sẽ chỉ có hai người sánh ngang được, Graham Greene và John Le Carré (xem thêm ởkia) - nếu mở rộng vòng nhìn nhận thêm một chút thì có thêm Chesterton. Đoạn cuối của Under Western Eyes, khi nhân vật đi sang Genève, có những gì mà chỉ văn chương Conrad mới tạo ra được. Marlow-Conrad: he was one of us. A, nhưng tôi nhớ nhầm: ngay trước Under Western Eyes tôi đã đọc Almayer's Folly - đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên (vô cùng xuất sắc và vô cùng Đông Nam Á) của Conrad, in năm 1895.

Năm 1862 là năm bi thảm trong cuộc sống gia đình Joseph Conrad. Lúc này mới bốn tuổi, Konrad phải theo bố mẹ đi đày, từ Warszawa thành phố quê hương đến một chốn heo hút, khắc nghiệt miền Bắc nước Nga: ông bố (Apollo Korzeniowski) là một nhà cách mạng; vài năm sau, bà mẹ qua đời ở nơi lưu đày, không lâu sau đó thì hai bố con được về lại Ba Lan.


Amy Foster

Thuộc vào số những gì ngắn mà Joseph Conrad vô cùng giỏi tạo ra, Amy Foster chính là câu chuyện báo trước cho số phận các thuyền nhân. Những người không có đâu để thuộc về, và khi lên cơn mê sảng thì có thể bỗng nói bằng một thứ tiếng xa lạ mà không ai xung quanh hiểu nổi. Bản thân Joseph Conrad cũng từng trải qua tình trạng ấy: trong một đợt ốm đau, có lúc Conrad nói tiếng Ba Lan khiến người vợ không hiểu. Đó là không lâu sau khi viết xong Under Western Eyes.


Ford Madox Ford's Parade's End:


(rất đáng nhớ: một gentleman sẽ lấy quách đối tượng nào đó làm vợ để từ đó khỏi phải có conversation lôi thôi với đối tượng nữa - trích Parade's End)





(còn nữa)

1 comment:

  1. Isabelle Riviere <3
    btw, Nguyễn Huy Thiệp, Rest In Peace

    ReplyDelete