Apr 10, 2020

tiếp Mario

(đã tiếp tục "Francastel")

Mario rất có thể là trò chơi điện tử: nấm Mario, cứu công chúa etc. - có lẽ đây là Mario hấp dẫn hơn cả so với mọi Mario khác - cũng có thể là cầu thủ bóng đá, Mario Kempes, hay nhạc sĩ, Mario Castelnuovo-Tedesco (nhân vật được thế hệ nhạc sĩ trẻ hơn gọi là "cha già"). Nhưng ở đây là một nhà văn: Mario Vargas Llosa.

(năm ngoái (một trong những) chủ đề là nối, còn năm nay, tiếp)

Mario Vargas Llosa, nhà văn từng ứng cử tổng thống - Peru, tất nhiên, với đối thủ chính về sau sẽ có một tương lai vừa rất hiển hách lại vừa bi kịch không nhỏ, có thể được sử dụng rất hữu hiệu để nhìn nhận trí thức Việt Nam thời chúng ta. Tôi muốn nói là các trí thức hiện nay vẫn còn trẻ, có một mẫu số chung là con nghiện Internet (yếu tố hết sức quan trọng, tôi sẽ trở lại đậm đà), hay du học nước ngoài (các nước "phương Tây" chứ không phải Trung Quốc hay Đông Âu như mấy thế hệ trước). Tức là, nếu muốn nhìn nhận sự tiếp nối của truyền thống cái học giả dối (với các biểu hiện mới, tất nhiên), thì đây có thể là một điểm xuất phát không hề tệ.

Các nhân vật của chúng ta gần như không hề đọc tiểu thuyết của Mario Vargas Llosa, nhưng cực kỳ say mê các tiểu luận, hoặc thậm chí những bài diễn thuyết, của cùng người ấy.


Cần phải nhận thấy, trước hết, rằng sự phổ biến (đến tận mọi hang cùng ngõ hẻm) của Internet đã làm nảy sinh một típ người: đúng nghĩa là những wikipedia biết đi, nối tiếp truyền thống của các Biết Tuốt (hay "Vạn Sự thông", giống lịch vạn sự etc.) - tức là nhân vật rất đáng nhớ trong Mít Đặc, có một tương đương là Đê khi trong Đô-rê-mon.


Cuốn hồi ký lớn của Vargas Llosa (Như cá trong nước) gồm hai "phần", nói đúng hơn cứ một chương này rồi lại một chương kia (sau quãng thời gian của những tiểu thuyết nhiều giọng đan xen, một sự đa âm lắm lúc gây lộng óc, về sau này không ít tác phẩm của Vargas Llosa được cấu trúc chạy song song như vậy, trong đó vô cùng đáng nhớ là cuốn tiểu thuyết có một câu chuyện về Paul Gauguin còn câu chuyện còn lại, Flora Tristan - đây chính là người bà của Gauguin, hoặc cuốn tiểu thuyết về Roger Casement, tất nhiên về thời kỳ thuộc địa, và cũng tất nhiên có không ít nhắc đến Joseph Conrad: Conrad sẽ là chủ đề lớn của thời gian sắp tới đây). Một bên kể lại cuộc đời hoạt động chính trị, đặc biệt là chiến dịch tranh cử tổng thống. Bên thứ hai kể về cuộc đời Vargas Llosa.

Cấu trúc ấy khiến phân biệt được - ngay lập tức - hai độc giả của Vargas Llosa. Tôi chỉ đọc tử tế câu chuyện thứ nhất (tổng thống, hoạt động xã hội etc.) được chừng năm bảy chương, sau đó thì chỉ lướt lướt cho xong để quay trở về với bên thứ hai.

Vargas Llosa nổi tiếng là một sartrien, và là sartrien thực sự lâu. Nhưng nếu đọc cuốn hồi ký thì có thể biết, một phần không nhỏ Vargas Llosa đã được cứu thoát khỏi nhà tù Sartre nhờ đọc một nhân vật Nam Mỹ: Borges, tất nhiên. Nhờ Borges mà có một sự cân bằng nào đó ở nơi Vargas Llosa, sự cân bằng vô cùng cần thiết. Tất nhiên, hồi ký của một nhân vật như Vargas Llosa sẽ kể vô vàn cuộc gặp - trong số đó, tôi nhớ nhất những kể lại về mối quan hệ với Julio Cortázar. Vargas Llosa là người nhìn thấu Cortázar - điều này không hề nhỏ.

Vargas Llosa nổi tiếng, cái đó thì ai cũng biết, nhất là từ sau giải Nobel Văn chương. Tất nhiên một nhân vật như vậy được mời xuất hiện ở khắp nơi, và Vargas Llosa đã viết vô số bài cho các dịp như thế.

Nhưng, cũng như cuốn hồi ký cho thấy, con người bên trong và văn chương Vargas Llosa mới là cái thế giới khổng lồ và kỳ ảo - đây chính là người duy nhất đủ sức sánh ngang với Juan Rulfo. Những thứ kia, nếu không phải chẳng đáng quan tâm thì cũng tương tự tầm gửi bám vào, có cũng được mà không có lại càng tốt.

Nhưng các nouveau riche - như mọi khi - không nhìn được cái phát ra hào quang mà tương tự thiêu thân quáng quàng (giống nhặng bu lấy bu để vào chỗ nào đó thì đúng hơn), chỉ lẫm liệt mà ôm quàng lấy mấy thứ phát ngôn nhân dịp; nhưng nói rằng khoa học chẳng đáng tin mấy đâu, hay nói đủ mọi thứ cliché như trong vô số tiểu luận của Vargas Llosa, thì cũng vừa tròn một hào quang của mặt trời lặn cuối chiều.

Thêm một lần nữa, chuyện đó (tức là những gì tôi vừa miêu tả trên đây, liên quan tới Vargas Llosa) lại hết sức hợp lý: ta hãy xem, những ai thì sẽ như vậy? đó là những người không ngớt chạy theo tất cả những gì trông như là hard-core, biết rất rõ chẳng hạn Robert Walser chết trên tuyết etc. Hớt lấy những gì mấy tờ như The New Yorker và dăm tạp chí cuối mùa khác tuyên dương. Trông thật là oách.

Và cũng rất hợp lý: cơ chế tụ khiến những nhân vật như vậy sẽ tập hợp lại ở nơi mấy thứ như Tuổi trẻ cuối tuần, mấy thứ trang web văn chương rồi review sách chưa bao giờ thực sự đọc một cái gì (cho nên hết bàn vuông lại bàn tròn chạy theo mấy thứ thời thượng nhưng lại làm ra vẻ bên lề).

Còn đặc trưng hơn nữa: những người như vậy khi giới thiệu bất kỳ một tác giả nào (nhưng tại sao lại phải giới thiệu? tôi không bao giờ hiểu nổi cái sự giới thiệu này, cũng như cái trò "tổng thuật" - cả hai đều là giả vờ đọc bằng cách trông như là), bao giờ cũng theo một sơ đồ bất biến: XYZ sinh năm (nếu chết rồi thì thêm năm mất), liệt kê một đống tên sách, nhưng nhất là (cái này nói lên rất nhiều điều) kiểu gì cũng phải kể mọi thứ giải thưởng người đó từng nhận trong đời.

Gì cũng biết (như wikipedia).


PS. đâu là tiền thân của típ người ấy? tôi nghĩ tôi đã tìm ra: đó là Diễm Châu Phạm Văn Rao, một người cứ thấy chữ xuống dòng thì nghĩ ấy là thơ tuốt





(còn nữa)


NB. đã tiếp tục "tiếng Việt abc" và đang tiếp tục "thời chúng ta (4) Một nền tài lẻ" - ô, vẫn chưa xong đâu



tiếp Đề văn
tiếp Núp
tiếp Sách dở
tiếp tục xếp
tiếp TNT

9 comments:

  1. Bao năm vẫn không nhà nào ra được cuốn nào của bác này nhỉ, dịch ra tiếng Việt hình như được 3 cuốn.

    ReplyDelete
  2. Thanks to my father who told me on the topic of this webpage, this weblog is actually awesome.


    My blog - ban tin bong da ngoai hang anh

    ReplyDelete
  3. hệ thống xuất bản vn in được bao nhiêu sách theo nhu cầu của các vị "tri thức biết đọc" rồi cho tuyệt bản rồi la làng lên là ko ai ở vn biết đọc ông A, B, C...

    ReplyDelete
  4. tôi định nói điều khác nhưng có cái comment trên đây cũng tốt

    nó là một thể hiện của rất nhiều người không hề biết về công việc xuất bản nhưng bình luận như thể mình biết lắm: "cho tuyệt bản" là khái niệm gần như không tồn tại (anw, nếu muốn đọc thật thì đã hoàn toàn có thể kiếm lúc "chưa tuyệt bản") - vả lại, hệ thống sách cũ để làm gì đây, nếu không phải cho những cái như thế?

    tôi từng bắt gặp có người bình luận một cuốn sách nào đó mới in là "lỗi biên tập", làm tôi tò mò quá, phải đi tìm hiểu, mới biết người nói điều đó tịnh không biết gì về in ấn, xuất bản, thế mà học đâu cái thói nói cứ như thật

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng rồi, nếu thực sự muốn đọc thì kiểu gì cũng tìm ra sách thôi mà (từ một người mua được Thành phố và lũ chó, lại còn mua được giá rẻ hehhehhehheh)

      Delete
  5. Bớt khùng đi chó điên ơi chó điên, mày làm sách bên mẹ mày đến đâu rồi đấy? ra nhà in chưa? hay còn chỉnh sửa, ra nhớ báo để đi mua nhé.

    ReplyDelete
  6. (tương tự như comment trên đây, trong spam có hàng nghìn hàng nghìn - chất liệu để in một quyển sách có lẽ nhan đề "Nhà báo văn hoá Việt Nam nói")

    ấy, chỉ vì nhà báo đi bán sách lậu và bị tôi nói đúng như thế (tức là công khai bán sách lậu) mà thế đấy

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi thấy họ chửi cũng đúng chứ đâu sai, bản thân ông cũng nên xem lại mình. Con người mình cũng đâu sạch sẽ gì mà cứ làm như hơn thiên hạ. Khổ thế đấy!

      Delete
  7. Môi Thâm ơi, có mỗi cái trò tự vào tán dương, ba mươi nghìn lần như một thế í à

    ReplyDelete