Dec 12, 2020

Préliminaire-(a) Trăm và nghìn



"mais l'érudition, elle rend stérile"
(E. K.)


trước tiên xem ởkia


Préliminaire, préambule, préparation, etc.

Lần này, khác với mấy lần trước (école de Genève, lsbcvn) - ngược hẳn lại - tôi không đợi xong hết rồi mới trình bày lại nữa: với Indochine, ta sẽ cùng chuẩn bị.

Trước tiên, là việc dựng khung. Một bộ khung là rất cần thiết: người ta có thể tạo perspective cho con ngựa bằng cách che bớt tầm nhìn của nó, để nó chỉ còn thấy đường đi, không gì khác. Nhất là khi cần nhìn vào một đối tượng như Indochine. Đông Dương là cả một bãi mìn - không chỉ cho người Pháp trong cuộc chiến tranh mà điểm kết là Điện Biên Phủ.

Để nhìn vào trăm, thì ta lấy bộ khung là nghìn. Georges Duby rất thích hợp, vì đó là con người của nghìn năm.

(quyển sách trong ảnh, lại là một Quarto, giống ởkiaởkia)

(thêm Georges Duby, vậy là đủ bộ ba sử gia Pháp của thế kỷ 20, cùng Lucien Febvre và Marc Bloch; về nhân vật thứ nhất, xem ởkia; về nhân vật thứ hai, xem ởkia; và, vậy là còn để sót Fernand Braudel - tôi sẽ sớm đến với Braudel, trong một câu chuyện khác)

Georges Duby từng dạy tại Collège de France, trong sách có bài giảng mở đầu:


Như vậy, đây là một con người của "féodalité" (phong kiến) và "Moyen Âge" (Trung cổ). Quyển sách trong collection Quarto chứa nhiều tác phẩm của Duby, đầu tiên là Guerriers et Paysans, về các chiến binh và nông dân, tiếp sau là L'An Mil, về năm 1000 - tới đây yếu tố nghìn đã hiện lên rất rõ; sau đó là đến kiệt tác vô song Les trois ordres ou l'imaginaire du féodalisme: về các ordre/order/ordo. Yếu tố rất trọng yếu, ngay lập tức, là một con số: 3.

Georges Duby là một trong những người đi tiếp con đường của 3, tức là từ tripartie của Georges Dumézil.

Tạm như vậy về Duby và lịch sử (và viết sử). Giờ là câu hỏi: tại sao lại trăm?

Một trăm năm không hẳn là quãng thời gian của thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Nếu tính từ thời điểm hiện tại, thì mốc 1858 khiến cho quãng thời gian lớn hơn 100 nhiều - trong khi mốc 1945 hay mốc 1954 lại kém nhiều. Nhưng ta luôn luôn có trăm, chục giànon. Vả lại, trong lần nhìn vào Indochine của tôi này, quãng 100 năm hoàn toàn có thể hiểu theo nghĩa số học, vì tôi sẽ đặc biệt nhấn mạnh vào khoảng thời gian xung quanh năm 1920. Tại sao lại là 1920 thì ai cũng sẽ sớm thấy.

Năm 1000 ở châu Âu (quãng xung quanh đó), ngoài vô số chuyện có ý nghĩa lớn cho lịch sử và cho hậu thế, còn có một điều: người ta (đời sau) bắt đầu có nhiều tài liệu zin bản hơn hẳn. Thế nhưng, lịch sử là gì đây, nếu không phải là những gì ở đó trong các văn bản đủ mọi loại - cũng như trong những từ và những từ.


Để bổ sung cho cái nhìn vào Trung cổ của Georges Duby, cuốn sách dưới đây hết sức hữu hiệu:


(gồm nhiều tác phẩm của Jacques Le Goff; trông thì có vẻ giống nhưng đây không phải là một quyển thuộc collection Quarto)


Volume Jacques Le Goff mở ra bằng hai cuốn sách lớn (tức là dày): Pour un autre Moyen Âge, về một "Trung cổ khác", rồi đến L'Imaginaire médiéval (vậy là gặp lại cái từ "imaginaire" mà hồi năm ngoái năm kia chúng ta đã nhắc đến nhiều). Đây là hai tập hợp các bài báo, tiểu luận. Một Trung cổ khác - đối với Jacques Le Goff - nghĩa là gì? đoạn mở đầu L'Imaginaire trả lời hết sức cụ thể: một Trung cổ khác đồng nghĩa với một Trung cổ dài. Tôi sẽ còn trở lại với sự dài này.

Sau hai cái đó là đến cuốn sách cũng không hề mỏng, La Naissance du Purgatoire: dường như đây là tác phẩm độc đáo hơn cả của Le Goff. Nó nói về sự ra đời của Purgatoire (cả trong thần học Ki-tô lẫn trên bình diện của bình dân): vậy là chúng ta quay trở lại với cái đã gặp ởkia.


Quay lại với Georges Duby, sử gia lớn đúng nghĩa. Trong volume Quarto, sau ba cuốn sách vừa kể là đến một tác phẩm đặc biệt: Le Dimanche de Bouvines: Duby viết về chỉ một ngày, một ngày Chủ nhật, 27 tháng Bảy năm 1214, ngày diễn ra một trận đánh quan trọng - sau khi chiến thắng thì vua Pháp Philippe Auguste có một vị thế hoàn toàn khác.

Viết về một sự kiện là chuyện rất hiếm thấy ở Georges Duby (và một số sử gia khác) - nói đúng hơn, Duby (và một số người khác) còn chính là người phá tung bộ khung tưởng như không thể khác của viết sử: tức là Duby nhìn vào lịch sử từ phía khác, chứ không phải từ sự kiện.

Đến đây, có thể thấy sự đổi mới triệt để: lịch sử-sự kiện không hề là đương nhiên. Thậm chí, ta hoàn toàn có thể đẩy cái nhìn đi xa hơn (và sâu hơn): chính các sự kiện làm lu mờ lịch sử, giống như những cú xô, cú đẩy, tạo ra bụi, sương và khói che đi mất cái lịch sử. Rất không dễ hình dung, phải không? - nhưng phải vậy thôi. Trong những cuốn sách của Duby, đặc biệt có nhiều con người (cụ thể) - đây là cả một sự tiếp nối cái nhìn của Marc Bloch, người đi tìm những con người.

Sự đi tìm con người này sẽ được đẩy đến giới hạn bởi một sử gia lớn khác: Alain Corbin. Cuốn sách "exemplaire" của Corbin: Le Monde retrouvé de Louis-François Piganot, viết về một người hoàn toàn vô danh. Tức là, sau khi thoát khỏi sự kiện, lịch sử còn có thể thoát luôn khỏi phạm trù vẫn hay được gọi là "các nhân vật lịch sử". Những người quan trọng.


Nếu lấy một ông vua (đây là cách thức rất chung: rất dễ có cảm giác, mọi sách lịch sử trên đời đều chỉ viết về vua - nếu không thì, hoàng đế, hoặc cũng có thể là tổng thống) làm trung tâm cho một cuốn sách sử (hoặc cho một cái nhìn), thì sử gia rất dễ nhìn thấy rất nhiều điều. Nhưng cũng sẽ rất dễ mắc kẹt trong sự thấy nhiều ấy: không khác mấy so với nhìn một cái áo mà chỉ chú mục vào cái khuy bởi vì nó lấp lánh.

Một loạt vua hiện lên trong một cuốn sách của Georges Duby lấy nhân vật trung tâm là một người không phải vua: câu chuyện về Guillaume le Maréchal, "hiệp sĩ giỏi nhất trên đời". Henri Đệ nhị, rồi con trai, Richard Sư tử tâm rồi Jean "sans Terre". Một người như Guillaume đi qua nhiều triều đại rọi ánh sáng vào các vương triều, nhưng từ một phía khác. Và có cả phía của cuộc sống hiệp sĩ, phải kiếm sống bằng cách đi làm môn hạ và tham gia những cuộc đấu - các cuộc đấu hiệp sĩ thời ấy tương tự những trận bóng đá ngày nay. Duby hấp dẫn hơn cả những khi tập trung vào giới giáo sĩ và thầy tu - vả lại, sử liệu được tạo ra, chủ yếu, vào thời đó, từ phía ấy. Tất nhiên rất thiên lệch - nhưng công việc của sử gia chính là giảm bớt sự thiên lệch cố hữu, bằng cái nhìn riêng của mình.

Trở lại với Marc Bloch: chủ đề lâu dài của Bloch là các "roi thaumaturge" tức là những ông vua có năng lực sờ vào ai thì người đó khỏi bệnh, nhưng féodalité ở mức độ rộng lớn cũng thu hút Bloch - cuốn sách La Société féodale.




(còn nữa)

7 comments:

  1. những điểm tham chiếu khả dĩ của bức tranh này lên cái khung 1000 của nó hẳn dễ gây hoảng cho các "sử gia". mà tất nhiên, phải xem tranh đã. btw nếu được đủ 100 năm thì liệu có đạt được một thời độ ko nhỉ

    ReplyDelete
  2. không những thế mà còn chính xác là "thời độ dài"

    ReplyDelete
  3. khó có thể so sánh cuốn sách của Duby và của Corbin: đúng là Corbin đã đẩy đến cực hạn một điểm nhìn khác nhưng kết quả lại không ra được một cái nhìn thực sự khác: khi khai thác một người vô danh, sử gia (không như nhà tiểu thuyết) phụ thuộc vào hạn chế về sử liệu, chỉ có thể trình hiện người nay như một con rối, một ngụy trang, một vật trang trí cho social history: chính trong sự làm hiện ra, tư cách cá nhân bị xóa mờ; thông tin ở đó chỉ để nói rằng sẽ không bao giờ đủ thông tin để phác ra một nhân vật đích thực

    một cuốn sách thú vị hơn nhiều về một nobody: A Hidden Life: The Enigma of Sir Edmund Backhouse (1976)

    ReplyDelete
  4. nếu mà thú vị, và hoàn toàn không thông tin (no-information về no-body) thì dĩ nhiên phải là "Dora Bruder"

    ReplyDelete
  5. Hay ! Tôi đang đọc một bài viết của André Burguière về l'école des Annales et l'anthropologie historique. Link: https://journals.openedition.org/ccrh/2362#text

    ReplyDelete
  6. Đến khi nào mới có một bản dịch của Marc Bloch ?

    ReplyDelete
  7. tôi thì lại đang (rất) cân nhắc một Corbin khác, không phải Alain Corbin, một Corbin thực sự vĩ đại: Henry Corbin

    ReplyDelete