Mar 5, 2021

ảnh

(ảnh chứ không phải là chụp ảnh - cũng xem ởkia)


"Mieux vaut être ennemi du peuple qu'ennemi de la réalité."

(3P - nhưng không phải pizza mà là Pier Paolo Pasolini)


(rather rather)


Câu chuyện hay nhất về Susan Sontag mà tôi biết: một người bạn Ý của Cioran đi sang Mỹ, New York, gặp Susan Sontag, rồi ở Paris (phấn khởi và hồ hởi) kể lại cho Cioran nghe Sontag tốt với mình như thế nào, đón tiếp tại nhà riêng, lại còn đưa đi ăn restaurant ở Manhattan etc. Tới một lúc, chừng như đã cảm thấy thân tình (hơn), tức là đã có thể nói một số chuyện không hẳn xã giao, Sontag ngập ngừng hỏi: "Có phải Cioran là người hữu khuynh hay không?" Nghe kể đến đây, Cioran hét lên: "Nếu con mẹ đó tả khuynh thì tôi sẵn sàng hữu khuynh luốn".

Không có gì lạ, khi Susan Sontag trở thành một (trong những) thần tượng của cả một category rộng lớn (rất sâu sắc và very thoughtful): các phụ nữ thông thái rởm.

Từ đây, ta đi thẳng đến cuốn sách cuối cùng của Roland Barthes, về những bức ảnh. (nhắc đến Sontag cũng là vì, Sontag chính là người viết introduction đồng thời nhốt Barthes vào một reader gồm những thứ không mấy Barthes; và cũng vì, tất nhiên, Sontag là tác giả một cuốn sách về ảnh, nhiếp ảnh: không chỉ là nhân vật chuyên viết introduction cho những quyển sách - thường rất dày và hay anthology, nói ngắn gọn là compilation - dịch từ tiếng Pháp, đó còn là một người rất có mắt xanh, có mắt xanh nên thích nhìn)


Đột nhiên Cioran và Barthes xuất hiện cùng một chỗ: cơ hội tuyệt vời để nhìn vào tương quan giữa họ. Cioran rất không ưa Barthes, và coi Barthes là hiện thân của một cái gì đó quá mức trí tuệ. Từ phía ngược lại (không hẳn là chính Barthes, mà là "and Co.", chẳng hạn Compagnon - yes) sự công kích nhằm vào Cioran cũng không hề nhỏ.

Nhưng nếu Cioran thực sự có ác cảm với nhân vật nào, thì tôi nghĩ đó là một người Rumani, Gheorghiu và nếu không phải người Rumani thì đó là Lucien Goldmann.

Dẫu rất xa lạ với idiom "xét cho cùng, tuy rất khác nhau nhưng họ lại giống nhau", tôi vẫn nhận ra được một điểm chung giữa Cioran và Barthes - và đó là ở một từ (why not). Một lần viết thư cho giám đốc nhà xuất bản Gallimard về việc tái bản một bản dịch tiếng Anh, Cioran nói, cần phải pervertir "tụi Yankee"; còn Barthes thì hay nói, nhất thiết cần phải pervers.


Vậy là, cuốn sách cuối cùng của Roland Barthes, Phòng sáng (chứ không phải "phòng tối"), cuốn sách về những bức ảnh, về studiumpunctum.




(còn nữa)

(đang tiếp tục "prix1", "bẫy""Rìa khu rừng")


1 comment:

  1. http://nhilinhblog.blogspot.com/2018/02/co-gai-mat-vang.html?m=0
    Can’t take my eyes off you ^^

    ReplyDelete