Mar 10, 2021

Ý

"vous courez en Italie"

(Virgile)

"Ngoại giao nghĩa là biết im lặng bằng năm thứ tiếng."

(định nghĩa của lord Palmerston, trích lại theo Alberto Savinio)


đừng nhầm với ởkia



(nếu ở một số sách cái đất nước đó vẫn được viết là "Ý" thay vì "Italia" hay thậm chí "Italy" thì rất có thể ấy là vì tôi đấy: tôi không thấy tại sao "Đức", "Anh", "Pháp" etc. mà lại không "Ý", cho nên những gì qua tay tôi tôi đều sửa, nếu thấy "Italia", "Italy", "Italie" etc. - nhiều lúc sửa cũng mỏi tay phết đấy)

(như vậy là, sau những người Ý xa xưa, hơi xa xưa, hơi hơi xa xưa và cả hơi bị xa xưa - xem ởkia, ởkia, ởkia, ởkia; chắc là vẫn sót đấy - thì đến những người gần hơn; điều này không hề đảm bảo họ dễ hiểu hơn)


Qui je suis là một bài thơ dài viết năm Pasolini 44 tuổi và bản thảo được tìm thấy sau khi Pasolini đã chết vì bị ám sát (năm 1975). Lúc đầu được gọi là Nhà thơ của tro (tên một tập thơ của Pasolini là Tro của Gramsci) nhưng trên bản thảo ghi rõ Pasolini đặt tên nó (bằng tiếng Anh) là Who I Am.

Nói về tuổi 44 (Pasolini sinh năm 1922 tại Bologna):

J'ai donc quarante-quatre ans, que je porte bien

nhưng một đoạn sau đã thấy, 44 tuổi ấy, Pasolini không hẳn thấy là bien cho lắm:

Maintenant que, sans les mériter, j'ai quarante-quatre ans

(tức là, 44 tuổi, đối với Pasolini, vừa là 44 cái tuổi mà Pasolini có thể mang vác ổn thỏa nhưng lại cũng vừa là 44 cái tuổi mà Pasolini tự thấy mình không xứng đáng có)

Và, một điều được nói ngay từ rất sớm:

La chose la plus importante de ma vie a été ma mère

rồi, một đoạn sau:

Je dois ajouter que mon père approuvait le fascisme.

(tình cảnh không hề hiếm gặp ở nước Ý - cũng như nước Đức - sau chiến tranh 39-45)

một pha mở ngoặc:

(Maintenant je ne suis plus un lettré,
je les évite, je n'ai rien à faire
de leurs prix ni de leur presse.)

một thú nhận:

... je suis un petit-bourgeois
et j'ai tendance à tout dramatiser.

câu ngay sau:

Comment suis-je devenu marxiste?

rồi nhắc đến Ginsberg, Machado và cả Pound ("Pound va en prison comme Siniavski et Daniel": một bình luận quá đẹp, câu tiếp theo là Lennon, "et M. Lennon a scandalisé tout le monde, même les Russes je crois")

Pasolini, người có motto là "Jeter mon corps dans la lutte" và như thể là người thích hợp nhất để đóng vai chính trong một bộ phim, không phải phim của chính Pasolini mà La Strada của Fellini, đã nói không thể rõ ràng hơn, về chính mình và hơn thế nhiều:

il faut résister dans le scandale
et dans la colère, plus que jamais,
naïfs comme des bêtes à l'abattoir,
tourmentés comme des victimes, justement:
il faut dire plus fort que jamais le mépris
envers la bourgeoisie, hurler contre sa vulgarité,
cracher sur l'irréalité qu'elle a choisie comme seule réalité,
ne pas céder d'un acte ni d'un mot
dans la haine totale contre elle, ses polices,
ses magistratures, ses télévisions, ses journaux.
Et ici,
moi, petit-bourgeois qui dramatise tout,
si bien élevé par sa mère dans l'esprit doux et timide
de la morale paysanne,
je voudrais tresser l'éloge
de la saleté, de la misère, de la drogue et du suicide.


Lettres luthériennes: gồm những bài báo Pasolini viết ngay trước khi chết.



Alberto Savinio là em trai Giorgio de Chirico; đó là nam tước Andrea de Chirico. Toute la vie là một tập truyện ngắn, trong đó có câu chuyện về một bà già (tất nhiên rất cô đơn), bỗng một hôm lạc chân vào cửa hàng bán nhạc cụ và ma xui quỷ khiến thế nào lại muốn mua một cái đàn piano. Chủ hiệu hỏi bà muốn mua đàn đực hay cái rồi trước bộ mặt ngẩn ra như ngỗng vội đính chính là vừa lỡ miệng nói tiếng lóng, chứ thật ra muốn hỏi bà muốn đàn đứng hay đàn có đuôi. Mọi chuyện rắc rối xuất hiện vào sáng hôm sau: ở nhà bà già, cái đàn đẻ ra một đống đàn con. Bà gọi điện thoại đến cửa hàng bày tỏ nỗi khủng khiếp; thì ra người ta đã chuyển nhầm thế nào đó, cái đàn mang đến nhà bà già là một đàn cái và mắn đẻ khủng khiếp, họ đề nghị mang đàn khác đến đổi, và sẽ mang hết đàn cũ đi (đàn mẹ cùng đàn con). Nhưng cuối cùng bà già quyết định giữ lại hết, không đổi gì cả, và ngày ngày chăm sóc cho đống đàn (rất hay cãi nhau) và vô cùng sung sướng cho đến cuối đời.

Souvenirs là cuốn sách souvenir, và là souvenir về giai đoạn Pháp của Alberto Savinio. Cũng như Blaise Cendrars, Alberto Savinio thuộc vào số những người kể những câu chuyện hay nhất về Guillaume Apollinaire (theo cách nào đó, đấy là người cha tinh thần của Alberto Savinio).



Tiếp tục, là những người đàn bà, trong hai cuốn sách của Aldo Palazzeschi. Một trong hai là dâm thư.



Sẽ trở lại với Palazzeschi (cùng mấy người đàn bà, và dâm thư) sau. Giờ quay lại với Pasolini.

Pasolini bị ám sát năm 1975, sau đó 5 năm là một vụ ám sát vô cùng nổi tiếng: John Lennon, chính là nhân vật mà Pasolini nhắc đến trong bài thơ dài của mình, như đã thấy ngay ở trên. Đây là những người cuối cùng - tôi muốn nói, những người đánh dấu sự hết của một hoạt động: hoạt động ám sát, cái hoạt động mà nếu (chỉ) tính từ Henri Đệ tứ từng luôn luôn hết sức náo nhiệt, trong đó có những lần gây hệ quả khủng khiếp, như cái lần một thanh niên vô chính phủ Nga ám sát một đại công tước, sau đó thế nào thì ai cũng biết.

Như vậy, thời chúng ta chứng kiến sự kết thúc của một số thứ. (trong đó có cả "la Bohème ça ne veut plus rien dire" - du tout)



Một biến mất nữa: chính là diplomacy, nghề ngoại giao ở thời hiện đại mở đầu bằng nhân vật (không thể quái dị hơn) Talleyrand. Nhưng nó có còn ý nghĩa gì nữa không? Đó chỉ còn là một sự vô tích sự nhưng lại được hưởng cả một núi độc quyền (đặc quyền). Các nhà ngoại giao Việt Nam hay buôn sừng tê giác, nếu có hoàn cảnh thuận lợi, nếu không thì thu tiền (rất cao và không hóa đơn) làm các loại thủ tục. Dẫu thế nào, thì người ta cũng không còn biết im lặng bằng năm thứ tiếng nữa: cả một nghệ thuật đã biến mất.




(còn nữa)



(đã tiếp tục "tiếng Việt abc""Chroniques HN: một phố")


10 comments:

  1. “Vẫn chưa gửi ý vào thơ được / Mà đã dâu toan hóa biển rồi” (VHC) (P)
    “Một số đoạn trong cuốn tiểu luận Diễn ngôn của tình nhân đã được đem lên sân khấu. Qua đó, tôi được mục kích điều gì xảy đến cho một văn bản "câm" khi nó được chuyển dịch vào giọng nói và hơi thở của diễn viên, tôi được thấy những dấu chấm câu sẽ biến thành thế nào khi chúng được truyền tải qua cơ thể của diễn viên, nơi những dấu phẩy biến thành những chỗ dừng lại, hay những điệu bộ. Ngay trong khoảnh khắc chứng kiến những điều ấy, tôi đã muốn viết những mẩu đối thoại "với chủ ý" sử dụng cho sân khấu. Nếu phép lạ xảy ra khiến tôi phải viết một kịch bản, tôi cảm thấy đó sẽ là một kịch bản rất nặng tính văn chương. Tôi hẳn sẽ có phản ứng chống lại một dạng thức sân khấu đương đại nào đó nơi người ta hy sinh toàn bộ văn bản cho diễn xuất.”
    *Một khung cảnh cực kỳ tàn nhẫn, Hoàng Ngọc Tuấn dịch từ bản Anh văn: "An Extremely Brutal Context", trong Roland Barthes, The Grain of the Voice: Interviews 1962-1980.

    ReplyDelete
  2. tất yếu gặp tự do là vậy, bà già (tất nhiên rất cô đơn) mới ra quyết định kk thế :)

    ReplyDelete
  3. đọc được mấy đoạn thơ đó hẳn dễ hiểu phim hơn

    ReplyDelete
  4. hàng xóm bà ấy có phải là Oscar Wilde’s chàng sinh viên (tất nhiên rất đã già) không nhờ?

    ReplyDelete
  5. OSCAR WILDE - Lecture to Art Students
    IN the lecture which it is my privilege to deliver before you to-
    night I do not desire to give you any abstract definition of beauty
    at all. For we who are working in art cannot accept any theory of
    beauty in exchange for beauty itself, and, so far from desiring to
    isolate it in a formula appealing to the intellect, we, on the
    contrary, seek to materialise it in a form that gives joy to the
    soul through the senses. We want to create it, not to define it.
    The definition should follow the work: the work should not adapt
    itself to the definition.

    Nothing, indeed, is more dangerous to the young artist than any
    conception of ideal beauty: he is constantly led by it either into
    weak prettiness or lifeless abstraction: whereas to touch the
    ideal at all you must not strip it of vitality. You must find it
    in life and re-create it in art.

    ReplyDelete
  6. hic đường cùng đường cụt hic ngón trỏ liếm nước miếng giơ lên thề không có “cái khác” ta sẽ không chôn nho chỉ đ(ờ) hết s(ờ) hic

    ReplyDelete
  7. Mùa xuân đến rồi. Lilas chưa nở thì ta mở Voyages dans les deux Siciles của Spallanzani Lazare ra “đọc khe khẽ cùng một trang” nhé ^^

    ReplyDelete
  8. xin lỗi, đây không phải chỗ tìm phim theo nội dung, sr, nhưng muốn hỏi, khoảng chục năm trước có xem một phim, trên tivi, có một bà già và một cô gái trẻ được gia đình (bỏ đi chơi) giao trông nom bà già ấy, cô gái bỏ bà già theo bạn trai, bà già phát điên đốt nhà vv phim Pháp hay Ý thì không rõ, phim Châu Âu
    mối quan hệ giữa bà già và cô gái trẻ, đại để giống trong tiểu thuyết Cánh cửa
    tự do: Freedom is an act of faith

    ReplyDelete
  9. không biết

    nếu là phim nào có cô gái bỏ bạn trai theo một bà già thì tôi (có thể) biết

    ReplyDelete