Sep 15, 2021

Sự anh hùng của cuộc sống hiện đại

"Comment, après tous les noms que je viens de citer, omettrais-je celui qui est resté pour nous le plus vivant, le plus cher, le nom du pauvre et grand Baudelaire?"

(Paul Claudel)


(tiếp tục "Arnim-Lewis-Maturin", "Dostoievski và Baudelaire", Toàn bộ câu chuyện của con ngườiDoistoievski viết thư)



Claudel viết tiếp, ngay sau câu trên kia - một miêu tả Baudelaire, dạng miêu tả mà chỉ Claudel mới nắm được bí quyết (sự miêu tả bắt nguồn từ l'oeil écoute): "Je revois ces yeux grands ouverts de Parisien, pleins de rêve, de désespoir, d'intelligence et d'ironie, ce front comme un vaste miroir apte à refléter plus les lumières que les formes et à s'imprégner de la substance des choses plutôt qu'à les retenir et les élaborer, ce nez délicat et palpitant de voluptueux et de connaisseur, et surtout la bouche qui est le trait essentiel de cette physionomie pathétique, cette grande bouche amère et fermée, moins faite pour parler que pour posséder et savourer le noir trésor intérieur." (nếu so sánh miêu tả này với một miêu tả khác trong cùng texte, khi đối tượng của Claudel là Hugo, thì mới càng thấy rõ hơn - thông qua tương phản)

Trong một texte khác của Claudel: "À mon avis le plus grand poète du XIXe siècle est Baudelaire parce qu'il était très intelligent et comprenait très bien où il en était. Oui, Baudelaire est le plus grand poète du XIXe siècle parce qu'il est le poète du Remords."

Lại trong một texte khác nữa, Claudel nói (điều này vô cùng đúng), rằng các tập thơ (tức là các tuyển tập) bao giờ cũng có một cái gì đó rất nặng nề, khó chịu, khiên cưỡng, nói tóm lại là không ra gì, chỉ có độc một ngoại lệ: Les Fleurs du Mal.


Bình luận các Salon (hoạt động triển lãm tranh thường niên): khi làm việc ấy, Baudelaire tiếp nối con đường của Diderot, vì Diderot cũng bình luận các Salon thời của mình. Nhưng Diderot làm như vậy chủ yếu để giúp ông bạn Grimm, còn Baudelaire từng có lúc coi đây là công việc quan trọng để có thể deal với tiền, như đã nói. Nhưng vẫn còn chưa tới, thời mà nhà văn có thể sống được, làm nhà văn đúng là một nghề: cái đó cần phải đợi Émile Zola.

Vấn đề chính yếu của hội họa thời ấy (thời của Baudelaire), mà Baudelaire luôn luôn nhấn mạnh, là các coloriste.

Eugène Delacroix và Constantin Guys được Baudelaire quan tâm hơn cả (âm nhạc thì Baudelaire từng bình luận Richard Wagner) - và là như vậy ngay từ khi họ còn sống: điều này rất quan trọng, vì Guys chạy trốn danh tiếng còn Delacroix thì chết rồi tranh mới trở nên cao giá.

Nhưng nếu chỉ nhìn thấy Baudelaire (nhà phê bình nghệ thuật) ở tư cách đi tiếp Diderot thì hoàn toàn không đủ: còn cần thêm một nhân vật nữa, chính là Lessing. Ở đây lại cần quay trở lại vấn đề ảnh hưởng: không phải là người này ảnh hưởng lên người kia, người ấy nhận ảnh hưởng từ người nọ - như người ta hay tưởng, tất nhiên là hiểu nhầm - mà vấn đề là chung một nguồn. Vả lại, không có nguồn đó, thì không có sự độc đáo.


Baudelaire viết ba Salon, dưới đây là chương XVIII, chương cuối cùng, của Salon de 1846. (3 salon: 45, 46 và 59)

(văn bản được sử dụng: édition Claude Pichois)



Salon de 1846

XVIII

Về sự anh hùng của cuộc sống hiện đại

- Charles Baudelaire


Nhiều người sẽ quy kết sự suy đồi của hội họa là do suy đồi của phong hóa. Thứ định kiến của xưởng (vẽ) này, đã phổ biến rộng trong công chúng, là một sự đổ vấy tệ hại của các nghệ sĩ. Bởi họ đã chủ yếu trình hiện không ngừng quá khứ; công việc dễ hơn, và trong đó sự lười biếng có phần.

Đúng là truyền thống lớn đã mất đi, còn truyền thống mới thì chưa được tạo ra.

Truyền thống lớn kia là gì đây nếu chẳng phải sự lý tưởng hóa thông thường và quá quen cuộc sống xưa kia; cái cuộc sống tráng kiện và nhiều tính cách chiến trận, tình trạng phòng thủ của mỗi cá nhân, thứ mang lại cho anh ta thói quen về những chuyển động nghiêm túc, các tư thế uy nghi hay dữ dội. Hãy thêm vào đó sự hào nhoáng công cộng, nó được phản chiếu vào cuộc sống riêng. Cuộc sống xưa kia trình hiện nhiều; nhất là nó được tạo ra cho khoái lạc của mắt, và cái sự đa đạo thường nhật ấy từng phục vụ ở mức tuyệt diệu cho các nghệ thuật.

Trước khi tìm xem đâu có thể là cái mặt anh hùng ca của cuộc sống hiện đại, và chứng minh thông qua các ví dụ rằng thời chúng ta không kém phì nhiêu so với những thời trước trên phương diện các motif trác tuyệt, ta có thể khẳng định rằng bởi mọi thế kỷ và mọi dân tộc đều có vẻ đẹp của mình, cho nên chúng ta có vẻ đẹp của chúng ta, điều đó là không thể tránh. Cái ấy nằm trong trật tự.

Tất tật những vẻ đẹp đều chứa, cũng như tất tật các hiện tượng khả dĩ, một cái gì đó vĩnh cửu và một cái gì đó nhất thời - tuyệt đối và riêng biệt. Vẻ đẹp tuyệt đối và vĩnh cửu không tồn tại, hay nói đúng hơn nó chỉ là một sự trừu tượng láng pháng trên bề mặt chung của nhiều vẻ đẹp đa dạng. Yếu tố riêng của mỗi vẻ đẹp phát xuất từ các dục vọng, và vì có những dục vọng riêng, chúng ta có vẻ đẹp của chúng ta.

Chỉ trừ Hercule trên núi Oeta, Caton d'Utique và Cléopâtre, mà những cú tự sát không phải các tự sát hiện đại, còn thấy có tự sát nào khác nữa trong những bức tranh cổ? Trong tất tật các tồn tại đa đạo (tà đạo), hướng hết cả tới thèm khát, sẽ chẳng thể tìm được cú tự sát của Jean-Jacques [huyền thoại Rousseau tự tử], hay thậm chí cú tự sát lạ thường và tuyệt diệu của Raphaël de Valentin [Miếng da lừa].

Về phần trang phục, pơ-luya [tức là vỏ, như vỏ táo, vỏ khoai tây] của người anh hùng hiện đại - dẫu đã qua cái thời đám họa sĩ còi ăn vận như mamamouchi và hút canardière [đơn giản là kiểu Thổ, hút tẩu Thổ] - các xưởng và giới thượng lưu vẫn còn đầy kẻ muốn thi vị hóa Antony [ở đây động đến Alexandre Dumas, nhưng là Dumas viết kịch] với một cái áo choàng Hy Lạp hay một bộ mi-parti [quần áo kiểu Trung cổ].

Và tuy nhiên, chẳng phải cái trang phục rất bị ngược đãi ấy có vẻ đẹp của nó và sự duyên dáng bản địa của nó? [đang chuyển sang trang phục màu đen: Baudelaire đang thể hiện rất rõ khía cạnh dandy của mình] Chẳng phải nó là trang phục nhất thiết của thời chúng ta, đầy đau khổ và mang cho đến tận trên hai vai màu đen và gầy guộc của nó biểu tượng của một kỳ tang chế chung thân? Hãy nhận thấy rõ, rằng trang phục đen cùng áo rơ đanh gốt không chỉ có vẻ đẹp về mặt chính trị của chúng, thứ vốn dĩ là biểu đạt của sự trang nhã phổ quát, mà cả vẻ đẹp thơ ca của chúng nữa, cái đó là biểu đạt của tâm hồn công cộng; - một đám diễu rộng lớn của đám nhà đòn, các nhà đòn chính trị, các nhà đòn tình yêu, các nhà đòn bourgeois. Tất cả chúng ta đều kỷ niệm một tang lễ nào đó.

Một chế phục đồng loạt của thảm thương chứng nhận cho bình đẳng; và về phần những kẻ lập dị mà các màu nổi và rợ dễ dàng thông báo cho mắt, ngày nay bọn họ hài lòng với các sắc thái trong hình họa, trong đường cắt, hơn nhiều so với trong màu. Những cái nếp đầy vẻ nhăn nhó kia, và nghịch ngợm giống các con rắn quanh một da thịt có phần ôi kia, chẳng phải chúng có sự thanh tao bí ẩn riêng của chúng?

Ông Eugène Lami và ông Gavarni [về cuối đời Gavarni có hai người bạn thân, anh em Goncourt trẻ tuổi], thế nhưng không phải các thiên tài vượt trội, đã hiểu điều đó: - Gavarni thì là nhà thơ của dandysme chính thức; Lami, nhà thơ của dandysme ngẫu nhĩ và tùy tiện! Đọc lại cuốn sách Du Dandysme của ông Jules Barbey d'Aurevilly [chúng ta sẽ sớm đến với Barbey d'Aurevilly], độc giả sẽ thấy rõ rằng dandysme là một điều hiện đại và nó quan hệ tới các nguyên do hoàn toàn mới.

Tập đoàn các coloriste đừng dậy sóng quá làm gì; bởi, nếu càng khó hơn, công việc sẽ lại càng vì thế mà vinh quang hơn. Những coloriste lớn biết cách làm ra màu với một trang phục đen, một cái cà vạt trắng cùng một nền xám.

Để đi vào vấn đề chính và cốt yếu, tức là biết xem chúng ta có sở hữu một vẻ đẹp riêng hay không, và nó có cố kết với các dục vọng mới chăng, tôi xin nêu nhận xét rằng phần lớn nghệ sĩ từng chạm tới những chủ đề hiện đại đều không hài lòng với chỉ các chủ đề công cộng và chính thức, với các thắng lợi của chúng ta và với sự anh hùng trong chính trị của chúng ta. Họ lại còn cau có mặt mày mà thực hiện chúng, vvì chúng được chính phủ com măng và trả tiền. Tuy nhiên có các chủ đề riêng, chúng có tính cách anh hùng theo lối khác.

Cảnh tượng cuộc sống nhã nhặn cùng hàng nghìn tồn tại trôi nổi lưu chuyển nơi các tầng ngầm của một thành phố lớn - tội phạm và gái bao - tờ Gazette des tribunaux và tờ Moniteur chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng chỉ cần mở mắt là đã biết được sự anh hùng của chúng ta.

Một bộ trưởng, bị quấy rầy bởi thói hiếu kỳ hỗn hào của phe đối lập, đã, với sự hùng biện cao ngạo và tót vời vốn dĩ rất đặc trưng cho ông, thể hiện - một lần là xong luôn - lòng khinh bỉ cùng nỗi chán ngán của ông đối với tất tật những đối lập ngu dốt và xủng xoẻng - ta nghe thấy vào buổi tối, trên đại lộ Italiens, lưu hành quanh ta những lời này: "Cậu có ở Chambre hôm nay không? cậu có thấy bộ trưởng không? N... de D...! sao mà ông ấy đẹp thế! tôi chưa bao giờ thấy có gì kiêu hãnh đến thế!" [ở đây là Guizot]

Như vậy là có một vẻ đẹp và một sự anh hùng hiện đại!

Và một lúc sau: "Là K. - hoặc F. - được giao phụ trách làm một huy chương về chủ đề này; nhưng anh ta sẽ chẳng làm được đâu; anh ta đâu hiểu nổi mấy điều ấy!"

Như vậy là có những nghệ sĩ ít nhiều thích hợp để hiểu vẻ đẹp hiện đại.

Hoặc giả: "B... trác tuyệt! Đám cướp biển của Byron kém lớn lao và kém trịch thượng hơn. Cậu có tin được là anh ta đã xô abbé Montès rồi chạy bổ tới chỗ guillotine, vừa chạy vừa hét: "Hãy để lại cho tôi toàn bộ lòng can đảm!"

Câu đó ám chỉ đến cú rùm beng cái chết của một tội phạm, một người Tin lành lớn, cường tráng, chỉn chu, mà sự gan dạ dữ dội đã không cúi đầu trước cái máy tối hậu! [ở đây là một vụ án nổi tiếng thời ấy]

Tất tật những lời nói kia, chúng vuột ra từ lưỡi ta, chứng nhận rằng ta tin vào một vẻ đẹp mới và riêng, nó không phải là vẻ đẹp của cả Achille lẫn Agamemnon.

Cuộc sống Paridiêng rất mắn ở các chủ đề thơ ca và tuyệt diệu. Cái tuyệt diệu bọc lấy chúng ta và mớm ẩm cho chúng ta như bầu không khí; nhưng chúng ta không nhìn thấy nó.

Cái nu, thứ thân thiết vô cùng với các nghệ sĩ, yếu tố nhất thiết của thành công ấy, cũng thường gặp và cũng nhất thiết như trong cuộc sống cổ xưa: - trên giường, khi tắm, nơi amphithéâtre. Những phương tiện và những motif của hội họa cũng dồi dào và đa dạng hóa; nhưng có một yếu tố mới, ấy là vẻ đẹp hiện đại.

Bởi những anh hùng của Iliade đâu có đến được mắt cá của anh, ô Vautrin, ô Rastignac, ô Birotteau [liên tiếp ba nhân vật tiểu thuyết của Balzac] - và anh nữa, ô Fontanarès [một nhân vật của kịch nghệ thời ấy], anh đã không dám kể cho công chúng nghe các đau đớn của anh dưới tấm áo tang tóc và uốn vặn mà tất cả chúng ta đều khoác trên người; - và ông, ô Honoré de Balzac, ông, người anh hùng nhất, người đặc biệt nhất, người lãng mạn nhất và người thơ ca nhất trong số tất tật những nhân vật mà ông đã rút ra từ trong ngực của ông!





Baudelaire và Dostoievski

Poe (Edgar)

Les Paradis artificiels

Le Spleen de Paris 3

Le Spleen de Paris 2

Le Spleen de Paris 1

Vài tập hợp (Walter Benjamin & Baudelaire)

Thơ Đinh Hùng: Hai thế giới

Phạm Quỳnh dịch Baudelaire

Bùi Giáng dịch thơ


4 comments:

  1. tại sao lại là "du pauvre" nhỉ. có lẽ bởi vì - hay thay "cái sự đa đạo thường nhật ấy" - cái gì đã được gọi tên thì sẽ không mất đi. thế tức là Ông đã thấy trước, hẳn vậy, sự sẽ lặp lại "sự lý tưởng hóa thông thường và quá quen cuộc sống xưa kia" mà sẽ ở các tầm mức thiển cận hơn, vụn vặt hơn, artificial hơn nữa. hay đó cũng là báo trước hệ quả đa dạng từ việc tháo dỡ các tấm cánh gà của sân khấu : "Vẻ đẹp tuyệt đối và vĩnh cửu không tồn tại,"

    ReplyDelete
  2. (tiếp tục - luôn cả introduction)

    "pauvre" hay "brave" thường có nghĩa rất nhẹ, và còn thường hơn nữa, không có nghĩa như hay thấy viết trong từ điển

    Claudel thấy ở Baudelaire (ngoài nhiều điều khác), một người thực hiện "conversion" vào cuối đời (chính vì vậy nên Claudel nói Baudelaire là nhà thơ của Sám hối) - bản thân Claudel cũng vật lộn với lòng tin, câu chuyện quá nổi tiếng (Notre-Dame de Paris năm 18 tuổi,Giáng sinh, cây cột, bài hát lễ, etc.)

    ReplyDelete
  3. bản thân Baudelaire cũng là con người của physionomie - la physionomie aristocratique; ở đây, một miêu tả tuyệt đối enigmatic and transparent về một đối tượng "de ténébreux et de brillant à la fois": "Poe avait un front vaste, dominateur, où certaines protubérances trahissaient les facultés débordantes qu’elles sont chargées de représenter, – construction, comparaison, causalité, – et où trônait dans un orgueil calme le sens de l’idéalité, le sens esthétique par excellence. Cependant, malgré ces dons, ou même à cause de ces privilèges exorbitants, cette tête vue de profil n’offrait peut-être pas un aspect agréable. Comme dans toutes les choses excessives par un sens, un déficit pouvait résulter de l’abondance, une pauvreté de l’usurpation. Il avait de grands yeux à la fois sombres et pleins de lumière, d’une couleur indécise et ténébreuse, poussée au violet, le nez noble et solide, la bouche fine et triste, quoique légèrement souriante, le teint brun clair, la face généralement pâle, la physionomie un peu distraite et imperceptiblement grimée par une mélancolie habituelle."

    một nhân vật như thế, lại được phú cho "des pieds et des mains de femme," thì ngôi nhà sẽ như thế nào? đó là một ngôi nhà "de l’atmosphère parfumée," của một người biết "se parer avec un rien," một người vẽ, "avec l’esprit le plus original et le plus curieux, des projets de mobiliers, des plans de maisons de campagne, de jardins et de réformes de paysages." Poe - người nói rằng bất hạnh lớn nhất của nước Mỹ là không có "aristocracy of blood" - là sự chiến đấu in his whole being với mô ve gu của thời mình

    Baudelaire cũng đặt, rất chuẩn xác, Delacroix cạnh Poe: đó là chuyển động sinh ra từ la volupté surnaturelle, đó là un frisson galvanique, đó là "l’art de ravir, de faire penser, de faire rêver"

    ReplyDelete