tiếp tục Baudelaire luôn
(cũng đã tiếp "La milonga de l'ami Longa")
Baudelaire mà nói đến thiên đường? nhưng đó là địa ngục cơ mà.
Đúng thế, nhưng "Paradis" của Baudelaire là "Les Paradis artificiels": chỉ cần thêm một tính từ vào, mọi chuyện đã thay đổi.
Phần thứ hai của (Những) thiên đường giả ("Un mangeur d'opium") chính là Thomas de Quincey, và chính là quyển sách ởkia (về Thomas de Quincey, cũng xem ởkia).
Baudelaire nhà thơ, Baudelaire nhà thơ viết bằng văn xuôi, Baudelaire nhà phê bình nghệ thuật (nhất là các bức tranh) - figure mà tôi sẽ sớm đến, nhưng chúng ta cũng có một Baudelaire dịch giả: tất nhiên Baudelaire dịch Edgar Poe thì nổi tiếng hơn nhiều, nhưng Thomas de Quincey cũng là một dấu mốc quan trọng. Chúng ta hiểu được rằng tại sao trong Moon Palace, Marco Fogg không xa lạ với Thomas de Quincey - đó là de Quincey của Opium-Eater. Một "opium-eater", một "mangeur d'opium", nói một cách ngắn gọn, là người từ chối thế giới này: anywhere out of the world.
Hình như chưa có kỳ "Baudelaire ở Việt Nam": tuy ở đây gần như chẳng có gì, nhưng lại có Fanfarlo đấy nhé.
Théophile Gautier nhất mực khẳng định, Les Paradis artificiels, cuốn sách nhỏ của Baudelaire, được đặt nhan đề như vậy theo tên một xưởng sản xuất "fleurs artificielles" tại Neuilly - một cơ sở làm hoa giả. Tuy nhiên, từ "nhân tạo" vẫn sẽ được sử dụng trong bản dịch tiếng Việt.
nói tóm lại: địa ngục thì bao giờ cũng thực, còn thiên đường, chỉ có thể là giả mà thôi
(Những) thiên đường giả
Charles Baudelaire
Gửi
J. G. F.
Bạn yêu quý,
Lương tri nói với chúng ta rằng những gì thuộc trái đất chỉ
tồn tại rất ít, và rằng thực tại đúng chỉ có trong các giấc mơ. Để tiêu hóa hạnh
phúc tự nhiên, cũng như cái nhân tạo, trước hết phải có can đảm nuốt nó cái đã,
và những ai có lẽ xứng đáng với hạnh phúc lại chính là những người nơi họ hạnh
phúc to lớn, đúng như nó được phàm nhân hình dung, luôn luôn tạo hiệu ứng của một
thứ thuốc giúp nôn.
Với các tinh thần ngẫn sẽ là thật kỳ khôi, thậm chí xấc xược,
khi một bảng lược đồ các khoái thú nhân tạo lại được đề tặng cho một phụ nữ,
nguồn thông thường hơn cả của những khoái thú tự nhiên nhất. Tuy vậy hiển nhiên
là, cũng như thế giới tự nhiên xâm nhập cái tinh thần, trở thành thức ăn cho
nó, và bằng cách ấy góp công vận hành mớ hỗn độn không sao định nghĩa nổi mà
chúng ta gọi là cá nhân tính của chúng ta, phụ nữ là sinh thể phóng bóng tối lớn
nhất hoặc ánh sáng lớn nhất vào các giấc mơ của chúng ta. Phụ nữ thì có tính
cách gợi ý theo lối định mệnh; nàng sống một cuộc đời khác chứ không phải đời
chính nàng; nàng sống một cách tinh thần trong những trí tưởng tượng mà nàng
ám, mà nàng khiến sinh nở mạnh.
Vả lại có quan trọng mấy đâu, chuyện nguồn cơn của lời đề tặng
này được ai hiểu. Thậm chí có cần thiết lắm không, đối với nỗi sướng của tác giả,
việc một cuốn sách nào đó được người ta hiểu, ngoại trừ bởi người đàn ông hay
người phụ nữ mà anh ta viết nó để dành tặng? Rốt cuộc thì tóm lại, có nhất thiết
chăng, nó đã được viết ra cho ai đó?
Về phần mình, vốn dĩ có ít sở thích về phía thế giới người sống đến nỗi, tương
tự những phụ nữ giàu nhạy cảm và vô công rồi nghề mà người ta kể hay gửi qua đường
bưu điện các lời tâm sự tới cho những người bạn tưởng tượng, tôi đây sẵn lòng
chỉ viết cho những người chết.
Nhưng đâu phải cho một phụ nữ đã chết mà tôi đề tặng cuốn
sách nhỏ này; mà là cho một phụ nữ, dẫu đau ốm, luôn luôn hoạt động và sống động
nơi tôi, và là người giờ đây hướng mọi ánh mắt của mình về phía Trời, cái chốn
của mọi sự biến hình ấy. Bởi, hoàn toàn giống từ một thứ thuốc đáng ngại, con
người được tận hưởng đặc quyền là có thể rút lấy các khoái lạc mới và tinh tế cả
từ đau đớn, thảm họa và định mệnh.
Em sẽ thấy trong bảng lược đồ này một người dạo chơi u tối
và cô đơn, đắm chìm trong sóng động những khoảng nhiều, và gửi đi trái tim mình
cùng suy nghĩ của mình đến cho một nàng Électre xa xôi xưa kia từng lau cái
trán đẫm mồ hôi của chàng và làm dịu mát
cặp môi chàng nứt nẻ vì sốt; và em sẽ đoán được nỗi biết ơn của một Oreste
khác mà em từng vẫn thường canh gác những ác mộng, và bằng một bàn tay thật nhẹ
đầy tình mẫu tử, từ người ấy em vẫn hay xua đi cho tan biến giấc ngủ hãi hùng.
C. B.
Bài thơ về haschisch
I
Sở thích cái vô tận
Vả lại cái trạng thái sung sướng và kỳ đặc ấy, ở đó mọi lực đều cân bằng với nhau, còn trí tưởng tượng, dẫu hùng mạnh lối tuyệt diệu, không lôi giác quan luân lý tuột theo nó vào những phiêu lưu lắm nguy nan, tại đó một sự nhạy cảm diễm ảo không còn bị tra tấn bởi tay các dây thần kinh nhuốm bệnh, cái đám cố vấn thông thường của tội ác hay tuyệt vọng đó, trạng thái tuyệt diệu ấy, tôi nói, không có những triệu chứng báo trước. Cũng không thể tiên liệu y như con ma. Đó là một dạng ám, nhưng là ám một cách bập bềnh, từ đó hẳn chúng ta có thể rút, nếu như mà chúng ta thông thái, được niềm đinh ninh về một tồn tại tốt đẹp hơn cùng niềm hy vọng đến được đó nhờ tập luyện hằng ngày ý chí chúng ta. Sự tinh nhạy ấy của suy nghĩ, hào hứng ấy của các giác quan và của tinh thần, hẳn đã, vào mọi thời, hiện ra với con người như món tài sản quý nhất; chính vì vậy, chỉ nhìn vào lạc thú tức thì, anh ta đã, mà chẳng hề lo sẽ vi phạm các luật trong hiến pháp riêng, tìm kiếm trong môn vật lý, trong dược khoa, trong những thứ rượu thô lậu hơn cả, trong các nước hoa tinh tế nhất, dưới mọi khí hậu và trong mọi thời đại, những phương cách để chạy trốn, dẫu chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, cái chốn cư ngụ nhơ nhớp của mình và, nói như tác giả của Lazare, “chỉ một phát cuốn đi thiên đường”. Hỡi ôi! các thói tật của con người, vốn dĩ chất đầy nỗi hãi hùng, chứa đựng chứng cứ (chừng đó hẳn chỉ là sự mở rộng bất tận của chúng!) cho sở thích cái vô tận của anh ta; chỉ có điều, ấy là một sở thích thường lạc đường. Hẳn ta có thể sử dụng theo nghĩa ẩn dụ câu thành ngữ thông thuộc Mọi con đường đều dẫn tới Rome, và áp dụng nó vào thế giới tinh thần; mọi thứ đều dẫn tới phần thưởng hoặc trừng phạt, hai hình thức của vĩnh cửu. Tinh thần con người chất ngập dục vọng; đến tận mức cần sang nhượng, tôi lại dùng thêm một cách nói tầm phào nữa; nhưng tinh thần bất hạnh kia, mà đồi bại tự nhiên cũng lớn ngang với khả năng đột nhiên, gần như là nghịch lý, cho tình thương cùng những phẩm hạnh ác chiến hơn cả, có sức sinh nở thật mạnh trong địa hạt các nghịch lý, chúng cho phép nó sử dụng sự quá đầy của dục vọng tràn bờ, cho cái ác. Nó chẳng bao giờ tin nó tự bán mình đi theo cả khối. Nó quên, trong sự tự phụ của nó, rằng nó đang chơi với một kẻ xảo và mạnh hơn nó, và rằng Tinh thần Ác, dẫu người ta chỉ giao cho nó một sợi tóc, không chậm trễ lấy luôn cái đầu đi. Như vậy, vị lãnh chúa hiển hiện của tự nhiên hiển hiện kia (tôi đang nói con người) đã muốn tạo ra thiên đường nhờ dược phẩm, nhờ những thứ đồ uống lên men, tương tự một kẻ bị ám thay các đồ gỗ vững chắc và khu vườn đích thực bằng những décor vẽ trên toan và dựng bằng sa xi. Chính trong sự đồi bại đó của cảm giác về vô tận mà, theo tôi, án ngữ lý do cho mọi quá đà tội phạm, từ cơn say sưa trong đơn độc và đầy tập trung của văn nhân, kẻ, buộc lòng phải tìm kiếm nơi opium một liều giảm cơn đau thể chất, và bằng cách ấy đã khám phá một nguồn khoái thú chết chóc, dần dà biến nó trở thành vệ sinh duy nhất và như thể mặt trời cho cuộc sống tinh thần của anh ta, cho tới sự xỉn tởm lợm nhất tại những khu ngoại ô, cái đó, với óc đầy lửa và vinh quang, một cách lố bịch lăn mình trong các rác rưởi của đường lộ.
Trong số các thứ thuốc thích hợp hơn cả để tạo ra cái mà tôi gọi là Lý tưởng nhân tạo, ấy là bỏ sang một bên những thứ rượu, chúng mau chóng đẩy đến thịnh nộ có tính cách vật chất và quất sụm lực tinh thần, cùng những nước hoa mà sự sử dụng quá tay, dẫu làm cho trí tưởng tượng con người tinh tế hơn, theo đà tăng dần vắt kiệt các lực thể chất của anh ta, hai chất mạnh mẽ nhất, đều có cách sử dụng tiện lợi và cũng sẵn nữa, là haschisch và opium. Việc phân tích những hiệu ứng bí hiểm cùng các hân hoan chết chóc mà mấy thứ thuốc đó có thể sản sinh, những trừng phạt không thể tránh khỏi nảy ra từ việc dùng chúng lâu ngày, và nói tóm lại chính bản thân sự vô luân hàm ngụ trong cuộc truy đuổi một lý tưởng giả ấy, tạo nên chủ đề cho ê-tuýt này.
Công việc về opium đã được thực hiện, và theo một cách thức rực rỡ, nhiều tính cách y khoa và cả thi ca tới nỗi tôi chẳng dám thêm gì vào đó nữa. Vậy nên tôi sẽ chỉ, trong một ê-tuýt khác, mang đến phân tích cho cuốn sách vô song ấy, chưa từng bao giờ được dịch đầy đủ ở Pháp [tức là cuốn sách về opium của Thomas de Quincey]. Tác giả, con người xuất chúng, với một trí tưởng tượng rất mạnh và tuyệt hảo, giờ đây đã rút lui và im lìm, cả gan, cùng một sự ngây thơ đầy bi kịch, kể chuyện các khoái lạc và các hành hạ xưa kia ông từng tìm thấy trong opium, và phần kịch tính hơn cả nơi cuốn sách của ông là phần ở đó ông nói tới những nỗ lực siêu nhân về ý chí mà ông đã phải thực thi nhằm thoát ra khỏi cái sự đọa mà chính ông đã vì thiếu cẩn trọng mà sa chân vào.
Ngày hôm nay, tôi sẽ chỉ nói đến haschisch, và tôi sẽ nói đến
nó chiểu theo các thông tin vốn dĩ nhiều và tỉ mỉ, trích từ những ghi chú hay
tâm sự của những người trí tuệ từng mê mẩn lâu dài trong đó. Chỉ có điều, tôi
hòa tan các tài liệu đa dạng ấy vào một dạng chuyên khảo, chọn lấy một tâm hồn,
vả lại dễ giải thích và định nghĩa, làm típ riêng cho những kinh nghiệm thuộc bản
tính này.
II
Haschisch là gì?
(còn nữa)
NB. đã tiếp tục bài "giọng rõ"
Le Spleen de Paris:
kỳ 3
kỳ 2
kỳ 1
and I love you so^^
ReplyDeleteđọc được bài này trong lúc laptop đang phát Imagine. Cảm giác rất là wtf :v
ReplyDeleteCảm giác rất là sướng và hả hê nhỉ ;v
ReplyDelete"lương tri ('nhân tạo') nói với chúng ta rằng"
ReplyDeleteỞ địa ngục thực đọc (Những) thiên đường giả (hay nghe imagine), ít ra cũng giúp người ta nhìn thẳng, không “liếc ngang liếc dọc”
ReplyDelete