tiếp tục các tủ (đã bắt đầu cập nhật lần trước); ba bìa trên đây (tác giả: Trần Cảnh Sinh) là của ba cuốn thuộc tủ "Nghĩ Khác"; và cũng mới có thì đã Poe đọc (Edgar Poe: đã bắt đầu đi sâu); vì các chuyên gia đã fail, cho nên chúng ta làm hộ họ một việc: nhìn nhận một Poe nhà phê bình
trong cùng chuỗi - vì đây là một chuỗi - tiếp tục hai post còn đang dang dở (một và hai)
Giờ đây, khi đã có Nguyễn Văn Vĩnh, ta có thể đặt ra một câu hỏi: Nguyễn Văn Vĩnh gọi là gì, một chi tiết của tủ (và bàn): tiroir, thì Nguyễn Văn Vĩnh gọi là gì? Không phải "ngăn kéo" như chúng ta quen, cũng không phiên âm (chẳng hạn thành "tia doa"). Nguyễn Văn Vĩnh gọi là "ô rút". Một cái tủ mà không có ngăn kéo thì gần như không phải là một cái tủ.
Tương ứng với một hiện tượng (đã nói), hiện tượng các tờ báo ở Việt Nam không có mục đọc sách (và những thứ trông để thay thế, các trang tự nhận là đọc, review, etc., lại chẳng hề đọc một chút nào) là hiện tượng sau đây: các nhà xuất bản Việt Nam không có tủ sách.
Vậy thì, sự phân chia (bởi vì nhất thiết phải phân chia) dựa trên nguyên tắc nào? Rất dễ thấy:
Rất dễ thấy là gần như chẳng có nguyên tắc nào, ngoài chuyện nếu như có thể gọi là nguyên tắc, cách gọi "Văn học Anh", "Văn học Pháp", "Văn học Đức", "Văn học Nhật", etc. (điều này khiến tôi nhớ đến một nữ nhân xưa kia tỏ vẻ sành sỏi, nói nước hoa Pháp thì thế này, nước hoa khác thì thế khác); hoặc, một cách khác: "Văn học trong nước/Việt Nam", "Văn học nước ngoài"; hoặc nữa: "Fiction" và "Non-Fiction". Chẳng phải là không đáng kinh ngạc, khi ở đây sự phân chia còn kém tinh tế hơn cả nếu so với phân loại rác. Nhìn chung, phân chia theo địa dư (tủ sách Nam Bộ đất và người) thì cũng gần như là không phân chia gì. Sự phân chia dựa trên thời gian cũng đâm đầu vào một sự tương tự (tức là cũng chẳng để làm gì): "Văn học hiện đại", "Văn học cổ điển". Cho đến cả phân chia theo thể loại: "Phê bình", "Kỹ năng sống", "Chicken & Pork": vẫn thế.
Sở dĩ như vậy là vì, những cuốn sách nếu đúng là cuốn sách thì sẽ inclassable. Nếu có thể được xếp loại quá dễ dàng ("Hạt giống tâm hồn": chắc chắn từ đó chẳng nảy lên cái gì, kể cả nếu có bón phân vào tâm hồn, mà lại còn là phân tốt) thì nó không hề là sách. Và sự phân chia chung chung như trên (bởi vì thế thì rất chung chung, nói đúng hơn, chẳng có gì ngoài chung chung) thể hiện sự né tránh của cả một nền xuất bản khỏi chính cái cốt yếu nhất của thế giới những cuốn sách: tác giả, cá nhân tính, sự đặc biệt. Và cùng lúc, lờ đi các hoạt động then chốt.
Đã có "Lời Khác", "Đọc Khác" và "Nghĩ Khác" rồi, có ai đoán được sẽ có thêm gì không? (giống Claude Lévi-Strauss, đi đến một làng nọ, thấy có cái này, cái kia, hiểu ra cấu trúc của nó thì đoán được rằng đã phải có cái nọ, cái ấy, nhưng đã bị biến mất)
Alain: một Socrate nữa (nhất là cái khía cạnh rất dur ấy - cho dù vẻ bề ngoài không nói lên ngay; à, động đến vẻ ngoài thì phải hết sức cẩn thận, vì Alain chính là một trong những người (rất hiếm) thấy và hiểu rõ được vẻ ngoài):
(sẽ còn cập nhật tiếp)
Số 10 (Khái Hưng, Lẩn thẩn)
con người tự do (Ondine: đã có)
Nguyễn Văn Vĩnh ở giữa Molière và Balzac
Sách: đã có (Bệnh tưởng, Trưởng-giả học làm sang, Người biển-lận)
Nguyễn Văn Vĩnh dịch Molière (Bệnh tưởng, Trưởng-giả học làm sang, Người biển-lận)
Nghĩ Khác thì ra thêm mỗi một khác nữa “Yêu Khác”
ReplyDeletebiết ngay phát này thế nào cũng hút rồ
ReplyDeletecơ địa, cơ địa
Deletethế, vẫn thế chứ có phải thể, vẫn thể đâu
ReplyDelete