post thứ 2121
từ đó đến giờ: đúng 7 tháng; cần đến tận nhiều thời gian như vậy thì mới chuyển được (đi ra khỏi) từ "giới thiệu" sang một cái khác; cũng đã sắp tròn ba năm kể từ
Nhưng nhất định cần làm việc ấy, vì nhất định cần có Nguyễn Văn Vĩnh: chúng ta cần Nguyễn Văn Vĩnh.
Và ở đây, là Nguyễn Văn Vĩnh trong tương quan với Molière, một trong những tương quan đặc biệt nhất mà Nguyễn Văn Vĩnh từng tạo ra - tức là, tương quan nhờ đó ta có thể nhìn thấy Nguyễn Văn Vĩnh rõ hơn cả. Nguyễn Văn Vĩnh, đó là Molière của chúng ta. Molière vĩ đại vì làm người ta cười, nhưng Molière khiến ta cười trong nỗi e dè của một nỗi đắn đo lơ lửng, nỗi đắn đo của mình cũng thế. Tức là, tạo ra cả một sự nặng (nhưng không phải gánh nặng, cũng không phải một ám ảnh bệnh lý: thậm chí còn ngược lại, vì không gì có nhiều tính cách giải thoát như kịch của Molière) đặt lên ý thức của dân tộc, của các dân tộc. Ý thức cần điều đó, hơn bất kỳ cái gì khác. Nguyễn Văn Vĩnh không hề khác, trong cái có thể gọi là ý nghĩa tổng, mà giờ đây ta dường bắt đầu có thể thấy, dẫu chỉ lờ mờ.
Molière là nguồn gốc cho một tập tục của kịch nghệ Pháp: một mê tín, một sự kiêng: người ta không mặc đồ lục khi diễn kịch, ở Pháp. Molière mặc đồ màu lục lên sâu khấu diễn vở Bệnh tưởng, ngay sau đó về nhà thì chết, chỉ trong vòng vài tiếng kể từ lúc diễn vở kịch cuối. Hài kịch của Molière không ít bi kịch hơn so với bi kịch của Shakespeare nhiều hài kịch. Vả lại, Molière là nhân vật dramatique đầu tiên có tầm vóc sánh được với Shakespeare, và Shakespeare cùng Molière chính là chứng cứ để ta thấy rằng (dầu sao) Charles Perrault vẫn cứ có lý trong cả những ý kỳ quặc nhất, hồi nảy ra vụ tranh cãi Anciens-Modernes, rồi thì Académie, etc.
suýt thì tôi viết một mạch tiểu luận về Molière (và Nguyễn Văn Vĩnh) dài 36.000 từ, may mà phanh kịp
(bìa: Trần Cảnh Sinh)
NB. Sách đã nằm trong nhà in, sẽ rất sớm có thể sờ vào. Chịu khó tìm nhé, đừng hỏi tôi, tôi cũng không biết lắm đâu, ngoài chuyện chắc chắn chỉ còn đợi nhà in trả sách.
Giá: mỗi quyển 36.000 đ.
Đám tang Nguyễn Văn Vĩnh ở Hà Nội
Nguyễn Văn Vĩnh và hai tờ báo (Notre Journal và Notre Revue)
Báo năm 1919
Mai-nương Lệ-cốt (phần 3, cũng là phần cuối)
Mai-nương Lệ-cốt (phần 2)
Mai-nương Lệ-cốt (phần 1)
Nguyễn Văn Vĩnh kính cáo
Nguyễn Văn Tố về Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh-Mặc Đỗ-Bùi Giáng
Tiểu luận về Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh dịch Miếng da lừa
Ba chương Ba người ngự-lâm pháo-thủ
Trung Bắc
Nguyễn Văn Vĩnh trả lời phỏng vấn
Nguyễn Văn Vĩnh là ai
Sử ký Thanh Hoa
Bản dịch mới (nữa) (L'Éducation sentimentale)
lần thứ 7 (Sodome và Gomorrhe)
Giữa 1 & 2
Sách mới đầu năm (2019)
Sách mới cuối năm (2018)
Hai cuốn tiểu thuyết [mới]
[mới] Krasznahorkai: Seiobo và Sông
Ít nhiều sách mới
Sách được tặng
Ít sách mới
Dăm sách mới
Bốn sách mới
Mấy sách mới nữa
Những cuốn sách mất
Mấy sách mới
Sách tháng Giêng 2013
Sách tháng Chạp 2013
Sách tháng Giêng và tháng Hai 2014
Sách tháng Ba 2014
Sách tháng Tư 2014
Sách mới (2)
Sách mới (3)
Sách mới (4)
Sách mới (5)
người ta đã có Shakespeare in love, Voltaire in love,... suýt nữa thì chúng ta có Molière in love, 36.000 từ cơ mà, cú phanh chẳng may tí nào :-(
ReplyDeleteBìa sách đơn giản mà đẹp, mong chờ Molière và NVV
ReplyDeletecần phải đứt phanh anh ạ
ReplyDeletethôi, trời mưa đường trơn lắm
ReplyDelete